GAI DẦU

Gai dầu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cần sa, đại ma, gai mèo, lanh mèo, sơn ty miêu, hỏa ma, lanh mán. Dầu hạt gai dầu chứa nhiều chất béo thiết yếu cũng như chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi chứng viêm và các tình trạng liên quan đến viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

GAI DẦU

Đặc điểm tự nhiên

Gai dầu là một loại cây thảo khác gốc, sống hằng năm. Phần thân thẳng đứng cao từ 1 – 2 m, có thể phân ít hay nhiều nhánh. Tất cả các bộ phận của cây đều được phủ ngoài bởi một lớp lông mịn.

Lá cây mọc cách, có cuống và có lá kèm. Những lá ở phía dưới chia thùy đến tận phần cuống, phiến thùy có hình mác nhọn và mép có răng cưa. Lá phía trên có thể đơn cũng có trường hợp chia 3 thùy. Cây đực thường sẽ gầy và mảnh hơn cây cái.

Hoa cái thường mọc thành xim và xen lẫn với các lá bắc, đài hoa cái có hình mo, bọc lấy phần bầu hình cầu. Hai bầu nhụy có hình chỉ đính ở gốc bầu và dài hơn bầu nhiều. Mỗi hoa cái sẽ có 1 noãn ngược. Còn hoa đực thì sẽ mọc thành chùy với 5 cánh dài cùng 5 nhị.

Quả bế hình trứng với chiều dài khoảng 2,5 – 3,3mm, đường kính khoảng 2,5 – 3mm, nhẵn và có màu xám nhạt. Hạt có chứa dầu.

Dược liệu được cho là có nguồn gốc ở các nước miền Trung Á. Ở nước ta, cây gai dầu được tìm thấy ở những vùng khí hậu mát lạnh. Điển hình nhất là các tỉnh miền núi như Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… cây thường được đồng bào dân tộc ít người trồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt của cây là bộ phận thường được sử dụng làm vị thuốc trong Đông y với tên gọi Hỏa ma nhân. Ngoài ra các bộ phận khác của cây cũng có thể được dùng với mục đích khác.

Thu hái: Quả của cây gai dầu sẽ được thu hái vào khoảng từ tháng 8-9 hằng năm.

Chế biến: sau khi thu hái, hạt sẽ được đem đi sao già cho giảm độc ở vỏ rồi bảo quản dùng dần.

Bảo quản dược liệu trong túi kín rồi bảo quản ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc hay sâu mọt.

Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu nhận thấy một số thành phần, bao gồm:

Trong quả chứa khoảng 30% dầu khô. Thành phần dầu chủ yếu gồm các glyceride của những axit linoleic và linolenic. Trong khô dầu chứa 30% chất đạm, 10% chất béo dùng làm thức ăn gia súc. Trong chất đạm của khô dầu có chủ yếu chất globulin mang tên edestin.

Ngọn mang hoa cái thường có 5 – 10% độ ẩm, 12 – 14% chất vô cơ (gồm chủ yếu là oxalat canxi trong cây), ít tinh dầu với cacbua terpenic, cannaben. Ngoài ra còn thấy cholin, trigonellin.

Tác dụng

+Tác dụng gây nghiện: Vị thuốc gây cho người dùng ban đầu có một cảm giác khoan khoái, dễ thở, thần kinh được kích thích, sau đó đến những ảo giác (mất khái niệm về thời gian, không gian, người như phân đôi). Với liều cao hơn có thể dẫn đến động tác thiếu phối hợp, trạng thái ngây, một giấc ngủ giữ nguyên thế, có khi những cơn hoang tưởng giận dữ. Hô hấp chậm dần, mạch nhanh, miệng khô, mồ hôi đầm đìa, buồn nôn và nôn.

+Tác dụng giảm đau, kháng khuẩn: Về những chất lấy riêng ra thì axit cannabidiol không có tác dụng gây tê mê, các tác giả Séc chứng minh các chất này có tác dụng giảm đau và nhất là kháng sinh đối với một số vi khuẩn Gram dương. Điều sau này phù hợp với kinh nghiệm cổ truyền ở một số nước dùng nhựa gai dầu làm thuốc sát trùng và lên da. Tác dụng giảm đau của nhựa gai dầu là kết quả của tác dụng chung của nhựa đối với vỏ não chứ không phải do một tác dụng tại chỗ.

+Tác dụng đối với da: Việc dùng dầu hạt cây gai dầu có thể giúp sở hữu một làn da đẹp và khỏe mạnh. Dầu sẽ hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm và ngăn ngừa làn da bị khô trong những ngày tiết trời thay đổi. Nói cách khác, đây sẽ là biện pháp giữ cho làn da của bạn luôn được mềm mại và ngậm nước.

+Tác dụng đối với tim: Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đa dạng phong phú, bao gồm các thực phẩm tốt cho tim mạch chẳng hạn như quả óc chó, hạt gai dầu sẽ giúp ngăn ngừa mức cholesterol cao nhờ vào hàm lượng axit béo omega-3 và omega-6 lý tưởng.

Công dụng

Gai dầu có vị ngọt, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị táo bón.

+Điều trị sạm da.

+Điều trị ra mồ hôi trộm do thận hư.

+Điều trị động kinh thể can thận âm hư.

+Điều trị đại tràng táo nhiệt.

+Hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung.

+Điều trị bệnh vảy nến.

+Điều trị đau bụng do động thai.

+Điều trị ghẻ lở.

Liều dùng

Trong y học hiện đại nhựa gai dầu được dùng dưới dạng cồn cao và thuốc để uống trong làm thuốc giảm đau, dịu đau. Dùng ngoài để làm thuốc sát trùng, chữa bỏng:

Liều dùng cồn 1/10 (chế bằng phép ngấm kiệt với cồn 90 độ) mỗi lần dùng 0.05g trong 24h tối đa 1g.

Cao rượu: ngày uống 0.05g - 0.1g.

Cao lỏng: Ngày uống 0.3 – 0.6g.

Nhựa gai dầu: ngày uống từ 0.03 – 0.05g.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐẠI BI

ĐẠI BI

Đại bi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Từ bi xanh, băng phiến, đại ngải, cây cúc tần, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà, co nát. Cây Đại bi hay còn gọi là Từ bi xanh, là một loại dược liệu có hoa thuộc chi Đại bi. Dược liệu này mang trong mình tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm nóng có tác dụng điều trị chấn thương, bệnh về xương khớp. Nước sắc dược liệu có khả năng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và một số bệnh ngoài da khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẠ MINH SA

DẠ MINH SA

Dạ minh sa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thiên thử thỉ, thạch can, hắc sa tinh, thiên lý quang, thử pháp, phi thử thỉ, lạn san tinh. Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi. Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG NHU TÍA

HƯƠNG NHU TÍA

Hương nhu là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học với công dụng trị cảm cúm, nuôi mái tóc dài thơm cho người con gái, chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả…
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
KIM NGÂN HOA

KIM NGÂN HOA

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. - Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy) - Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.
administrator
ĐA LÔNG

ĐA LÔNG

Đa lông (Ficus drupacea) là một loại cây thuộc họ Dâu tằm, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Dược liệu của Đa lông được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa các bệnh như ho, hen suyễn, đau khớp và tiêu chảy. Đặc biệt, thành phần chính của Đa lông là các hợp chất flavonoid và saponin đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa.
administrator