EPOCASSA

EPOCASSA gồm 10000 IU/1ml rHu Erythropoietin alfa

daydreaming distracted girl in class

EPOCASSA

Thành phần

Thành phần của thuốc gồm 10000 IU/1ml rHu Erythropoietin alfa (hàm lượng 2000IU).

Công dụng – chỉ định

Thuốc được chỉ định trong:

  • Điều trị tình trạng thiếu máu ở những bệnh nhân suy thận mạn bao gồm cả bệnh nhân lọc máu (bệnh thận giai đoạn cuối) cũng như bệnh nhân không lọc máu. Thuốc được chỉ định giúp tăng và duy trì hồng cầu (được biểu thị qua hematocrit hay hemoglobin) và giảm sự cần thiết truyền cho những bệnh nhân này. 

  • Thiếu máu ở bệnh nhân HIV đang được điều trị bằng zidovudine. 

  • Bệnh nhân không lọc máu nhưng có triệu chứng thiếu máu được cân nhắc điều trị nếu có hematocrit ít hơn 10 g/dL. 

  • Giảm truyền máu ở bệnh nhân phẫu thuật. 

  • Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư do hóa trị liệu. 

  • Thiếu máu ở trẻ sinh non.

Liều dùng – cách dùng

Điều trị thiếu máu do suy thận mãn tính: 

r-hu-EPO được chỉ định trong điều trị thiếu máu liên quan tới suy thận mãn. Bao gồm cả những bệnh nhân đang trong quá trình thẩm tách, tiền thẩm tách hay tách màng bụng. Điều trị bằng r-hu-EPO giúp tăng lượng hematocrit và Haemoglobin, do đó làm giảm được lượng máu cần truyền cho bệnh nhân. 

Đánh giá nồng độ sắt trước khi điều trị: Trước và trong quá trình điều trị, cần đo lượng dự trữ sắt của bệnh nhân, bao gồm cả bão hoà transferrin (khả năng huyết thanh gắn với sắt) và ferritin huyết thanh. Độ bão hoà Transferrin nên từ ít nhất là 20%, và lượng ferritin nên ít nhất là 100 mg/mL. Hầu như tất cả bệnh nhân đều cần thiết phải bổ sung sắt để tăng hay duy trì độ bão hoà transferrin đến nồng độ mà hỗ trợ cho khả năng tạo hồng cầu. 

Cần kiểm soát kỹ huyết áp trước khi điều trị. 

Liều dùng: 

Bệnh nhân trưởng thành lọc máu mãn tính. 

- Liều khởi đầu là 50 U/Kg/liều x 3 lần một tuần sử dụng qua đường tĩnh mạch, 40 U/Kg/liều x 3 lần một tuần sử dụng qua đường tiêm dưới da. 

- Liều hiệu chỉnh: Liều sử dụng cần phải được hiệu chỉnh theo sự tăng của hàm lượng haemoglobin: 

  • Nếu lượng haemoglobin tăng 1 g/dl trong vòng 4 tuần thì vẫn giữ nguyên liều. 

  • Nếu lượng haemoglobin không tăng 1g/dl trong 4 tuần thì cần tăng liều dùng tới 25 IU/Kg/liều. Liều tối đa khuyên dùng là 250 IU/Kg x 3 lần một tuần. 

Khi chỉ số hematocrit đã đạt được, có thể giảm liều dùng 30% và sử dụng thuốc qua đường tiêm dưới da nếu bệnh nhân đang điều trị qua đường tĩnh mạch. 

Trong trường hợp chỉ số hematocrit gần sát tới mức 36%, cần giảm liều dùng xuống để lượng hematocrit không vượt qua giá trị này. 

Liều duy trì đặc thù theo từng trường hợp bệnh nhân. Khoảng 10% bệnh nhân đang lọc máu cần liều 25 IU/Kg x 3 lần một tuần và 10% bệnh nhân cần sử dụng liều 200 IU/Kg x 3 lần một tuần. Liều duy trì là 75 IU/Kg x 3 lần một tuần. 

hematocrit: Chỉ số hematocrit sau quá trình điều trị với r-hu-EPO đạt khi trong khoảng từ 30 - 36%. 

Bệnh nhân không cần lọc máu: Ở những bệnh nhân suy thận mãn không cần lọc máu đáp ứng với điều trị tương tự như ở bệnh nhân đang lọc máu. Sử dụng thuốc qua đường dưới da được khuyên sử dụng trong trường hợp này. Liều dùng từ 75 - 100 IU/Kg mỗi tuần. Liều dùng này đã được ghi nhận duy trì lượng hematocrit trong khoảng từ 34 - 36%. 

Các bệnh nhân nhiễm HIV đang được điều trị với Zidovudine: 

r-hu-EPO cho thấy hiệu quả trong việc điều trị những bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị bằng Zidovudine. Điều trị cũng giúp làm giảm lượng máu cần truyền và tăng lượng hematocrit. Bệnh nhân có hàm lượng huyết thanh nội sinh erythropoietin dưới 500 mU/mL đáp ứng với điều trị tốt hơn.. Liều khởi đầu yêu cầu là 100 IU/Kg x 3 lần một tuần qua đường tĩnh mạch hay dưới da. Đáp ứng điều trị có thể được đánh giá sau 4 tuần điều trị. Khi đáp ứng điều trị đạt được có thể tăng liều dùng lên 50 IU/Kg cho tới khi đạt liều tối đa là 300 IU/Kg. Có thể giảm bớt liều khi xuất hiện nhiễm khuẩn hoặc viêm. 

Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư đang trong điều trị hoá trị liệu: 

Các nghiên cứu (người sử dụng r-hu-EPO so sánh với giả dược) cho thấy điều trị với r-hu-EPO giúp làm tăng hàm lượng hematocrit, giảm lượng máu cần truyền giữa tháng đầu và tháng thứ tư của quá trình điều trị.

Nghiên cứu cũng cho thấy r-hu-EPO không hiệu quả trên khối u ác tính, myeloma hay ung thư đường tế bào ruột kết. Các bằng chứng cho thấy những bệnh nhân có lymphoma hoặc khối u cứng cũng cho đáp ứng với điều trị. Liều khởi đầu khuyên dùng là 150 IU/Kg x 3 lần một tuần qua đường tiêm dưới da. Nếu không đạt đáp ứng điều trị sau 8 tuần điều trị, có thể tăng liều dùng lên 50 IU/Kg cho tới khi đạt liều tối đa 300 IU/Kg x 3 lần một tuần. 

Truyền máu cho bệnh nhân phẫu thuật: 

Trước khi bắt đầu điều trị, cần tiến hành xét nghiệm hemoglobin để khẳng định là đang mức 10 - 13 g/dL. Liều dùng khuyến cáo là 300 IU/kg/ngày tiêm dưới da trong vòng 10 ngày trước khi phẫu thuật, ngày phẫu thuật, và 4 ngày sau phẫu thuật. Phác đồ khác sử dụng liều 600 IU/kg đường tiêm dưới da mỗi tuần (trước khi phẫu thuật 7, 14 và 21 ngày) và thêm liều thứ 4 vào ngày phẫu thuật. Tất cả bệnh nhân nên được bổ sung đầy đủ sắt. Bổ sung sắt nên bắt đầu không muộn hơn khi điều trị với thuốc và tiếp tục suốt quá trình điều trị. 

Thiếu máu ở trẻ sinh non: 

Thuốc sử dụng trong tình trạng thiếu máu giúp làm giảm lượng máu cần truyền ở những bệnh nhân đã truyền máu và số lượng máu cần truyền. Từ tuần thứ 2 sau khi sinh và trong 8 tuần tiếp theo, liều dùng khuyến cáo là 250 IU/kg x 3 lần 1 tuần, qua đường tiêm dưới da. Những bệnh nhân có trọng lượng < 750g, chịu sự rút máu > 30ml là phù hợp khi bắt đầu điều trị trong vòng 48 giờ đầu sau khi sinh. Liều dùng là 1250 IU/kg tuần, chia ra 5 lần, truyền tĩnh mạch chậm (từ 5 đến 10 phút). 

Quá liều và xử trí: 

Liều dùng tối đa để sử dụng an toàn bao gồm đường bolus và truyền tĩnh mạch vẫn chưa được xác định. Liều dùng lên tới 1,500 IU/Kg x 3 lần một tuần đã sử dụng mà không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ có hại nào. Sử dụng thuốc có thể gây ra tình trạng tăng hồng cầu và bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng liên quan chẳng hạn như chóng mặt, đau đầu, ngủ gà… Nếu bị quá liều, lấy máu tĩnh mạch có thể được chỉ định để làm giảm hematocrit.

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định ở những bệnh nhân:

  • Tăng huyết áp động mạch không kiểm soát.

  • Tiền sử mẫn cảm với human albumin.

  • Tiền sử mẫn cảm với chế phẩm có nguồn gốc từ tế bào động vật có vú.

Tác dụng phụ

Bệnh nhân suy chức năng thận mãn: Thuốc có thể được dung nạp tốt. Các ghi nhận về tác dụng liên quan tới suy chức năng thận không cho thấy tác động trực tiếp nào của thuốc. Trong nghiên cứu có kiểm soát giữa r-hu-EPO và placebo ở những bệnh nhân lọc máu, phần lớn các tác dụng phụ bao gồm mẫn cảm 24%; đau đầu 16%; đau khớp 11%; buồn nôn 11%; phù 9%; tiêu chảy 9%; nôn 8%; đau ngực 7%; phản ứng tại chỗ tiêm 7%. Những tác dụng phụ này cũng được ghi nhận với mức độ tương đương ở những bệnh nhân sử dụng giả dược. Phần lớn các tác dụng phụ được quan sát khi sử dụng r-hu-EPO bao gồm co giật, tai biến thiếu máu mạch não và nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh nhân HIV đang sử dụng Zidovudine:
Các nghiên cứu có kiểm soát ở người sử dụng r-hu-EPO không cho thấy thuốc gây ra tác dụng phụ nhiều hơn so với bệnh nhân sử dụng giả dược. Bệnh nhân đang sử dụng r-hu-EPO không làm tăng sự phân chia virus hay làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn cơ hội hay tử vong.

Bệnh nhân ung thư đang hoá trị liệu:
Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận trong nhóm bệnh nhân đang điều trị với r-hu-EPO. Không có bằng chứng cho thấy r-hu-EPO gây ra bất kỳ tác động nào trên tế bào ung thư. Hiệu quả chống tăng sinh của r-hu-EPO đang được nghiên cứu. Những thông tin sẵn có chưa cho thấy thuốc có tác dụng trên ung thư hay di căn hay không.

Bệnh nhân phẫu thuật:
Bệnh nhân phẫu thuật cần truyền máu cùng nhóm sử dụng r-hu-EPO, ghi nhận được có nguy cơ cao hơn mắc huyết khối. Trong một nghiên cứu có kiểm soát, nhóm bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình cho thấy nhóm sử dụng r-hu-EPO có nguy cơ cao hơn gặp huyết khối tĩnh mạch sâu so với nhóm sử dụng giả dược. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng chỉ có giá trị đối với loại phẫu thuật này. Trên nghiên cứu phẫu thuật tim, 23% bệnh nhân điều trị với r-hu-EPO và 29 bệnh nhân sử dụng giả dược xuất hiện tai biến mạch máu hay huyết khối, 4 trường hợp tử vong thuộc nhóm sử dụng r-hu-EPO. Sự liên quan của r-hu-EPO không được loại trừ.

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng phụ. Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng

Tương tác

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy sự tương tác với các thuốc khác được ghi nhận.

Lưu ý khi sử dụng

Bệnh nhân suy thận mãn:
Tăng huyết áp động mạch: Hơn 80% bệnh nhân lọc máu có tiền sử tăng huyết áp động mạch. Khi bắt đầu điều trị bằng r-hu-EPO, cần kiểm soát áp lực động mạch chặt chẽ. Khi điều trị với r-hu-EPO ở bệnh nhân bị cao huyết áp, yêu cầu đầu tiên là điều trị tình trạng tăng huyết áp. Có mối liên hệ giữa tỉ lệ hematocrit và sự gia tăng tình trạng cao huyết áp. Do đó, khuyến cáo rằng khi hematocrit tăng cao trong bất kỳ thời điểm nào khi sử dụng thuốc 2 tuần, liều dùng cần giảm xuống.
Hiện tượng huyết khối: Sự xuất hiện huyết khối đã được ghi nhận ở bệnh nhân lọc máu sử dụng r-hu-EPO. Xuất huyết huyết khối trong mạch máu gây ra nhồi máu cơ tim và các bệnh khác. Tình trạng huyết khối đã được ghi nhận trên những bệnh nhân có lượng hematocrit > 40%
Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân có thể tăng liều heparin để ngăn chặn quá trình hình thành huyết khối động mạch.
Co giật: Triệu chứng co giật chiếm 2,5% tổng trường hợp bệnh nhân điều trị với r-hu-EPO. Nói chung, tình trạng này liên quan tới tăng huyết áp động mạch. Huyết áp cần được kiểm soát nghiêm ngặt trước cũng như trong quá trình điều trị. Cần phải thận trọng trên những bệnh nhân có tiền sử bị tai biến co giật.

Thận trọng:
Kháng thể: Đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân sử dụng r-hu-EPO đường tiêm truyền, tương tự với bất kỳ dạng thuốc tiêm truyền nào. Các phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau khi sử dụng thuốc. Trong thử nghiệm lâm sàng, phản ứng dị ứng nhẹ và thoáng qua đã được ghi nhận. Không có phản ứng quá mẫn, trầm trọng nào được ghi nhận khi sử dụng r-hu-EPO.
Do r-hu-EPO là một protein, một số bệnh nhân có thể tổng hợp kháng thể để chống lại thuốc. Trong một số trường hợp có ngừng sản xuất nguyên hồng cầu liên quan tới kháng thể chống lại các thuốc chứa r-hu-EPO, chủ yếu ở những bệnh nhân bị suy thận mãn. Những bệnh nhân này không được sử dụng thuốc hay bất kỳ sản phẩm nào có chứa r-hu-EPO nào khác.
Huyết học:
Sự tăng hàm lượng Porphyria đã được ghi nhận ở những bệnh nhân lọc máu đang điều trị với r-hu-EPO. Mặc dù tình trạng này rất hiếm, cũng cần thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử với Porphyria.
Mất hoặc giảm đáp ứng thuốc: Đối với những bệnh nhân sử dụng liều duy trì cho thấy không hay kém đáp ứng với r-hu-EPO, có thể loại bỏ một trong những nguyên nhân sau bao gồm thiếu hụt sắt; nhiễm khuẩn, viêm hay ung thư; mất máu không rõ nguyên nhân; tuỷ xương không hoạt động do bệnh về máu (teo tuỷ xương, bệnh thiếu máu Địa trung hải,...); tan máu; nhiễm độc nhôm; thiếu hụt vitamin B12 hay folic acid; viêm xương cơ nang.

Khả năng gây ung thư và đột biến:
Khả năng gây ung thư của thuốc vẫn chưa được đánh giá. r-hu-EPO không gây đột biến ở vi khuẩn cũng như khác thường trong nhiễm sắc thể ở tế bào động vật có vú.
Phụ nữ mang thai: Thuốc thuộc nhóm C. Hiện chưa có thử nghiệm nào về việc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, do đó chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích mang lại cao hơn nguy co đối với thai nhi.
Các thí nghiệm trên chuột mang thai, cho thấy sự sẩy thai. Thỏ mang thai điều trị với liều 500 IU/kg, không gây ra tác dụng phụ nào.
Phụ nữ đang cho con bú: Không có bằng chứng về việc thuốc bài tiết qua sữa người. Do một số thuốc có thể tiết qua sữa, cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú.

Sử dụng với trẻ em: Mặc dù có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về sử dụng thuốc ở trẻ sinh non cho thấy thuốc an toàn và có hiệu quả trong việc điều trị thiếu máu, tính an toàn khi sử dụng thuốc lâu dài vẫn chưa được chứng minh.

Theo dõi cận lâm sàng: Ngay khi bắt đầu điều trị, chỉ số hematocrit nên được kiểm tra mỗi 2 lần/ tuần cho đến khi đạt được giá trị mong muốn (từ 10 – 12 g/dl hay 30% -36% tương ứng). Sau khi đã đạt được mức này, chỉ số hematocrit nên được đo 1 lần/tuần trong vòng 4 tuần để khẳng định hematocrit được duy trì ổn định. Ngoài ra, xét nghiệm hematocrit cần được thực hiện đều đặn. Đo tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, haemoglobin vần được thực hiện đều đặn (mỗi 4 tuần). Tăng nhẹ số tiểu cầu được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị với thuốc. Mặc dù thay đổi này là đáng kể, nhưng không gây ra dấu hiệu nào đáng kể trên lâm sàng. Ở bệnh nhân suy thận mãn, chỉ số urea, creatinine, kali, phospho và uric acid cần được theo dõi thường xuyên. Những thông số này có thể tăng nhẹ ở bệnh nhân thận mãn có lọc máu hay không.

Ăn kiêng:
Khi tăng hematocrit, bệnh nhân sẽ thường cảm thấy thèm ăn. Do đó, những bệnh nhân điều trị với thuốc thường ăn nhiều. Trong trường hợp này, cần theo dõi đặc biệt thức ăn có hàm lượng kali cao do có thể dẫn đến tăng kali máu.

Kiểm soát lọc máu: Sử dụng thuốc điều trị có thể dẫn đến tăng hematocrit có thể ảnh hưởng đến hiệu quả lọc máu. Lọc máu cần được tiến hành để giảm sự gia tăng urea, phosphorous, potassium hay creatinine. Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân đang điều trị với thuốc có thể cần sử dụng thuốc chống đông heparin để ngăn ngừa đông máu ở thận nhân tạo.

Bảo quản:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, 25oC hay dưới.

  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp.

  • Không để thuốc đóng băng.

  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Thông tin sản phẩm

SĐK: QLSP-H03-1156-19

NSX: Instituto Biologico Contemporaneo S.A - ÁC HEN TI NA

NĐK: Công ty CP Dược phẩm Duy Tân (DUYTANPHARMA)

Sản phẩm thuộc nhóm “Thuốc tác dụng đối với máu”.

Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm, đóng gói trong hộp 1 lọ 1ml.

 

Có thể bạn quan tâm?
DEXALEVO-DROP

DEXALEVO-DROP

administrator
XATRAL XL 10mg

XATRAL XL 10mg

XATRAL XL gồm 10mg Alfuzosin hydroclorid
administrator
IRON

IRON

administrator
IMETAMIN

IMETAMIN

administrator
SAVIMETOC

SAVIMETOC

administrator
SUMATRIPTAN MKP 50

SUMATRIPTAN MKP 50

administrator
BETAHISTINE DIHYDROCHLORIDE 24

BETAHISTINE DIHYDROCHLORIDE 24

administrator
TINFOMUC 200

TINFOMUC 200

administrator