HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SNAPCHAT (SNAPCHAT DYSMORPHIA): KHI SỰ HOÀN HẢO CHỈ LÀ MỘT BỘ LỌC.

Rối loạn Snapchat xảy ra khi bạn so sánh ảnh selfie đã được chỉnh sửa kỹ càng với ngoại hình thực tế của mình. Khi bạn edit những khuyết điểm mà mình nhận thấy được, cảm giác bất mãn và không vui có khả năng xuất hiện khiến bạn ước có thể thay đổi được vẻ bề ngoài của mình để trông giống với những hình ảnh đã được edit đó. Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy những khám phá chuyên sâu về chứng rối loạn Snapchat - Snapchat Dysmorphia, cùng với một số mẹo để điều hướng những cảm xúc này.

daydreaming distracted girl in class

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SNAPCHAT (SNAPCHAT DYSMORPHIA): KHI SỰ HOÀN HẢO CHỈ LÀ MỘT BỘ LỌC.

Vào đầu những năm 2000, chúng ta không thể chỉnh sửa ảnh gì nhiều ngoài việc sửa mắt đỏ bằng một công cụ đặc biệt. Giờ đây, khi công nghệ trở nên phát triển hơn, điện thoại thông minh đã cung cấp một loạt các filter và công cụ chỉnh sửa cho phép bạn edit ảnh selfie của mình giúp tạo ra một loạt những hình ảnh xinh đẹp nhất.

Chỉnh sửa ảnh selfie không có hại. Tuy nhiên, việc tiếp xúc liên tục với những bức ảnh selfie được chỉnh sửa kỹ càng có thể tạo ra điều gì đó khiến bạn mất kết nối với thực tế. Việc xem những bức ảnh mà mọi người đã edit hoàn hảo có thể khiến bạn khó nhận ra rằng trên thực tế, mọi người đều có những điểm không hoàn mỹ.

Khi những nghiên cứu ngày tìm ra nhiều mối liên hệ giữa những bức ảnh tự sướng được chỉnh sửa kỹ càng và sự không hài lòng về cơ thể ngày càng tăng, một thuật ngữ mới đã xuất hiện để mô tả hiện tượng này: Snapchat Dysmorphia (tạm dịch: rối loạn Snapchat).

Nói một cách đơn giản, rối loạn Snapchat xảy ra khi bạn so sánh ảnh selfie đã được chỉnh sửa kỹ càng với ngoại hình thực tế của mình. Khi bạn edit những khuyết điểm mà mình nhận thấy được, cảm giác bất mãn và không vui có khả năng xuất hiện khiến bạn ước có thể thay đổi được vẻ bề ngoài của mình để trông giống với những hình ảnh đã được edit đó.

Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy những khám phá chuyên sâu về chứng rối loạn Snapchat - Snapchat Dysmorphia, cùng với một số mẹo để điều hướng những cảm xúc này.

NHỮNG DẤU HIỆU CHÍNH

Hội chứng rối loạn Snapchat không phải là một chẩn đoán chính thức về sức khỏe tâm thần, vì vậy các chuyên gia vẫn chưa xác định được định nghĩa, tiêu chí hoặc những triệu chứng tiêu chuẩn.

Thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng sau khi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ bắt đầu báo cáo rằng một số khách hàng muốn các quy trình thẩm mỹ phù hợp với phiên bản đã được chỉnh sửa của chính họ - những thay đổi không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được trong thực tế.

Có thể bạn đã có một số kinh nghiệm edit ảnh tự chụp của mình trên các ứng dụng truyền thông xã hội như Snapchat và Instagram - như xóa mụn, làm sáng da, giúp mũi trông cao hơn hoặc thêm một chút đường nét cơ thể.

Một điều không thôi không thể tạo thành hội chứng rối loạn Snapchat, và cũng không có gì sai khi muốn phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi ngoại hình và giúp bạn tự tin hơn.

Một vài dấu hiệu dưới đây có thể gợi ý việc thói quen chụp ảnh tự sướng của bạn có thể cần được xem xét kỹ lưỡng:

  • Bạn tập trung nhiều vào vẻ ngoài của mình trong những bức ảnh tự chụp và bận tâm đến những khuyết điểm mà không ai khác để ý, chẳng hạn như hình dáng lông mày hoặc kích thước vầng trán.

  • Bạn dành nhiều thời gian để chụp đi chụp lại các bức ảnh selfie, sau đó lọc và chỉnh sửa chúng cho phù hợp.

  • Bạn thường xuyên xem lại những bức ảnh selfie cũ để kiểm tra những sai sót hoặc khuyết điểm.

  • Thường xuyên so sánh bạn và người khác khiến bạn không hài lòng với ngoại hình của mình.

  • Bạn muốn thay đổi diện mạo của mình vì bạn tin rằng mình “nên” trông theo một cách nhất định.

  • Bạn thường thấy mình dành nhiều thời gian hơn dự định để chụp ảnh tự sướng hoặc chỉnh sửa chúng.

  • Bạn dành nhiều thời gian khám phá những cách thay đổi ngoại hình để phù hợp với ảnh selfie của mình.

  • Bạn cảm thấy phiên bản đã được chỉnh sửa của chính bạn giống với con người thật của bạn hơn. Nói cách khác, bạn đã đánh mất cảm giác về diện mạo thực sự của mình.

  • Bạn càng dành nhiều thời gian để chụp ảnh tự sướng, bạn càng cảm thấy tồi tệ về ngoại hình của mình.

  • Cho dù bạn quyết tâm ngừng chụp và chỉnh sửa ảnh selfie bao nhiêu lần, bạn vẫn cảm thấy khó từ bỏ.

Hội chứng rối loạn Snapchat thường có nghĩa là việc chụp và chỉnh sửa ảnh selfie không còn thú vị nữa. Tuy nhiên, mặc dù ảnh tự chụp khiến bạn cảm thấy buồn, thất vọng hoặc đau khổ với ngoại hình thực tế của mình, bạn dường như không thể ngừng selfie.

ĐIỀU GÌ GÂY RA CHỨNG RỐI LOẠN SNAPCHAT?

Một nghiên cứu năm 2020 của 481 sinh viên đại học cho thấy rằng việc dành nhiều thời gian hơn để xem ảnh selfie có thể làm tăng sự không hài lòng của bạn với khuôn mặt của chính mình. Hơn nữa, dành nhiều thời gian xem ảnh selfie (cũng như đếm hết các lượt thích và bình luận của mọi người) có thể khiến bạn so sánh mình và người khác nhiều hơn. Điều này có thể thúc đẩy tự phê bình nhiều hơn.

Bạn có thể đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực để tuân theo các tiêu chuẩn lý tưởng về cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày - từ quảng cáo, truyền hình, các hình thức truyền thông khác hoặc thậm chí là bạn bè và những người thân yêu của bạn.

Phương tiện truyền thông xã hội thường chỉ phục vụ để phóng đại áp lực này. Những hình ảnh bạn nhìn thấy thường không cung cấp một mô tả chính xác hoặc thực tế về cách mọi người thực sự trông như thế nào. Nhưng ngoài việc chỉnh sửa những hình ảnh selfie, mọi người cũng có thể chọn chỉ đăng những hình ảnh bản thân đẹp nhất.

Không giống như những người nổi tiếng trong các hình thức truyền thông khác, những người trong vòng kết nối mạng xã hội của bạn có vẻ bình thường hơn, ngay cả khi bạn không biết họ nhiều. Vì vậy, mặc dù bạn có thể cho rằng mọi hình ảnh trên tạp chí mà bạn xem đều đã được chỉnh sửa, nhưng bạn có thể không tự động cho rằng mọi bức ảnh selfie mà bạn gặp phải đều đã qua nhiều lớp filter.

Cũng nên để ý về tần suất bạn bắt gặp những bức ảnh tự sướng. Các ước tính khảo sát từ năm 2021 cho thấy điều này khá thường xuyên:

  • Trong số những người trưởng thành ở Hoa Kỳ sử dụng Snapchat và Instagram, 59% cho biết họ sử dụng các ứng dụng này hàng ngày.

  • Trong số những người dùng Snapchat trong độ tuổi từ 18 đến 29, 71% sử dụng ứng dụng này hàng ngày và 60% sử dụng nó nhiều hơn một lần mỗi ngày.

  • Trong số những người dùng Instagram trong độ tuổi từ 18 đến 29, 73% sử dụng ứng dụng hàng ngày và 53% sử dụng nhiều hơn một lần mỗi ngày.

Bạn càng xem nhiều ảnh selfie đã được chỉnh sửa, bạn càng có thể bắt đầu tự hỏi tại sao mình trông không hoàn hảo như những người khác. Cuối cùng, điều này có thể khiến bạn xác định những cách bạn có thể thay đổi bản thân để cải thiện hình ảnh của chính mình.

Dành nhiều thời gian chụp và xem lại ảnh tự sướng cũng giúp bạn dễ dàng tìm thấy những điểm bạn không thích về ngoại hình của mình.

Theo một nghiên cứu năm 2015 liên quan đến 101 cô gái vị thành niên, việc dành nhiều thời gian hơn để chỉnh sửa và chia sẻ ảnh selfie trên mạng xã hội làm tăng nguy cơ họ gặp phải tình trạng không hài lòng về cơ thể và thói quen ăn uống không điều độ. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng mạng xã hội hoặc xem hình ảnh của người khác không làm tăng nguy cơ này theo cách tương tự.

TẠI SAO ĐÂY LÀ MỘT ĐIỀU ĐÁNG QUAN NGẠI?

Bạn sẽ không tìm thấy hội chứng rối loạn Snapchat trong “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5).” Tất cả đều giống nhau, một số dấu hiệu chính của nó giống với tình trạng sức khỏe tâm thần được gọi là rối loạn mặc cảm ngoại hình (BDD).

Tình trạng này rơi vào danh mục DSM-5 rộng hơn về các chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nó liên quan đến ba dấu hiệu chính:

  • Cực kỳ lo lắng về những khiếm khuyết dễ nhận thấy trong ngoại hình. Bạn có thể thấy mình đang khắc phục những điểm không hoàn hảo này - đôi mắt hơi không đều, đôi môi mỏng hoặc có vết sưng trên mũi - và tin rằng chúng khiến bạn trở nên kém hấp dẫn hoặc thu hút. 

  • Kiểm tra thường xuyên các khuyết điểm. Có thể bạn sẽ dành nhiều thời gian để che giấu các đặc điểm được đề cập, kiểm tra nó trong gương, hỏi người khác xem họ có nhận thấy không hoặc so sánh bạn với người khác. Những hành vi này có thể mất hàng giờ mỗi ngày và chúng thường làm trầm trọng thêm cảm giác không hài lòng và đau khổ.

  • Việc cố gắng chỉnh sửa khuyết điểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Cả mối bận tâm của bạn về điểm không đẹp mà bạn nhận thấy cũng như nỗ lực che giấu hoặc loại bỏ nó đều gây ra đau khổ và làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của bạn. Kiểm tra ngoại hình của bạn liên tục và cố gắng che giấu đặc điểm này không thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, bạn có thể thấy không dễ dàng hoặc không thể dừng lại.

Các ứng dụng truyền thông xã hội có thể dễ dàng thúc đẩy những cảm xúc này. Sau cùng, điện thoại thông minh của bạn cung cấp một công cụ tiện lợi, luôn sẵn sàng trong túi hoặc trong lòng bàn tay, giúp bạn dễ dàng kiểm tra những phần ngoại hình mà bạn cho là thiếu sót hoặc không hấp dẫn.

Mặc dù các filter và tính năng chỉnh sửa không loại bỏ được khuyết điểm trên thực tế nhưng chúng cho phép bạn xem hình ảnh của chính mình khi không có nó. Khi đó, việc so sánh con người thật của bạn với phiên bản đã qua lớp filter có thể chỉ làm tăng thêm cảm giác lo lắng, khó chịu hoặc thậm chí là xấu hổ.

Cuối cùng, rối loạn mặc cảm ngoại hình BDD có thể dẫn đến:

  • Tránh các tình huống xã hội, bao gồm cả tại trường học hoặc nơi làm việc.

  • Khó quản lý các trách nhiệm hàng ngày, bao gồm nuôi dạy con cái và những việc khác.

  • Làm giảm chất lượng cuộc sống.

  • Có ý nghĩ tự tử.

Với hội chứng rối loạn Snapchat, bạn có thể nhận thấy kết quả tương tự. Có thể bạn đang:

  • Dành quá nhiều thời gian để chỉnh sửa và xem lại ảnh selfie khiến bạn không hoàn thành bài tập về nhà hoặc công việc.

  • Hủy kế hoạch với bạn bè vì cảm thấy xấu hổ về ngoại hình của mình.

  • Ngó lơ người bạn dễ thương, hài hước trên Tinder của mình vì bạn sợ họ sẽ thích ảnh hồ sơ hơn con người thật của bạn.

  • Tin rằng bạn sẽ không cảm thấy hài lòng với ngoại hình của mình cho đến khi bạn sửa chữa được những khuyết điểm của mình.

Các chuyên gia thường khuyên bạn nên thận trọng khi theo đuổi các thủ thuật thẩm mỹ hoặc phẫu thuật để trông giống với ảnh đã qua chỉnh sửa . Bản thân phẫu thuật thẩm mỹ không có vấn đề gì, nhưng nó sẽ không giúp xoa dịu sự bất mãn bắt nguồn từ BDD. Trên thực tế, DSM-5 lưu ý rằng các thủ thuật thẩm mỹ thực sự có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ NÓ?

Nhận thấy một số dấu hiệu của chứng rối loạn Snapchat trong thói quen sử dụng mạng xã hội của riêng bạn? Ngừng sử dụng mạng xã hội trong một thời gian ngắn có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm mới quan điểm của bạn.

Nếu bạn cảm thấy chưa sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn các ứng dụng chia sẻ ảnh tự sướng, những mẹo này cũng có thể hữu ích:

  • Đặt ra giới hạn thời gian. Việc đặt ra một số ranh giới về thời gian bạn dành cho việc chụp và chỉnh sửa ảnh không bao giờ gây khó khăn. Ví dụ: nếu bạn thường dành 2 giờ để chụp và edit ảnh trong hầu hết các ngày, hãy thử thách bản thân bằng cách cắt giảm xuống 1 giờ mỗi ngày, sau đó là 30 phút.

  • Thay đổi Snaps của bạn. Hóa ra, nhiều người thực sự thích các loại ảnh khác hơn ảnh selfie, theo một nghiên cứu năm 2017. Thay vì chụp nhanh khuôn mặt của chính mình để chia sẻ, tại sao không ghi lại khoảnh khắc trong ngày của bạn? Con bọ kỳ lạ mà bạn tìm thấy trên đường, cảnh bình minh rực rỡ hoặc thậm chí là khung cảnh từ phòng ngủ của bạn nhìn ra ngoài - bất kỳ điều nào trong số này đều có thể mang lại cơ hội tương tác chân thực hơn với bạn bè.

  • Xem xét vòng tròn xã hội của bạn. Khi bạn bè thường xuyên chụp và chia sẻ ảnh đã qua chỉnh sửa, bạn có thể tự nhiên cảm thấy muốn theo kịp bằng cách đăng ảnh của riêng mình. Bạn có thể giảm bớt danh sách bạn bè của mình với những người mà bạn thực sự tương tác — đặc biệt là những người chia sẻ hình ảnh ngoài ảnh selfie đã qua filter.

  • Tránh so sánh bản thân với người khác. Có thể khó cưỡng lại mong muốn so sánh bản thân với người khác, nhưng hãy cố gắng nhớ điều này: Một số lượng lớn ảnh được chia sẻ lên mạng xã hội có thể đã qua chỉnh sửa giống như ảnh của bạn. Nếu bạn không biết người khác thực sự trông thế nào thì làm sao bạn có thể đưa ra so sánh?

KHI NÀO CẦN NHỜ ĐẾN SỰ HỖ TRỢ CHUYÊN NGHIỆP?

Nếu bạn đã cố gắng cắt giảm Snapchat và Instagram - ít nhất là về mặt chia sẻ ảnh selfie - nhưng dường như không thể bỏ thói quen này, thì việc liên hệ với bác sĩ trị liệu có thể giúp ích.

Kết nối với nhà trị liệu luôn là bước tốt tiếp theo khi:

  • Mối quan tâm về ngoại hình ảnh hưởng đến tâm trạng và các hoạt động hàng ngày của bạn.

  • Thời gian bạn dành cho việc tự sướng ảnh hưởng đến trách nhiệm và các mối quan hệ của bạn.

  • Bạn không thể tuân theo các giới hạn mà bạn đặt ra cho chính mình khi sử dụng mạng xã hội.

  • Bạn cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc lo lắng về thời gian dành cho việc chụp ảnh tự sướng.

  • Phẫu thuật và tiểu phẫu thẩm mỹ không thể điều trị BDD. Nó có thể khắc phục một khuyết điểm, nhưng nó không thể giúp bạn giải quyết những suy nghĩ tiềm ẩn khiến bạn tin rằng ngoại hình của mình không có khuyết điểm.

Mặt khác, áp dụng liệu pháp chữa trị có thể tạo ra sự khác biệt. Một chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã đề nghị những loại liệu pháp sau:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Cách tiếp cận này dạy các kỹ thuật để nhận ra, thách thức và điều chỉnh lại những suy nghĩ không mong muốn về ngoại hình của bạn.

  • Liệu pháp tiếp xúc: Cách tiếp cận này giúp bạn từ từ tiếp xúc với các tình huống kích hoạt để bạn có thể học và thực hành những cách điều chỉnh phản ứng của mình với chúng.

  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết: Cách tiếp cận này dạy các chiến lược để chấp nhận và chịu đựng một cách chánh niệm sự đau khổ do những suy nghĩ không mong muốn về ngoại hình của bạn gây ra.

  • Liệu pháp siêu nhận thức: Cách tiếp cận này giúp bạn học cách nhận ra và thách thức quá trình bên trong góp phần tạo ra những suy nghĩ không mong muốn về ngoại hình của bạn, thay vì chính những suy nghĩ đó.

Một số nghiên cứu năm 2021 cho thấy thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nó không thể làm bất cứ điều gì để giải quyết niềm tin tiềm ẩn trong các triệu chứng của bạn, vì vậy các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường khuyên bạn nên tiếp tục điều trị bên cạnh việc uống thuốc.

Ngoài ra, việc kết nối với nhóm hỗ trợ BDD cũng có thể có lợi.

NHẮN NHỦ

Việc áp dụng nhiều lớp filter và chỉnh sửa để tạo ra một bức ảnh selfie hoàn hảo cuối cùng có thể dẫn đến việc bạn xa rời con người thật của mình. Ngoài ra, vì sự hoàn hảo thường không thể đạt được, nhiệm vụ này có thể không bao giờ thực sự kết thúc.

Tóm lại, việc chụp và chỉnh sửa ảnh tự sướng không phải là vấn đề đáng lo ngại — cho đến khi nó bắt đầu gây ra cảm giác khó chịu, chẳng hạn như không hài lòng với ngoại hình của bạn. Khi việc chụp và chỉnh sửa ảnh selfie khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn là vui vẻ, bạn nên đặt điện thoại sang một bên để kết nối lại với con người thật của mình.

 

Có thể bạn quan tâm?
PHYTOCERAMIDES CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG CHĂM SÓC DA

PHYTOCERAMIDES CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG CHĂM SÓC DA

Phytoceramides là thành phần mới nhất trong danh sách dài các thành phần chăm sóc da được quảng cáo là bí quyết để có làn da mịn màng, tươi tắn. Mặc dù chúng chắc chắn có thể giúp giảm tình trạng khô da, làm dịu kích ứng và thậm chí có thể làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, nhưng phytoceramides không hoàn toàn thần kỳ như người ta đồn đại. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
administrator
TẠM BIỆT TÓC KHÔ: CÁCH DƯỠNG ẨM SÂU TẠI NHÀ NHƯ MỘT CHUYÊN GIA

TẠM BIỆT TÓC KHÔ: CÁCH DƯỠNG ẨM SÂU TẠI NHÀ NHƯ MỘT CHUYÊN GIA

Dầu xả sâu có các thành phần làm mềm và giữ ẩm đậm đặc hơn và lưu lại trên tóc lâu hơn so với dầu xả hàng ngày. Hầu hết mọi người có thể sử dụng dầu xả sâu mỗi tuần một lần. Chải sản phẩm từ phần giữa đến ngọn tóc, để yên trong 20 phút và xả sạch bằng nước mát.
administrator
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RETINOL VÀ TRETINOIN?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RETINOL VÀ TRETINOIN?

Làn da của mỗi người là khác nhau, nhưng không có làn da nào có khả năng miễn nhiễm với tác động của ánh nắng mặt trời, căng thẳng và quá trình lão hóa tự nhiên. Để điều trị những tác động này, bạn có thể quyết định sử dụng retinoids. Retinoids là các hợp chất hóa học liên quan đến vitamin A. Retinol và tretinoin đều là những ví dụ về retinoid. Tretinoin còn có thể được gọi là axit retinoic all-trans (ATRA). Nó được bán dưới nhiều tên thương hiệu, bao gồm cả Retin-A. Với rất nhiều cái tên nghe có vẻ giống nhau, thật dễ khiến các retinoids này bị nhầm lẫn. Mặc dù retinol và tretinoin giống nhau nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Hãy cùng xem sự khác biệt giữa hai loại retinoid này.
administrator
QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA CƠ BẢN CHO DA HỖN HỢP

QUY TRÌNH CHĂM SÓC DA CƠ BẢN CHO DA HỖN HỢP

Tìm ra quy trình chăm sóc da tốt nhất cho da hỗn hợp có thể khiến bạn cảm giác như mình đang đi theo vòng luẩn quẩn. Điều gì xảy ra khi làn da của bạn sẽ nhờn và khô? Không cần phải lo lắng. Có thể không dễ dàng, nhưng chắc chắn bạn có thể tìm ra một quy trình làm mềm các mảng da khô và chống lại tình trạng bóng nhờn. Không quan trọng bao nhiêu phần trăm da của bạn là da dầu và da khô, hoặc nếu các mảng da khô và da dầu của bạn không ở những khu vực phổ biến - thì cách tiếp cận là như nhau.
administrator
6 THÀNH PHẦN ĐƠN GIẢN BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ CHĂM SÓC DA MẶT

6 THÀNH PHẦN ĐƠN GIẢN BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ CHĂM SÓC DA MẶT

Các thành phần chăm sóc da trong nhà bếp có thể vượt trội so với mỹ phẩm mua ở cửa hàng không? Một số có thể chống lại các vấn đề về da khác nhau, trong khi những loại khác có tác dụng làm mịn và sáng da.
administrator
NHỮNG BƯỚC BẠN NÊN THỰC HIỆN ĐỂ CÓ MỘT LÀN DA THỦY TINH ĐÚNG CHUẨN

NHỮNG BƯỚC BẠN NÊN THỰC HIỆN ĐỂ CÓ MỘT LÀN DA THỦY TINH ĐÚNG CHUẨN

Thuật ngữ “làn da thủy tinh” (glass skin) sẽ rất quen thuộc với những người yêu thích chế độ chăm sóc da của phái đẹp Hàn Quốc. Đây là khái niệm về một làn da mịn màng, trong trẻo, ngậm nước và sáng bóng như gương. Để da không còn lỗ chân lông, sáng mịn và trong suốt, làn da của bạn thật sự cần phải khỏe mạnh nhất về mọi mặt. Trẻ sơ sinh thường có một làn da như vậy vì da của chúng khi đó rất khỏe mạnh. Làn da thủy tinh là một mục tiêu mà mọi tín đồ sắc đẹp đều mong muốn sở hữu. Để đạt được vẻ ngoài này đòi hỏi chúng ta phải có một lối sống lành mạnh, cân bằng và một chế độ chăm sóc da đúng cách. Đây là cả một quá trình lâu dài.
administrator
CÁCH BÔI LẠI KEM CHỐNG NẮNG

CÁCH BÔI LẠI KEM CHỐNG NẮNG

Bôi kem chống nắng lại một cách thường xuyên là cần thiết để bảo vệ làn da của bạn.
administrator
CÓ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA VÀ MỤN TRỨNG CÁ?

CÓ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA VÀ MỤN TRỨNG CÁ?

Mụn trứng cá không phải lúc nào cũng liên quan đến sữa, nhưng bạn nên thử kiểm tra chế độ ăn uống của mình để tìm hiểu xem sữa ảnh hưởng đến làn da như thế nào. Nói chuyện với bác sĩ da liễu nếu bạn có thắc mắc về mối liên hệ giữa mụn trứng cá và lượng sữa tiêu thụ.
administrator