BỒ CÔNG ANH

Cây bồ công anh là loài thực vật khá gần gũi và thân quen với nhiều người bởi sự có mặt ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là giống cỏ dại ven đường mà không hề biết cả rễ, thân, lá và hoa bồ công anh là nguyên liệu trong những bài thuốc cổ phương để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỒ CÔNG ANH

Đặc điểm tự nhiên

Bồ công anh, hay còn được biết đến với những tên gọi: phù công anh, cấu nậu thảo, bộc công anh, lục anh, thái nại, đại đinh thảo, bột cô anh, thiệu kim bảo, bồ công định, cổ đính, bồ anh, ba ba đinh, bát tri nại, địa đinh thảo, bạch cổ đinh, kim cổ thảo, mãn địa kim tiền, hoàng hoa địa đinh, bồ có, diếp dại, mũi cày…

Cây thảo nhỏ, Sống một năm hay nhiều năm, cao 20 – 40cm, không có thân. Rễ đơn, hình trụ, dài. mập, mặt ngoài màu nâu, mặt trong màu trắng. 

Lá mọc thẳng từ rễ, lòa xòa sát mặt đất thành hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan ngược, gốc thuôn, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép chia thùy sâu và khía răng không đều, trông như bị xé rách, các thùy và răng thường uốn cong lên trên, hai mặt nhẵn.

Cụm hoa là từng đầu riêng biệt màu vàng trên một cuống dài 10 – 20cm, rỗng, xuất phát từ kẽ lá, tổng bao lá bắc hình chuông gồm nhiều dãy, những lá phía ngoài xoè ra. Và gập Xuống, các lá phía trong mọc thẳng đứng, hoa toàn hình lưỡi nhỏ có màu nâu. Ở mặt lưng, đầu nhụy chẻ đôi.

Quả bé có 10 nếp nhăn, tận cùng bằng chòm lông trắng trên một cuống dài mảnh.

Bồ công anh thấp là cây ưa sáng, ưa vùng có khí hậu ẩm mát. Ở nước ta, những vùng có bồ công anh thấp mọc tương đối tập trung thường có nhiệt độ trung bình dưới 20°C, lượng mưa từ 1500 đến 2800mm trong một năm. Cây mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vườn, các bãi trống ven đường đi, trên nương rẫy hoặc chân núi đá vôi. Thường mọc hoang ở những vùng núi cao như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu nhưng chủ yếu là rễ và lá cây.

Thu hái: Thông thường cây được thu hoạch vào khoảng từ tháng 4 đến tháng năm là thời kỳ cây có vị đắng mạnh. Người thu hoạch sẽ chọn cây nhỏ có lá dài, thân và cành có màu tím. Sau đó đem cây phơi vào bóng râm cho khô. 

Chế biến: Thông thường cây sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó được bảo quản để dùng dần.

Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng khí, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Bồ công anh có chứa nhiều thành phần hóa học gồm: Vitamin A, B, C, nguyên tố vi lượng, Choline, Pectin, Taraxasterol, Inulin, Fructose, Glucose, Sucrose, protein, chất xơ, Vitamin K, Folat. Thiamin, Riboflavin, ,Vitamin E,...

Tác dụng

+Tốt cho người bệnh tiểu đường: Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc.

+Tác dụng phòng chống ung thư: Một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.

+Tốt cho xương: Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương).

+Tác dụng cải thiện chức năng gan: Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa.

+Tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa.

+Tác dụng tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu: Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

+Là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào.

Công dụng

Bồ công anh có vị ngọt, tính bình, không độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị lở loét lâu ngày, rắn hay bò cạp cắn.

+Điều trị viêm kết mạc cấp tính.

+Điều trị ăn uống kém tiêu hóa và hay bị mụn nhọt.

+Điều trị viêm túi mật, polyp túi mật.

+Điều trị quai bị.

+Điều trị viêm bàng quang.

+Điều trị vết bỏng đã nhiễm trùng.

+Điều trị sưng vú do tích tụ sữa.

+Điều trị viêm mi mắt, lẹo mắt.

+Điều trị viêm gan cấp và viêm amidan.

Liều dùng

Dúng tươi, sắc lấy nước uống, tán bột mịn làm hoàn,...Mỗi ngày dùng từ 12-14g ở đường uống.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ.

+Người có dấu hiệu mẫn cảm khi tiếp xúc với bồ công anh.

+Bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, suy tim.

+Người bị hội chứng ruột kích thích, tắc nghẽn ống mật, tắc ruột, dị ứng cao su.

Có thể bạn quan tâm?
TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Trầm hương là một loại dược liệu quý, được đánh giá và phân bậc chất lượng qua câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Tức chất lượng phân theo thứ tự màu sắc: trắng, sáp xanh, sáp vàng, vằn hổ. Do đặc biệt quý giá, loại cây này ở Việt Nam bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Nhiều người thường chặt nhầm cây không có trầm hay mới hình thành. Vì vậy, loại cây này đã được Việt Nam đưa vào sách Đỏ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầm hương và những giá trị to lớn của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
ĐẬU MÈO

ĐẬU MÈO

Đậu mèo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mắt mèo, đao đậu tử, đậu rựa, đậu ngứa, móc mèo, đậu mèo lông bạc, đậu mèo leo. Đậu mèo là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc có thể chữa đau bụng, trị giun,…hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG PHỤ

HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...
administrator
HỒNG XIÊM

HỒNG XIÊM

Hồng xiêm (Sapoche) là loại trái cây với hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vỏ, lá và quả xanh của cây còn được sử dụng để chữa bệnh bao gồm như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cầm máu, ngừa sâu răng và thông tiểu tiện.
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THIÊN HOA PHẤN

THIÊN HOA PHẤN

Thiên hoa phấn là một loại dược liệu có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, Thiên hoa phấn có rất nhiều các tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt,…và do đó có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên hoa phấn.
administrator
DÂY TƠ HỒNG

DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator