CỦ ĐẬU

Củ đậu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ sắn, sắn nước. Củ đậu là một thứ thực phẩm đã quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Người ta có thể dễ dàng mua chúng từ bất kỳ một sạp rau hay trái cây nào. Thứ củ bình dân mà xuất hiện trong các món ăn lại ngon ngọt lạ lùng. Ngoài ra nó cũng còn là một loại dược liệu có tác dụng chữa trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ ĐẬU

Đặc điểm tự nhiên

Củ đậu là loại cây leo, nếu làm giàn cây có thể dài tới 4 – 5m. Lá loại lá kép gồm 3 lá chét hình tam giác mỏng, trải rộng. Hoa màu tím nhạt, khá lớn, mọc thành chùm hoa kép từ nách lá. Hoa không nở đồng đều trên trục hoa mà nở từ dưới lên trên. Có khi lại nở từ giữa trước rồi phát triển về 2 phía đều nhau. Mùa hoa thường vào tháng 4 – 5.

Quả cây củ đậu được hình thành từ bầu nhụy sau khi thụ tinh và lớn lên thành quả. Bầu nhụy cái trên hoa cây củ đậu sau khi thụ tinh vươn dài ra. Vòi nhụy héo và teo dần đi nhường lại cho bầu nhụy phát triển thành quả. Nhưng không phải hoa nào sau khi thụ tinh cũng đều phát triển thành quả. Quả không có cuống, dài 12cm, được ngăn vách nhiều rãnh ngang, thường chứa từ 4-9 hạt.

Rễ chính của cây phình to lên thành củ mà chúng ta thường hay ăn.  Rễ này được tích luỹ dinh dưỡng từ lá đưa xuống các nhu mô mềm dự trữ làm cho rễ củ đậu lớn nhanh về chiều ngang mà thành củ đậu. Củ của cây củ đậu thuộc dạng củ trần có lớp vỏ rất mỏng ở ngoài và lớp xơ – cellulose bao xung quanh phần thịt củ trắng chứa đường tinh bột và nước bên trong.

Mùa hoa: Tháng 6 – 8; mùa quả: Tháng 9 – 11.

Củ đậu được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp và phát triển mạnh ở các vùng có biên độ nhiệt độ và ánh sáng thay đổi. Tại Việt Nam, củ đậu được trồng rộng khắp từ các tỉnh miền núi phía bắc đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Phân bố rộng lớn ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người ta trồng lấy củ để ăn, làm thuốc và lấy hạt để làm thuốc trừ rệp trên một số loại cây rau, cây bông và cây thuốc lá.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Củ của cây chính là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc hoặc dùng để nấu ăn, chăm sóc da, ăn sống như một loại trái cây.

Thu hái: Củ đậu được thu hái vào khoảng tháng 11-12.

Chế biến: Củ tươi sau khi thu hái về đem giũ sạch đất cát, cất ở nơi khô ráo hoặc sau khi hái về đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và ăn trực tiếp hoặc dùng để chế biến các món ăn.

Nhiệt độ tốt nhất để cất giữ ở khoảng 12°C tới 16°C, thấp hơn sẽ làm hư củ. Củ đậu tươi nếu được cất giữ ở nhiệt độ thích hợp có thể để lâu một hoặc hai tháng.

Thành phần hóa học

Củ tươi có 90% nước, 2,4% tinh bột, 4,5% ose (biểu thị bằng glucose), 1,46% protein, 0,39% chất vô cơ, các men peroxydase, amylase và phosphatase.

Hạt củ đậu chứa lipid, protein, tinh bột, đường, tephrosin, các chất pachyrhizin, pachyrhizon, và pachyrhizomen. Ngoài ra còn có rotenon.

Tác dụng

+Củ đậu không có độc, lá có thể gây độc cho trâu bò và cá.

+Hàm lượng nước và vitamin trong củ đậu có tác dụng nuôi dưỡng làn da, làm mờ vết tàn nhang và thâm đen do mụn.

+Kali và phốt pho trong củ đậu có tác dụng duy trì sự chắc khỏe cho răng và xương.

+Củ đậu chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, có tác dụng cải thiện chức năng đường ruột, ổn định đường huyết và chỉ số men gan. Ăn củ đậu thường xuyên còn ngăn ngừa chứng khó đại tiện, táo bón,…

+Thảo dược chứa phytoestrogen có tác dụng tương tự hormone estrogen được cơ thể sản sinh. Vì vậy bổ sung củ đậu thường xuyên có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của tiền mãn kinh.

+Hàm lượng nước và khoáng chất trong củ đậu có tác dụng kiềm hóa dịch vị, làm dịu vết sưng loét ở dạ dày. Do đó bổ sung củ đậu thường xuyên có thể kiểm soát triệu chứng và hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày lan rộng.

+Với 90% là nước, 2.4% tinh bột và 4.5% đường, củ đậy có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và hỗ trợ quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể.

+Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy, hàm lượng vitamin C và chất xơ trong củ đậu có thể tiêu trừ gốc tự do và làm giảm cholesterol. Do đó sử dụng củ đậu thường xuyên có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

+Với hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào, củ đậu có thể nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra một số hoạt chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh hen phế quản.

Công dụng

Củ đậu có vị ngọt thanh, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị lở loét và ghẻ ngoài da.

+Điều trị bệnh ghẻ nước.

+Giải độc rượu.

+Giảm vết thâm và mờ tàn nhang.

Liều dùng

Rễ củ đậu không có độc nên có thể dùng với liều lượng lớn. Bạn có thể dùng ở dạng xào nấu hoặc dùng ăn trực tiếp.

Lưu ý khi sử dụng

+Lá và hạt của cây chứa tephrosin và rotenone có thể gây ngộ độc. Nếu ăn phải sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội, co giật, hạ đường huyết, nôn mửa liên tục, mê man bất tỉnh, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ hô hấp, sục rửa dạ dày và điều trị triệu chứng.

+Củ sắn nước đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu quá nhiều, bạn có thể bị đầy bụng, ợ hơi và khó tiêu.

 

Có thể bạn quan tâm?
DẦU HẠT NHO

DẦU HẠT NHO

Nếu thịt quả nho thường được sử dụng để chưng cất rượu, thì hạt nho lại được sử dụng trong công nghệ chiết dầu. Dầu hạt nho không chỉ có nhiều công dụng trong thẩm mỹ, mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
administrator
SÂU BAN MIÊU

SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.
administrator
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator
CÂY CỨT LỢN

CÂY CỨT LỢN

Cây cứt lợn tưởng chừng chỉ là một loại cỏ dại nhưng ít ai biết được chúng mang bản chất dược tính cao với nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, nhất là trong việc điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LƯỠI BÒ

CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
HUYẾT LÌNH

HUYẾT LÌNH

Huyết lình còn được gọi là Lục Linh, Hầu Kết, Hầu Kiệt, Huyết Linh Chi. Cũng có giả thuyết cho rằng chính máu và nhau thai của khỉ cái chảy ra sau khi sinh, rơi xuống đá và tích tụ theo thời gian, và đó chính là máu kinh của khỉ cái. Quan niệm xưa cho rằng khi khỉ mang thai, chúng thường chọn những loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất để bồi bổ cơ thể, vì vậy tinh chất sẽ được lưu giữ trong nhau thai. Vì vậy, trong dân gian, huyết lình được coi như một loại dược liệu chính có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết.
administrator
CÂY THUỐC BỎNG

CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator