daydreaming distracted girl in class

DẠI

 

Tổng quan

Bệnh dại do một loại virus lây sang người từ nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Virus dại thường lây qua vết cắn.

Các loại động vật có nhiều khả năng lây truyền bệnh dại nhất ở Hoa Kỳ bao gồm dơi, sói, cáo, gấu mèo và chồn hơi. Ở những nước đang phát triển ở châu Phi hay châu Á thì chó là động vật có nguy cơ lây bệnh dại cho người cao nhất.

Khi một người đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh dại, căn bệnh này hầu như sẽ gây ra tử vong. Do đó, bất kỳ ai có nguy cơ mắc bệnh dại đều nên tiêm phòng để bảo vệ.

Triệu chứng

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại có thể rất giống với bệnh cúm và kéo dài nhiều ngày. Các triệu chứng có thể gồm:

  • Sốt

  • Đau đầu

  • Buồn nôn

  • Nôn mửa

  • Kích động

  • Lo lắng

  • Hoang mang

  • Hiếu động thái quá

  • Khó nuốt

  • Chảy nhiều nước bọt

  • Ảo giác

  • Mất ngủ

  • Tê liệt một phần cơ thể

Bệnh dại ở người có chữa được không? | Vinmec

Bệnh dại có thể gây nguy hiểm tới tính mạng

Nguyên nhân

Bệnh dại do virus dại gây ra. Virus lây lan qua nước bọt bị nhiễm của động vật. Động vật bị nhiễm bệnh có thể lây lan virus bằng cách cắn động vật hoặc người.

Trong một số trường hợp hiếm, bệnh dại có thể lây qua nước bọt bị nhiễm tiếp xúc với vết thương hở hay niêm mạc chẳng hạn như miệng, mắt. Điều này xả ra khi một con vật bị nhiễm liếm vào vết thương hở trên da của bạn.

Một số động vật có thể truyền virus dại

Bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể lây truyền virus dại. Những động vật có nhiều khả năng truyền virus dại bao gồm:

  • Vật nuôi và gia súc

  • Chó, mèo

  • Chó

  • Chồn sương

  • Ngựa

  • Động vật hoang dã

  • Dơi

  • Hải ly

  • Sói đồng cỏ

  • Cáo

  • Khỉ

  • Gấu mèo

  • Chồn hôi

  • Macmot châu Mỹ

Trong một số trường hợp hiếm hoi, virus được truyền sang người được ghép mô hay nội tạng từ người bị nhiễm bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại bao gồm:

  • Đi du lịch hay sống ở những nước đang phát triển – bệnh dại phổ biến, bao gồm các nước ở khu vực châu Phi, Đông Nam Á.

  • Các hoạt động mà bạn phải tiếp xúc với các động vật hoang dã chẳng hạn như khám phá hang động, cắm trại ở nơi hoang dã

  • Làm việc trong phòng thí nghiệm với virus dại

  • Có các vết thương ở đầu, cổ giúp virus dại di chuyển đến não nhanh hơn

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ mắc phải bệnh dại, bạn cần:

  • Tiêm phòng cho vật nuôi của bạn. Mèo, chó hay chồn có thể được tiêm phòng dại.

  • Giữ thú cưng của bạn trong nhà hay giám sát khi cho chúng ra ngoài. Điều này giúp thú cưng của bạn không tiếp xúc với các động vật hoang dã.

  • Không đến gần động vật hoang dã. Động vật hoang dã mắc bệnh dại thường không sợ người và không thân thiện.

  • Cân nhắc việc chủng ngừa bệnh dại khi bạn đi du lịch. Khi bạn đi du lịch đến nơi mà bệnh dại phổ biến, vùng sâu vùng xa thì có thể cân nhắc việc chích ngừa.

Chẩn đoán

Khi bạn bị cắn, không có cách nào để biết liệu con vật đó có truyền virus dại cho bạn hay không. Do đó, điều trị để ngăn chặn virus là cách tốt nhất nếu bạn nghi ngờ rằng mình có khả năng bị nhiễm.

Tiêm phòng vắc-xin ngừa dại có nguy hiểm không? | Vinmec

Tiêm phòng là cách điều trị dại hiệu quả nhất

Điều trị

Khi bị nhiễm bệnh dại, không có phương pháp điều trị nào được cho là hiệu quả. Chỉ có một số ít người sống sót trong khi đa số bệnh nhân đều tử vong. Do đó, ngay khi bạn nghĩ rằng mình có nguy cơ nhiễm bệnh dại, bạn cần tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Điều trị khi bạn bị động vật mắc bệnh dại cắn

Khi bạn nghĩ rằng mình đã bị một động vật mắc bệnh dại cắn, bạn cần được tiêm phòng để ngăn ngừa mắc bệnh. Nếu không thể xác định hay tìm thấy con vật cắn bạn, cách tốt nhất là nó đã mắc bệnh dại. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào một số yếu tố như loại động vật hay tình huống xảy ra. Các mũi tiêm phòng bệnh dại bao gồm:

  • Mũi tiêm tác dụng nhanh (globulin miễn dịch) để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Mũi tiêm này được chích ở gần khu vực mà bạn bị cắn, càng sớm càng tốt.

  • Tiêm nhiều mũi để cơ thể của bạn học cách ngừa bệnh dại. Bạn sẽ được tiêm vào bên cánh tay, 4 mũi tiêm trong vòng 14 ngày.

Xét nghiệm dại ở động vật

Trong một số trường hợp thì bạn có thể xác định xem con vật cắn mình có bị dại hay không trước khi tiêm phòng. Bằng cách này, nếu con vật cắn bạn khỏe mạnh thì có thể không cần tiêm phòng. Các phương pháp xác định một con vật có bị dại hay không tùy theo từng trường hợp, chẳng hạn như:

  • Vật nuôi và gia súc. Quan sát con vật trong 10 ngày xem chúng có triệu chứng của bệnh dại hay không. Nếu nó vẫn khỏe mạnh trong thời gian này có thể bạn không cần phải tiêm phòng bệnh dại.

  • Động vật hoang dã đã bị bắt. Những con vật này có thể bị bắt và thực hiện xét nghiệm bệnh dại.

  • Những con vật không thể tìm thấy. Nếu không tìm thấy con vật cắn mình, cách tốt nhất là bạn hãy tiêm phòng bệnh dại.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH

VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH

administrator
DỊ ỨNG SỮA

DỊ ỨNG SỮA

administrator
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

administrator
LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VI

LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VI

administrator
MỤN RỘP SINH DỤC

MỤN RỘP SINH DỤC

administrator
BỆNH RUBELLA

BỆNH RUBELLA

administrator
VIÊM GAN B

VIÊM GAN B

administrator
HẠ CAM

HẠ CAM

administrator