CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CẢI CỦ

Giới thiệu về dược liệu 

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.

  • Tên thường gọi: Cải củ

  • Tên gọi khác: cây cải, củ cải, rau lú bú, la bạc, bặc căn, lai phục, phiắc slổm, lào fặc (Tày), lày pạ (Dao),…

  • Tên khoa học: Raphanus sativus L. var. longipinnatus Bailey.

  • Họ: Cải (Brassicaceae)

Cây cải củ là một loại thực phẩm rất quen thuộc của người dân Việt Nam

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Đặc điểm nhận dạng

Cây cải củ là một loài cây nhỏ, cao 15 - 45 cm, sống 1-2 năm. 

Rễ phình to thành củ trụ dài màu trắng.

Thân rất ngắn, chỉ khi ra hoa mới vượt lên. 

Lá mọc từ củ tỏa ra xung quanh, cuống lá dài. Phiến lá màu xanh lục, hình mũi mác.

Hoa mọc thành chùm, màu hơi tím hồng hoặc trắng.

Quả cải thắt từng quãng giống như chuỗi hạt, đầu nhọn dài, hạt nhỏ, nhiều màu vàng nhạt hoặc nâu đen.

Hạt cải củ hình trứng dẹt, nhỏ, mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc xám nâu. Hạt mẫm, chắc, màu nâu đỏ là tốt.

Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 7. 

Mùa quả từ tháng 6 đến tháng 7.

Bộ phận sử dụng

Củ, lá, rễ và hạt được dùng để làm dược liệu. 

Thu hái, chế biến

Thu hái vào mùa quả chín (mùa hè). Hái cả cây về, sau đó phơi khô và đập lấy hạt. Đem bỏ vỏ, tạp chất và phơi cho khô hoàn toàn, để dùng dần.

Chọn hạt dẹp, hình tròn, rộng khoảng 2 – 3mm, dài 2.5 – 4mm, có màu nâu đen hoặc nâu 

đỏ.

Thành phần hóa học 

Rễ cải củ chứa raphanin, glucose, saccharose, acid coumaric, acid cafeic, acid ferulic, acid, gentisic, acid hydroxybenzoic, 4-methyl-thio-30-lutenyl glucosynolat, …

Thành phần chủ yếu của hạt là chất dầu, trong đó có hợp chất sunfua. Ngoài ra còn có acid arucic, raphanin, glycerol cynapat, tinh dầu,…

Tác dụng - Công dụng 

Cây cải củ có các tác dụng như: trị ho, hỗ trợ tiêu hóa, trị chứng ban sởi, lở ngứa, lỵ, hen suyễn, khí trệ gây đau, bụng đầy trướng, tiêu đờm, trị thiếu khoáng, kén ăn, viêm khớp, sỏi mật, các bệnh về đường hô hấp,…

Hoa, hạt, củ và lá cây có đặc tính kháng khuẩn đối với những vi khuẩn gram dương.

Củ cải có tác dụng trừ đờm, chữa ho, tiêu huyết ứ, kích thích vị giác, chống còi xương, sát khuẩn, lọc gan, lọc thận, lợi tiểu, chống hoại huyết,…

Hạt giúp hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu,…

Lá có tác dụng tiêu tích, nhuận tràng, trừ hen suyễn, tiêu đờm, thông khí và lợi tiểu.

Nhựa của lá có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. 

Cách dùng - Liều dùng 

Chữa viêm họng

  • Dược liệu: 1-2 củ cải củ tươi và một ít đường phèn.

  • Cạo sạch vỏ cải củ, rửa sạch và cắt thành sợi. 

  • Đem trộn với đường phèn, cho vào hũ và ngâm qua đêm. 

  • Sáng hôm sau chắt lấy nước uống. 

  • Thực hiện liên tục vài ngày.

Chữa cảm sốt, ho, nhiều đờm, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính

  • Dược liệu: 500g cải củ.

  • Đem luộc chín 500g cải củ rồi ép lấy nước, thêm đường phèn, khuấy tan và uống.

  • Mỗi ngày dùng 1 lần.

Chữa tức ngực, khó thở, hen suyễn và ho nhiều đờm

  • Dược liệu: 10g cải củ, 3g bạch giới tử (hạt cải canh), 10g tô tử.

  • Sao vàng các dược liệu trên, tán nhỏ và bọc lại trong túi vải. Đem đun sôi với 500ml nước đến khi nước rút còn 200ml. 

  • Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày (theo đơn thuốc của Diệp Thiện Sĩ).

  • Chữa đờm suyễn kéo lên, ngực căng thở gấp

  • Hạt cải củ sao, hạt bồ kết đốt tồn tính, hai vị bằng nhau, tán bột viên với mật ong, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2 - 3 lần.

Chữa hen suyễn ở trẻ nhỏ, gây thở khò khè

  • Dược liệu: cam thảo, tạo giáp tử, ma hoàng, hạt cải củ và đăng tâm thảo, các dược liệu bằng lượng nhau.

  • Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g (sắc với nước cho bé dễ uống).

Chữa ban sởi mọc chậm, không đều

  • Dược liệu: Hạt cải củ tươi.

  • Đem nghiền nát hạt

  • Mỗi lần dùng 6g uống với nước cơm.

Chữa bỏng

  • Dược liệu: Củ cải tươi

  • Thái lát và đắp lên vùng da bị bỏng

Chữa chứng phù nề

Bài thuốc 1: 

  • Ép lấy nước cải củ tươi, sau đó thêm ít muối và nước. Đun sôi và uống.

  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc 2:

  • Dược liệu: 40 hạt củ cải

  • Đem sắc uống hằng ngày

Chữa đại tiện ra máu do uống rượu nhiều hoặc do bệnh trĩ

  • Dược liệu: 20 củ cải củ, sử dụng cả cuống và lá; vài miếng gừng cắt lát.

  • Đem đi rửa sạch, thái lát và nấu cho chín nhừ. Sau đó, thêm bột gạo, ít giấm và gừng. Đun sôi rồi để nguội và ăn.

Chữa đau do sỏi mật

  • Dược liệu: Cải củ tươi và mật ong.

  • Rửa sạch củ cải, sau đó đem thái thành từng miếng dày. Tẩm với mật ong rồi đem sấy khô và dùng ăn trực tiếp.

Chữa ngất, xỉu do nhiễm, ngửi khói than

  • Dược liệu: lá hoặc cải củ tươi.

  • Giã nát, vắt lấy nước và cho bệnh nhân uống.

Chữa đái tháo đường

  • Dược liệu: 50g gạo tẻ và 200g cải củ.

  • Nấu thành cháo, ăn khi cháo còn nóng.

  • Ăn mỗi ngày 2 lần 

Lưu ý

Cơ thể suy nhược, sức khỏe yếu, người có tỳ vị hư hàn thì không được dùng.

Tránh nhầm lẫn cây cải củ với bạch giới tử (hạt của cây cải canh). Bạch giới tử có kích thước nhỏ nhưng vị cay hơn cây cải củ.

 

Có thể bạn quan tâm?
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
TINH DẦU XẠ HƯƠNG

TINH DẦU XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương là một loại cây không còn xa lạ gì trong nền ẩm thực. Trong đó, tinh dầu của dược liệu này được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, thực phẩm trong theo văn hóa Địa Trung Hải. Thế nhưng, nó còn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xem tinh dầu xạ hương có tác dụng gì, khi sử dụng tinh dầu xạ hương cần lưu ý gì?
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator
CÂY GIAO

CÂY GIAO

Cây giao, hay còn được biết đến với những tên gọi: A giao, san hô xanh, cây xương khô, cây xương cá, lục ngọc thụ, cành giao, quang côn thụ, thanh san hô, cây kim dao. Cây giao còn được gọi là cây xương khô, thuộc họ Thầu dầu. Thảo dược này có nguồn gốc từ Châu Phi và thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, viêm xoang, đau buốt xương khớp, táo bón,… Cho đến nay, rất nhiều người đã nghe đến cây giao trị xoang hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết rằng loại cây thường trồng làm cảnh này không chỉ chữa xoang thành công mà còn trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KIM VÀNG

KIM VÀNG

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl - Họ Ô rô (Acanthaceae) - Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm ở Châu Âu. Loại thảo mộc có mùi nồng đặc trưng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh… Ngoài ra cỏ xạ hương còn được dùng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng thơm, kem, bàn chải đánh răng và nước súc miệng cũng được sử dụng…
administrator