Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

DẾ

Đặc điểm tự nhiên

Dế có rất nhiều loại, có những loại Dế nhỏ kích thước khoảng 0.6 cm (Dế cơm) và có những loại Dế kích thước lên đến 5 cm (Dế than, Dế chó). Dế được cấu tạo với hai chân sau (càng) lớn và có sức mạnh để hỗ trợ việc nhảy xa. Hầu hết các các loại Dế đều có thể phát ra âm thanh bằng cách cọ phần cứng của cánh thứ nhất vào phần cuối của cánh thứ nhì.

Dế là loài ăn tạp, thường ăn các loại thực vật hữu cơ như cỏ non, các phần non của cây, phá hoại rau màu, cây lương thực và cả thịt những con Dế đã chết nếu không còn nguồn thực phẩm khác.

Dế thường giao phối vào mùa hè, đẻ trứng vào mùa thu và trứng nở vào mùa xuân. Một con Dế mái có thể đẻ đến 200 quả trứng mỗi lần.

Loài Dế thường được sử dụng để là Gryllidae (được nghiên cứu nhiều nhất ở Bắc Mỹ). Tuy nhiên, các loại Dế khác như Dế dũi (Dế nhũi) và Dế mèn cũng được sử dụng để bào chế dược liệu.

Loài phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, bắt gặp chúng ở đất khô và ấm, sống trong hang đào dưới đất, hoặc ở gốc thân cây mục. Thường hoạt động về đêm vào mùa mưa.

Đẻ trứng thành chùm, nở thành dế con có hình dạng tựa như khi trưởng thành.

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến

Thu hoạch: Thường được người dân bắt vào những ngày mùa hè. Có rất nhiều cách bắt chúng như: Đào, soi, bẫy…. Đặc biệt hiện nay người ta đã tiến hành nhân giống và nuôi thành công loài động vật này, mỗi năm cung cấp hàng chục tấn thương phẩm ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân và các nhà hàng.

Theo kinh nghiệm, nếu dùng làm thuốc ta nên chọn loại đào ngoài tự nhiên sẽ cho chất lượng tốt hơn rất nhiều so với dế nuôi.

Có thể thu bắt quanh năm, tuy nhiên thường được thu bắt vào mùa mưa.

Chế biến: Đầu tiên cho Dế đã bắt được vào dụng cụ như giỏ tre, đậy kín hom, rồi ngâm vào chậu nước, vừa ngâm vừa xóc cho sạch đất cát. Hoặc cũng có thể cho vào cái thùng có nước, đậy nắp, dùng que quấy đảo cho sạch đất cát, tạp bẩn.

Sau khi rửa sạch, thì ngắt bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột,  rồi đem sấy cho khô, cần nâng nhiệt độ sấy lên 50-60 độ C, ngay từ đầu để không bị ôi thiu. Tiếp theo nâng từ từ nhiệt độ lên cao hơn cho đến khi khô giòn, bên ngoài có màu vàng, mùi thơm, vị béo ngậy, là được.

Có thể đem đi tán thành dạng bột, bỏ vào hộp đậy kín để bảo quản dùng dần.

Bảo quản: Dế sau khi sấy khô cần để nguội rồi lưu trữ ở lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa khô, đậy kín, bảo quản ở nơi thoáng mát, cao ráo. Dế dễ bị sâu mọt, do đó cần thường xuyên mang ra kiểm tra.

Dế khi cần dùng có thể tán thành bột mịn hoặc chế Dế bằng cách nướng trên các mảnh ngói sạch, có lót một lớp muối mỏng bên dưới.

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong dế bao gồm các loại Axit béo như: Palmitic Acid, Stearic Acid, Oleic Acid, Linoleic Acid.

Ngoài ra, lượng Chitin trong Dế chiếm khoản 8.7% trong lượng toàn thân. Bên cạnh đó, lượng Chitin trong Dế có phẩm chất tốt hơn của Tôm và Cua.

Tác dụng

Dế là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của Dế.

Theo Đông y, Dế có tác dụng điều trị thủy thũng, thông đại tiện, hỗ trợ tình trạng khó sinh.

Công dụng

Dế có vị cay mặn, tính hàn, hơi độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị tiểu tiện bí, tiểu ít.

+Điều trị tiểu tiện khó khăn ở người già.

+Điều trị sỏi bàng quang.

+Điều trị sỏi trong đường tiết niệu.

+Điều trị viêm bàng quang.

+Điều trị nấc.

+Điều trị đau nhức cơ thể.

Liều dùng

Dế có thể dùng với dạng thuốc sắc, hoặc sao vàng, tán nhỏ. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 3 – 5 g mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không nên sử dụng đối với những người dị ứng với bát bì thành phần của thuốc.

+Người có cơ thể hư, khí nhược không nên tự ý sử dụng Dế. Khi sử dụng cần theo chỉ định của thầy thuốc.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH LINH

BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÌM BÌM BIẾC

BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.
administrator
NHỤC ĐẬU KHẤU

NHỤC ĐẬU KHẤU

Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi trong cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Bên cạnh đó, Nhục đậu khấu cũng thường được sử dụng như một loại gia vị của nhiều gia đình.
administrator
LIÊN KIỀU

LIÊN KIỀU

Liên kiều (Forsythia suspensa) là một loại thực vật thuộc họ Nhài, được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để điều trị một số bệnh. Theo Đông y, Liên kiều được sử dụng để giải độc, giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Liên kiều và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
XẠ CAN

XẠ CAN

Xạ can (Iris domestica) là một loại dược liệu có lịch sử sử dụng trong Y học cổ truyền. Thành phần chính của Xạ can là Irisin, một chất saponin có tác dụng chống viêm và giảm đau. Xạ can có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau đầu, đau khớp, viêm đường tiết niệu, và tăng huyết áp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xạ can và cách sử dụng dược liệu này chữa bệnh nhé.
administrator
Ô ĐẦU

Ô ĐẦU

Ô đầu là một loại dược liệu có công dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc các triệu chứng như tay chân lạnh, vã mồ hôi rất tốt. Tuy vậy đây lại là một vị thuốc có độc tính mạnh, đặc biệt là độc tính đối với hệ thần kinh và tim mạch do đó chỉ được sử dụng để chữa bệnh khi đã được bào chế kỹ càng.
administrator
LẠC TIÊN

LẠC TIÊN

Lạc tiên là một loại dược liệu từ thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ và cải thiện các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc giúp thanh nhiệt cơ thể,… Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, dược liệu Lạc tiên cũng có những tác dụng dược lý rất tốt đối với sức khỏe nhờ sự đa dạng trong thành phần của lại thảo dược này.
administrator