TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU QUÝT

Giới thiệu về tinh dầu quýt

Tinh dầu quýt còn được gọi là Tangerine Essential oil, được chiết xuất từ ​​phần vỏ của quả quýt, thường là loài có tên khoa học là Citrus reticulata. Tinh dầu quýt được sản xuất thông qua phương pháp ép lạnh. Ngoài vỏ quýt, phần lá và hoa của cây quýt cũng có chứa một lượng tinh dầu.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã chỉ ra thành phần chính có trong tinh dầu quýt là limonene khoảng 74.7 % và λ-terpinene khoảng 15.7 %. Ngoài ra, các thành phần khác trong tinh dầu bao gồm các phenolic, vitamin và khoáng chất.

Tác dụng - Công dụng

Tinh dầu quýt hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống trong các lĩnh vực như y tế, dược phẩm, nông nghiệp… Một số công dụng phổ biến của tinh dầu quýt bao gồm:

  • Cải thiện tâm trạng.

  • Sử dụng làm nước hoa và chất tẩy rửa.

  • Hương liệu trong sản xuất đồ uống và thực phẩm.

Tiêu diệt các vi khuẩn gây hại

Một nghiên cứu được thực hiện và ghi nhận được hiệu quả của tinh dầu quýt trong việc hạn chế sự phát triển của Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Trong thí nghiệm khác, sử dụng tinh dầu quýt trên tế bào người nhiễm bệnh cho kết quả tinh dầu không gây hại cho tế bào mà có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

Giảm triệu chứng rối loạn lo âu, điều trị trầm cảm

Hương liệu pháp bằng tinh dầu quýt có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của lo âu và trầm cảm. Một số nghiên cứu được thực hiện vào các năm 2013, 2017, 2019 trên chuột cho thấy hiệu quả giảm các triệu chứng trầm cảm khi sử dụng đường hít.

Chống ung thư và chống oxy hóa

Thành phần Limonene trong tinh dầu quýt, được các nhà nghiên cứu đánh giá như một phương pháp điều trị ung thư tiềm năng. Tinh dầu quýt có thành phần giàu limonene. Bên cạnh đó, Limonene còn có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu nuôi cấy cho thấy thành phần này còn thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư trực tràng.

Nghiên cứu năm 2017 ghi nhận tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt của tinh dầu quýt phòng thí nghiệm. Các chuyên gia quan sát thấy tế bào ung thư phổi chết nhiều khi được tiếp xúc với tinh dầu quýt.

Giảm đau

Tinh dầu quýt còn được sử dụng khá phổ biến trong giảm đau, nhất là đau răng và đau tai. Nghiên cứu thực hiện năm 2008, so sánh tác dụng của gừng với tinh dầu quýt trong hiệu quả giảm đau đầu gối khi dùng ngoài da. Những người sử dụng hỗn hợp tinh dầu cho thấy tác động giảm đau nhanh và nhiều hơn. Tuy nhiên, hiệu quả này không kéo dài.

Dưỡng tóc

Tinh dầu quýt giúp dưỡng ẩm da đầu và loại bỏ gàu. Thành phần các vitamin thiết yếu trong tinh dầu quýt còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho nang tóc, nuôi dưỡng tóc dày và chắc khỏe.

Tinh dầu quýt không chỉ dưỡng ẩm mà còn cải thiện cấu trúc tóc. Chính vì vậy, tinh dầu này giúp kích thích sự phát triển của tóc, giảm tình trạng rụng tóc.

Gia vị trong công nghiệp chế biến

Quýt hay các loại trái cây họ cam được sử dụng rất nhiều trong chế biến, trong nhiều món ngọt ở các quốc gia Châu Âu. Những loại trái cây này có giá trị dinh dưỡng với hàm lượng cao các chất như phenol, limonoids, flavonoid, tinh dầu (EO), vitamin đặc biệt là vitamin C, carotenoid. Nhờ vào thành phần đa dạng cùng với hương vị và mùi thơm, tinh dầu quýt được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các loại thực phẩm.

Trị mụn trứng cá, giảm sẹo, rạn da

Tinh dầu quýt có hiệu quả trị mụn trứng cá thông qua tác động kháng khuẩn, giảm tình trạng nhiễm trùng trên da. Bên cạnh đó, thoa tinh dầu quýt còn có hiệu quả ngừa sẹo, giảm rạn da và vết thâm do mụn.

Chiết xuất từ vỏ quýt được ghi nhận giúp giảm quá trình lão hóa, tăng sản xuất collagen, hạn chế hình thành nếp nhăn và giúp da sáng mịn.

Giảm buồn nôn

Thành phần terpen trong tinh dầu quýt có hiệu quả giảm đau, tạo ra mùi thơm giúp giảm buồn nôn. Do đó, những người bị buồn nôn do say tàu xe, có thể sử dụng vỏ quýt để tạo cảm giác dễ chịu và giảm buồn nôn hiệu quả.

Giảm co thắt hệ hô hấp

Tinh dầu quýt có hiệu quả tốt trong việc giảm các triệu chứng đường hô hấp như nghẹt mũi, khó thở, ho khan thông qua cơ chế làm giảm sự co thắt của hệ hô hấp.

Cách dùng - Liều dùng

Sử dụng máy xông tinh dầu: Máy khuếch tán tinh dầu sẽ giúp lan tỏa mùi hương ra khắp không gian sống của chúng ta. Với hương thơm đặc biệt, chúng ta sẽ cảm thấy phấn chấn và sảng khoái hơn. Bên cạnh đó, có thể xông mặt bằng hơi nước có thêm tinh dầu quýt, có công dụng loại bỏ bã nhờn, giảm mụn trứng cá.

Sử dụng bình xịt. Kết hợp từ 10 – 15 giọt tinh dầu cùng 30 ml nước và xịt xung quanh phòng để tạo mùi thơm hoặc ở bụi cây để đuổi muỗi.

Pha tinh dầu cùng các dầu nền chẳng hạn như dầu hạnh nhân, dầu dừa... Hỗn hợp thu được sử dụng massage cơ thể giúp chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho da.

Sử dụng tinh dầu trong bột làm bánh, hương quýt hoặc nhân quýt. Cho vài giọt tinh dầu quýt vào trà, nước chanh có hiệu quả cải thiện tiêu hóa rất tốt.

Sử dụng làm hương liệu trong một số sản phẩm nước hoa, chai xịt khử mùi.

Kết hợp tinh dầu quýt cùng với dầu nền (như dầu tràm trà, hoa hồng, trầm hương, tầm xuân), bôi lên vùng da bị rạn, thâm.

Thêm vài giọt tinh dầu quýt vào kem đánh răng có công dụng làm trắng răng, giảm hôi miệng.

Lưu ý

Mặc dù được cho là an toàn, nhưng tinh dầu họ cam chanh, kể cả quýt đều có khả năng sinh quang độc tố. Do đó, không được sử dụng trực tiếp lên da trước khi đi ra ngoài nắng.

Tinh dầu có nồng độ đậm đặc không được sử dụng trực tiếp lên da. Cần pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ.

Tất cả các loại tinh dầu đều có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ khi sử dụng bôi trực tiếp, kể cả tinh dầu quýt. Vì vậy, sau khi pha loãng với dầu nền (dầu jojoba, dầu dừa,..), có thể dùng tăm bông để thử dùng một lượng nhỏ dầu lên vị trí khủy tay/mu bàn tay. Đợi trong vòng 24h, nếu không xuất hiện mẩn đỏ thì có thể yên tâm sử dụng.

Tránh để tinh dầu tiếp xúc với mắt, do có thể gây rát, bỏng. Khi lỡ bị, cần nhẹ nhàng rửa mắt ngay.

Bảo quản tinh dầu tránh xa tầm tay trẻ em, vật nuôi.

Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người sử dụng thuốc theo toa.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
RAU ĐẮNG ĐẤT

RAU ĐẮNG ĐẤT

Theo y học cổ truyền, Rau đắng đất có tính mát và vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan, khai vị, sát trùng, nhuận tràng và kiện vị.
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHỤY HOA NGHỆ TÂY

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
TRÁI TẮC

TRÁI TẮC

Các loại cây họ Cam chẳng hạn như bưởi, chanh, quýt... chắc hẳn rất quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Trong đó, trái tắc (hay còn gọi là quất) có hương vị rất riêng cùng với mùi thơm đặc trưng. Không chỉ được sử dụng như một món ăn hay một loại gia vị trong ẩm thực, trái Tắc còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái Tắc và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
CÀ CUỐNG

CÀ CUỐNG

Cà cuống hay còn gọi là Cà dương, Long Sắt..., tên khoa học là Lethocerus indicus. Tinh dầu cà cuống được sử dụng với liều lượng thấp như một chất kích thích tâm thần để gây hưng phấn và cải thiện một chút hoạt động tình dục.
administrator
LÁ GIANG

LÁ GIANG

Lá giang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây giang, lá vón vén, giang chua, dây cao su, lá sủm lum, lá lồm. Lá giang không chỉ là một nguyên liệu ẩm thực độc đáo mà còn được dùng phổ biến trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị sỏi thận,... hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator