HAPACOL TEEN

daydreaming distracted girl in class

HAPACOL TEEN

Thành phần

Thành phần của thuốc gồm 325mg paracetamol 5mg loratadine và 10mg dextromethorphan HBr.

Công dụng – chỉ định

Thuốc được chỉ định trong:

  • Giảm đau hạ sốt trong trường hợp cảm lạnh, đau nhức cơ thể, sổ mũi, ho hay ớn lạnh.

  • Điều trị các triệu chứng của cảm cúm như sốt, ho, đau nhức bắp thịt, nhức đầu, xương khớp, chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm xoang, chảy nước mắt, ngứa mắt, sổ mũi theo mùa, mẩn ngứa hay viêm mũi dị ứng.  

Liều dùng – cách dùng

Người lớn và trẻ em từ trên 12 tuổi uống 1 viên/ lần, mỗi ngày 2 lần.

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng ở:

  • Trẻ em từ dưới 12 tuổi.

  • Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

  • Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tác dụng phụ

- Đối với Paracetamol:

  • Phát ban da và các phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xuất hiện. Thường là nổi ban đỏ hay mày đay, có thể nặng hơn, kèm theo sốt do dùng thuốc và tổn thương niêm mạc. 

  • Tác dụng phụ ít gặp bao gồm phát ban da; buồn nôn, nôn mửa; bệnh thận, độc tính trên thận khi lạm dụng dài ngày; giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính hay thiếu máu.

  • Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm phản ứng quá mẫn.

- Đối với Loratadin:

Với liều dùng lớn hơn 10mg/ngày, có thể xuất hiện các tác dụng phụ:

  • Thường gặp như đau đầu, khô miệng.

  • Ít gặp như chóng mặt; hắt hơi, khô mũi hay viêm kết mạc.

  • Hiếm gặp như trầm cảm; đánh trống ngực, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất; kinh nguyệt không đều; buồn nôn; bất thường chức năng gan; ngoại ban, nổi mày đay và sốc phản vệ.

- Đối với Dextromethorphan hydrobromide:

  • Thường gặp như mệt mỏi, chóng mặt; buồn nôn; nhịp tim nhanh; đỏ bừng.

  • Ít gặp như nổi mày đay.

  • Hiếm gặp như ngoại ban. Thỉnh thoảng gặp rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ nhẹ. Khi dùng liều quá cao có thể xuất hiện hành vi kỳ quặc do ngộ độc, gây ức chế hệ thần kinh trung ương, suy hô hấp.

Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ hay dược sĩ có chuyên môn để được xử trí kịp thời.

Tương tác

Một số tương tác thuốc đã được ghi nhận, bao gồm:
- Đối với Paracetamol:
+ Metoclopramid và Domperidon làm tăng tốc độ hấp thu Paracetamol.
+ Cholestyramin làm giảm sự hấp thu của Paracetamol.
+ Thuốc chống đông bị tăng tác dụng khi sử dụng Paracetamol dài ngày, từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên ở liều sử dụng thông thường tác động của nó không có ý nghĩa.
- Đối với Loratadin:
+ Thuốc ức chế CYP3P4, CYP2D6 làm tăng nồng độ của Loratadin, từ đó làm tăng các tác dụng phụ có thể gặp phải.
+ Ketoconazol, Erythromycin hay Cimetidin làm tăng nồng độ của Loratadin trong huyết tương.
- Đối với Dextromethorphan HBr:
+ Rượu làm tăng tác dụng an thần của thành phần này.
+ Các thuốc IMAOs, thuốc SSRIs, thuốc chống trầm cảm có nguy cơ xảy ra hội chứng Serotonin từ đó dẫn tới thay đổi trạng thái tinh thần, run, cơn rùng mình, tăng huyết áp, tăng phản xạ, rung giật cơ, bồn chồn hay toát mồ hôi.
+ Các thuốc ức chế CYP2D6 như Fluoxetine, Paroxetin, Methadon, Quinidin,... có thể làm tăng nồng độ của Dextromethorphan trong máu, từ đó làm tăng các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc (chẳng hạn như mất ngủ, rung, kích động, tiêu chảy, nhầm lẫn hay suy hô hấp) và gây ra hội chứng Serotonin.
+ Quinidin làm tăng nồng độ của Dextromethorphan trong huyết tương lên gấp 20 lần, từ đó làm tăng tác dụng phụ như rối loạn hệ thần kinh trung ương của thuốc.
Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, báo ngay cho bác sĩ về tất cả các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng và các bệnh khác đang mắc phải.

Lưu ý khi sử dụng

Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú:

- Phụ nữ mang thai: Paracetamol và Loratadin không có tác động xấu tới thai nhi với liều dùng khuyến cáo cho phụ nữ có thai. Hiện vẫn chưa có dữ liệu về việc sử dụng Dextromethorphan ở phụ nữ mang thai. Cần thận trọng khi sử dụng trong giai đoạn thai kỳ, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết. 

- Phụ nữ cho con bú: Paracetamol và Loratadin được bài tiết vào trong sữa mẹ nhưng không có ý nghĩa lâm sàng. Hiện vẫn chưa có dữ liệu về Dextromethorphan và các chất chuyển hóa bài tiết vào trong sữa mẹ hay không. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.

Lái xe và vận hành máy móc:

Tác dụng phụ gây chóng mặt, buồn ngủ có thể tác động tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cần thận trọng trong những trường hợp này.

Lưu ý đặc biệt:

 - Đối với Paracetamol:

+ Không nên sử dụng phối hợp với các thuốc có chứa Paracetamol để không bị quá liều hay ngộ độc thuốc. 

+ Khi các triệu chứng bệnh kéo dài như đau dai dẳng trên 5 ngày hay sốt quá 3 ngày, cần hỏi ý kiến của bác sĩ. 

+ Thận trọng với bệnh nhân mắc bệnh gan và thận, ở bệnh nhân xơ gan có nguy cơ cao hơn bị quá liều.

+ Cảnh báo cho bệnh nhân về một số phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell, hoại tử da nhiễm độc, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính tuy rất ít xảy ra.

- Đối với Loratadin:

+ Thận trọng ở bệnh nhân bị suy gan.

+ Ngưng sử dụng trước 48 giờ khi cần thực hiện các xét nghiệm trên da về phản ứng dị ứng do có thể gây ảnh hưởng tới kết quả của các dương tính của xét nghiệm.

- Đối với Dextromethorphan hydrobromide, thận trọng khi sử dụng ở những đối tượng sau:

+ Bị ho, quá nhiều đờm, ho mãn tính ở bệnh nhân hút thuốc, hen hay tràn khí màng phổi.

+ Có nguy cơ hay đang bị suy giảm hô hấp.

+ Đang dùng các thuốc ức chế enzym CYP2D6.

Thông tin sản phẩm

SĐK: VD-11447-10

NSX: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang - VIỆT NAM

NĐK: 

Sản phẩm thuộc nhóm “Thuốc giảm đau, hạ sốt - Nhóm chống viêm không Steroid – Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp”.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, đóng gói trong hộp 10 vỉ x 10 viên.

 

Có thể bạn quan tâm?
MEYERCARMOL 500

MEYERCARMOL 500

administrator
RUSSXIL

RUSSXIL

administrator
DALIMYCIN

DALIMYCIN

administrator
BAMYROL EXTRA

BAMYROL EXTRA

administrator
ALBUTEIN

ALBUTEIN

administrator
TATOPIC 0,1%

TATOPIC 0,1%

administrator
VINCEROL 4mg

VINCEROL 4mg

administrator
SOLIFEN

SOLIFEN

administrator