DỊ ỨNG THỜI TIẾT

daydreaming distracted girl in class

DỊ ỨNG THỜI TIẾT

 

Tổng quan

Bệnh dị ứng (hay viêm mũi dị ứng) xảy ra vào một mùa nhất định thường được gọi là dị ứng thời tiết. Theo báo cáo của Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ, khoảng 8% người Mỹ gặp phải tình trạng này.

Dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với chất gây dị ứng (còn gọi là dị nguyên) ở môi trường ngoài, chẳng hạn như phấn hoa. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất là phấn hoa từ các loài thực vật thụ phấn nhờ gió. Các loài thực vật khác nhau phát tán phấn hoa vào những thời điểm khác nhau trong năm. Tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng và nơi bạn sống, bạn có thể bị dị ứng nhiều hơn một thời điểm trong năm. Bạn cũng dị ứng với một số tác nhân trong nhà như nấm mốc hoặc lông thú cưng.

Ảnh có chứa người, cậu bé, rất ít, trẻ

Mô tả được tạo tự động

Dị ứng thời tiết là một bệnh khá thường gặp

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết 

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết diễn tiến từ nhẹ đến nặng, phổ biến nhất bao gồm:

  • Hắt hơi

  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi

  • Chảy nước mắt và ngứa mắt

  • Ngứa họng, ngứa tai

  • Tai bị tắc nghẽn

  • Chảy dịch mũi sau

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

  • Đau đầu

  • Khó thở

  • Khò khè

  • Ho

Nhiều người bị dị ứng thời tiết thường bị kèm theo hen suyễn. Nếu bạn mắc phải cả 2 bệnh lý này, các dị nguyên gây dị ứng thời tiết cho bạn có thể kích thích khởi phát cơn hen suyễn.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc và nhận diện dị nguyên có trong không khí. Khi đó, cơ thể phóng thích histamin và các chất trung gian hóa học khác vào máu, gây nên phản ứng viêm cũng như các triệu chứng của dị ứng. Các tác nhân gây ra dị ứng thời tiết sẽ thay đổi tùy theo từng mùa. 

Mùa xuân

Phấn hoa của các loài cây thân gỗ là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh dị ứng thời tiết vào mùa xuân. Bạch dương là một trong những loài phân bố phổ biến nhất phía bắc, nơi nhiều người bị dị ứng với với phấn hoa của loài cây này. Các cây gây dị ứng khác ở Bắc Mỹ bao gồm tuyết tùng, cây alder, hạt dẻ ngựa, cây liễu và cây dương.

Mùa hè

Thủ phạm gây nên dị ứng thời tiết vào mùa hè là các loại cỏ, chẳng hạn như cỏ lúa mạch đen và cỏ timothy, cũng như một số loại cỏ dại nhất định. 

Mùa thu

Mùa thu là mùa của cỏ phấn hương. Tên chi của cỏ phấn hương là Ambrosia, bao gồm hơn 40 loài khác nhau trên toàn thế giới. Phần lớn chúng mọc ở các vùng ôn đới của Bắc và Nam Mỹ. Phấn hoa của chúng là một chất gây dị ứng rất phổ biến và các triệu chứng của dị ứng cỏ phấn hương có thể rất nghiêm trọng.

Một số loài thực vật khác rụng phấn vào mùa thu bao gồm cây tầm ma, cây ngải cứu, cây me chua và cây bìm bịp.

Ảnh có chứa hoa

Mô tả được tạo tự động

Phấn hoa là tác nhân thường gặp nhất gây khởi phát cơn dị ứng

Mùa đông

Đến mùa đông, hầu hết dị nguyên ở ngoài trời (điển hình là phấn hoa) không hoạt động. Điều này khiến người bị dị ứng thời tiết cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, vào mùa đông, mọi người dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Nếu bạn dễ bị dị ứng thời tiết, các tác nhân trong nhà cũng có thể là nguyên nhân khởi phát cơn dị ứng của bạn như nấm mốc, lông thú nuôi, mạt bụi hoặc gián.

Các dị nguyên trong nhà thường dễ loại bỏ khỏi môi trường sống của bạn hơn so với phấn hoa ngoài trời. Dưới đây là một số mẹo để loại bỏ các dị nguyên phổ biến trong nhà của bạn:

  • Giặt chăn, ga giường bằng nước rất nóng ít nhất một lần một tuần.

  • Loại bỏ đồ chơi nhồi bông khỏi phòng ngủ của con bạn.

  • Làm sạch bề mặt bị mốc

  • Sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm dư thừa.

Chẩn đoán dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết thường dễ chẩn đoán hơn các bệnh dị ứng khác. Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng chỉ xảy ra vào một số thời điểm nhất định trong năm thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm mũi dị ứng thời tiết. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra tai, mũi và họng để chẩn đoán.

Điều trị dị ứng thời tiết

Cách điều trị hiệu quả nhất cho bệnh dị ứng thời tiết là tránh các dị nguyên gây ra các triệu chứng. Một số trường hợp có thể dùng thêm thuốc để điều trị triệu chứng hoặc dùng phương pháp điều trị thay thế.

Tránh các dị nguyên

Một số cách cụ thể như sử dụng máy điều hòa không khí có bộ lọc HEPA để làm mát ngôi nhà của bạn vào mùa hè, thay vì dùng quạt trần. Kiểm tra dự báo về phấn hoa ở nơi bạn sống và cố gắng hạn chế ra ngoài khi số lượng phấn hoa tăng cao. Vào thời điểm bệnh dị ứng thời tiết có nguy cơ bùng phát cao:

  • Hãy đóng cửa sổ lại

  • Hạn chế thời gian ở ngoài trời

  • Hãy cân nhắc việc đeo khẩu trang chống bụi khi ra ngoài, đặc biệt là vào những ngày có gió.

Một điều quan trọng nữa là tránh khói thuốc lá vì khói thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Ảnh có chứa người, ngoài trời, phụ kiện

Mô tả được tạo tự động

Đeo khẩu trang giúp hạn chế hít phải các dị nguyên

Thuốc 

Khi không thể hạn chế việc tiếp xúc với các dị nguyên, bạn có thể sử dụng một số thuốc sau đây: 

  • Thuốc không kê đơn như thuốc trị nghẹt mũi và thuốc kháng histamin, như cetirizin (Zyrtec) và các loại thuốc dạng phối hợp có chứa paracetamol, diphenhydramin và phenylephrin

  • Thuốc kê đơn, như thuốc xịt mũi có chứa steroid

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm phòng dị ứng. Đây là một loại liệu pháp miễn dịch có thể giúp hệ thống miễn dịch giải mẫn cảm với các dị nguyên.

Một số loại thuốc dị ứng có thể có các tác dụng phụ không mong muốn, như buồn ngủ, chóng mặt và lú lẫn.

Phương pháp điều trị thay thế

Hiện nay, không có nhiều nghiên cứu thực hiện về các phương pháp điều trị thay thế cho bệnh dị ứng thời tiết. Một số phương pháp điều trị thay thế sau đây được cho là có thể hỗ trợ khi bạn bị dị ứng thời tiết:

  • Quercetin: một flavonoid có trong rau, củ, quả

  • Lactobacillus acidophilus: lợi khuẩn “thân thiện” được tìm thấy trong sữa chua

  • Spirulina: một loại tảo xanh

  • Vitamin C: có một số tính chất kháng histamin

Cần có thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu xem các phương pháp điều trị thay thế này có thực sự hiệu quả hay không.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VIÊM ÂM ĐẠO

VIÊM ÂM ĐẠO

administrator
HỒNG CẦU HÌNH LƯỠI LIỀM

HỒNG CẦU HÌNH LƯỠI LIỀM

administrator
LAO XƯƠNG

LAO XƯƠNG

administrator
HẸP ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

HẸP ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

Rối loạn đường mật là tình trạng ở trẻ sơ sinh, trong đó mật bị tắc nghẽn không thể di chuyển từ gan đến ruột non. Ở trẻ em bị hẹp tuyến mật, mật không thể chảy đến ruột non và nó sẽ tích tụ trong gan và làm hỏng cơ quan này. Phương pháp điều trị chính của vấn đề này là phẫu thuật.
administrator
ĐAU NỬA ĐẦU

ĐAU NỬA ĐẦU

administrator
TIỀN SẢN GIẬT

TIỀN SẢN GIẬT

administrator
VIÊM RUỘT THỪA

VIÊM RUỘT THỪA

administrator
BARRETT THỰC QUẢN

BARRETT THỰC QUẢN

administrator