daydreaming distracted girl in class

NÓI LẮP

 

TỔNG QUAN

Nói lắp hay cà lăm - là một chứng rối loạn giọng nói liên quan đến sự trôi chảy và lưu loát khi nói, diễn ra một các thường xuyên và gây nhiều ảnh hưởng lớn. Những người nói lắp biết họ muốn nói gì, nhưng lại gặp khó khăn khi nói ra. Ví dụ, người nói lắp có thể  nói lặp lại hoặc kéo dài một từ, một âm tiết hoặc một phụ âm hoặc nguyên âm, hoặc họ có thể tạm dừng trong khi nói bởi vì họ đã gặp một từ hoặc âm thanh có vấn đề.

Nói lắp phổ biến ở trẻ nhỏ như một phần bình thường của việc học nói. Trẻ nhỏ có thể nói lắp khi khả năng nói và ngôn ngữ của chúng chưa phát triển đủ để theo kịp và diễn đạt những gì chúng muốn nói. Hầu hết trẻ em đều có thể mắc chứng nói lắp này.

Tuy nhiên, đôi khi nói lắp là một tình trạng mãn tính kéo dài đến tuổi trưởng thành. Loại nói lắp này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng giao tiếp với người khác.

C:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\85835542.tmp

Nói lắp có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng giao tiếp của trẻ

Trẻ em và người lớn nói lắp có thể được điều trị bằng các phương pháp như trị liệu ngôn ngữ, sử dụng thiết bị điện tử để cải thiện khả năng nói hoặc liệu pháp hành vi nhận thức.

NGUYÊN NHÂN

Các nhà khoa học thường xuyên  nghiên cứu các nguyên nhân cơ bản của chứng nói lắp trong quá trình phát triển. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Bất thường trong kiểm soát lời nói. 

  • Di truyền học. Nói lắp có xu hướng di truyền trong gia đình. Có vẻ như nói lắp có thể là kết quả của các bất thường của gen di truyền.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc nói lắp như:

  • Đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc các rối loạn não khác có thể gây ra chậm nói hoặc bị gián đoạn hay lặp lại âm thanh (nói lắp do thần kinh).

  • Những người nói lắp có thể bị rối loạn khi họ lo lắng hoặc cảm thấy áp lực. 

  • Khó khăn về lời nói xuất hiện sau một chấn thương tinh thần (nói lắp do tâm lý) thường là không phổ biến.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Nam giới thường nói lắp nhiều hơn so với nữ giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nói lắp bao gồm:

  • Chậm phát triển. Trẻ em chậm phát triển hoặc các vấn đề về giọng nói khác có thể dễ bị nói lắp hơn.

  • Có người thân nói lắp. 

  • Căng thẳng. Căng thẳng trong gia đình, kỳ vọng của cha mẹ hoặc các loại áp lực khác có thể làm trầm trọng thêm tật nói lắp hiện có.

HỆ QUẢ CỦA NÓI LẮP

Nói lắp có thể dẫn đến:

  • Các vấn đề khi giao tiếp với người khác

  • Lo sợ khi giao tiếp

  • Không nói hoặc né tránh các tình huống yêu cầu nói

  • Mất khả năng tham gia các hoạt động trong xã hội, trường học hoặc công việc và thành công

  • Bị bắt nạt hoặc bị trêu chọc

  • Mất tự tin

CHẨN ĐOÁN

Các chuyên gia y tế sẽ đánh giá và điều trị tình trạng rối loạn ngôn ngữ cho các trường hợp khác nhau ở cả trẻ em và người lớn. 

NẾU BẠN LÀ CHA MẸ CỦA BÉ CÓ TÌNH TRẠNG NÓI LẮP

Các chuyên gia có thể đặt một số câu hỏi để đánh giá tình trạng:

  • Hỏi về lịch sử phát triển của con bạn, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu có triệu chứng nói lắp và khi tình trạng nói lắp diễn ra thường xuyên hơn.

  • Hỏi về sự ảnh hưởng của nói lắp lên cuộc sống, sinh hoạt của trẻ

  • Nói chuyện hoặc yêu cầu trẻ đọc to để quan sát điểm bất thường

  • Đánh giá loại trừ việc nói lắp với tình trạng phát âm sai ở trẻ - một tình trạng bình thường khi học nói.

  • Kiểm tra một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây tình trạng bất thường khi nói như hội chứng Tourette

NẾU BẠN LÀ NGƯỜI LỚN CÓ TÌNH TRẠNG NÓI LẮP

Các chuyên gia sẽ đặt những câu hỏi tương tự như đối với trẻ em, về lịch sử phát triển cũng như các ảnh hưởng mà nó gây ra cho sinh hoạt hàng ngày của bạn. Ngoài ra sẽ hỏi thêm về các phương pháp điều trị bạn đã sử dụng để tìm ra phương pháp tốt nhất.

ĐIỀU TRỊ

Sau khi được đánh giá bởi chuyên gia, họ sẽ chọn ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng cá nhân do mỗi người sẽ có đáp ứng khác nhau cho từng phương pháp cụ thể. 

Việc điều trị có thể không loại bỏ tình trạng nói lắp hoàn toàn, nhưng nó sẽ giúp người bệnh cải thiện về khả năng nói trôi chảy, cải thiện về khả năng giao tiếp cũng như có thể tham gia một số hoạt động xã hội.

Một số phương pháp có thể sử dụng, không sắp xếp theo thứ tự hiệu quả:

  • Liệu pháp ngôn ngữ. Liệu pháp này dạy bạn nói chậm lại và học cách chú ý khi bạn nói lắp. Bạn có thể nói rất chậm khi bắt đầu liệu pháp, nhưng theo thời gian, việc nói sẽ được tự nhiên hơn.

  • Các thiết bị điện tử. Một số thiết bị điện tử có thể giúp cải thiện sự trôi chảy khi nói. Hỏi chuyên gia ngôn ngữ để được hướng dẫn chọn thiết bị.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi. Loại liệu pháp tâm lý này có thể giúp bạn học cách xác định và thay đổi suy nghĩ có thể giúp cải thiện tình trạng nói lắp. Nó cũng có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề căng thẳng, lo lắng hoặc cải thiện sự tự tin trong giao tiếp.

  • Tương tác giữa cha mẹ và con cái. Sự tham gia của cha mẹ trong việc thực hành các kỹ thuật nói ở nhà là một phần quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện tật nói lắp.

THUỐC

Một số loại thuốc đã được thử nghiệm để điều trị chứng nói lắp nhưng vẫn chưa có loại thuốc nào tỏ ra hiệu quả để cải thiện tình trạng nói lắp

ĐỐI MẶT VỚI TÌNH TRẠNG NÓI LẮP VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA NGƯỜI THÂN

Nếu bạn là cha mẹ của trẻ bị nói lắp, những mẹo sau có thể hữu ích

  • Chăm chú lắng nghe con bạn. Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt khi trẻ nói.

  • Chờ trẻ nói từ mà trẻ đang cố gắng nói. Đừng nhảy vào để hoàn thành câu hoặc suy nghĩ.

  • Dành thời gian khi bạn có thể nói chuyện với con. Giờ ăn có thể là cơ hội tốt để trò chuyện.

  • Nói chậm rãi, không vội vàng. Nếu bạn nói theo cách này, con bạn thường sẽ làm như vậy, điều này có thể giúp giảm tật nói lắp.

  • Thay phiên nhau nói chuyện. Khuyến khích mọi người trong gia đình bạn trở thành một người biết lắng nghe và thay phiên nhau nói chuyện.

  • Cố gắng bình tĩnh. Cố gắng hết sức để tạo ra bầu không khí thoải mái, bình tĩnh ở nhà mà con bạn cảm thấy thoải mái khi nói một cách tự do.

  • Đừng tập trung vào việc con bạn nói lắp. Cố gắng không thu hút sự chú ý đến việc nói lắp trong các tương tác hàng ngày. Đừng để con bạn tiếp xúc với những tình huống tạo ra cảm giác cấp bách, áp lực, cần gấp gáp hoặc yêu cầu con bạn phải nói trước mặt người khác.

  • Đưa ra lời khen ngợi hơn là chỉ trích. Tốt hơn là bạn nên khen ngợi con bạn vì đã nói rõ ràng hơn. Nếu bạn sửa lời nói của con mình, hãy làm như vậy một cách nhẹ nhàng, tích cực.

  • Hãy chấp nhận con bạn đúng như bản chất của nó. Đừng phản ứng tiêu cực hoặc chỉ trích hoặc trừng phạt con bạn vì nói lắp. Điều này có thể làm tăng thêm cảm giác bất an.

KẾT NỐI VỚI NGƯỜI KHÁC

Việc kết nối với người khác có thể đem loại lợi ích cho trẻ em và người lớn bị tật nói lắp. Một số tổ chức sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ cho những bị tật nói lắp được kết nối với nhau.

BẠN CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI GẶP CHUYÊN GIA NGÔN NGỮ?

Trước khi gặp chuyên gia ngôn ngữ, bạn cần lập một danh sách bao gồm:

  • Những âm tiết, từ ngữ bạn gặp vấn đề. Bạn có thể ghi lại một đoạn nói lắp của bản thân

  • Thời điểm xuất hiện tình trạng nói lắp và các ảnh hưởng của nó lên cuộc sống sinh hoạt

  • Tình trạng sức khỏe bao gồm tình trạng về thể chất và tinh thần

  • Thuốc sử dụng, kể cả các vitamin, thảo mộc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng
 
Có thể bạn quan tâm?
BASEDOW

BASEDOW

administrator
GAN NHIỄM MỠ

GAN NHIỄM MỠ

administrator
THẬN Ứ NƯỚC

THẬN Ứ NƯỚC

administrator
RÁCH GIÁC MẠC

RÁCH GIÁC MẠC

Rách giác mạc giác mạc là một vết xước trên mắt. Nó có thể xảy ra ngay lập tức khi bạn chọc vào mắt hoặc có vật gì đó mắc kẹt dưới mí mắt, chẳng hạn như bụi bẩn hoặc cát. Mắt có thể bị đau và không thuyên giảm khi bạn nhắm lại.
administrator
MỤN CÓC

MỤN CÓC

administrator
VIÊM LOÉT DẠ DÀY

VIÊM LOÉT DẠ DÀY

administrator
U TUYẾN NƯỚC BỌT

U TUYẾN NƯỚC BỌT

administrator
VÔI HÓA CỘT SỐNG

VÔI HÓA CỘT SỐNG

administrator