daydreaming distracted girl in class

BASEDOW

 

Như tên gọi của nó, đây là căn bệnh liên quan tới hoạt động quá mức của tuyến giáp ở cổ.

Bệnh Basedow xảy ra khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone. Đây là một căn bệnh tự miễn và còn có tên là bệnh Graves.

Tuyến giáp có hình dạng con bướm, nằm ngay phía trước cổ họng. Đây là nơi sản xuất ra nhiều loại hormone rất quan trọng cho hoạt động của cơ thể, bao gồm hormone liên quan tới trao đổi chất và chức năng của não.

Triệu chứng của bệnh Basedow khá đa dạng, bao gồm lo âu, tiêu chảy, các bất thường về da liễu. Tuy nhiên đây là bệnh khá lành tính và áp dụng các cách điều trị hiệu quả có thể giúp bệnh nhân sống khỏe và dài lâu.

Các dạng của bệnh Basedow

Vùng dưới đồi và tuyến yên ở não hoạt động cùng nhau để kiểm soát việc sản xuất hormone của tuyến giáp. Các thông tin từ tế bào cho vùng dưới đồi biết khi nào thì nồng độ hormone thấp, từ đó vùng dưới đồi sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH).

Đúng với tên của nó, hormone kích thích tuyến giáp sẽ tăng cường hoạt động của tuyến giáp, từ đó sản xuất ra nhiều hormone hơn. Ở bệnh nhân mắc Basedow, hệ miễn dịch tấn công các thụ thể của hormone kích thích tuyến giáp, đây là nơi mà các tế bào trao đổi thông tin với nhau. Tuyến giáp không thể phân biệt được đâu là thông điệp đến từ hormone và đâu là cuộc tấn công của các tế bào miễn dịch khi chúng cùng đi qua thụ thể.

Do đó, tuyến giáp nghĩ rằng tuyến yên đang gửi thông điệp tăng cường hoạt động lên, và nó tuân theo. Các thụ thể càng bị tấn công, tuyến giáp càng tiết ra nhiều hormone hơn.

Bệnh basedown có thể xuất hiện ở một vài trạng thái khác nhau tùy vào biến chứng mà nó gây ra. Các biến chứng này có tên là:

  • Bệnh nhãn khoa Graves, liên quan đến mắt

  • Bệnh da liễu Graves

Bệnh nhãn khoa Graves

Basedow ảnh hưởng đến mắt của 25-50% người mắc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sưng phù xung quanh mắt

  • Đỏ tấy

  • Khô mắt

  • Khó chịu ở mắt

  • Cảm giác mắt có sạn

  • Mắt lồi ra do phù và sụp mí mắt

Một số vấn đề về mắt nghiêm trọng có thể xảy ra ở ít hơn 10% số trường hợp:

  • Nhạy cảm với ánh sáng

  • Đau mắt

  • Bị song thị

  • Các vấn đề về dây thần kinh mắt, làm suy yếu đáng kể thị lực

Bệnh da liễu Graves

Đây là bệnh ảnh hưởng đến da, nhưng chỉ một tỉ lệ nhỏ người mắc Basedow gặp phải tình trạng này. Triệu chứng này của bệnh còn được gọi là phù niêm trước xương chày.

Các triệu chứng tấn công ống chân và mu bàn chân. Da ở các vị trí này trở nên dày lên, ửng đỏ và sưng. Bệnh da liễu Graves chỉ gây đau ở một số ít trường hợp.

 

Các triệu chứng của bệnh Basedow

Bệnh Basedow gây ra các triệu chứng cơ bản tương tự các bệnh cường giáp khác, bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh, không đều, đánh trống ngực

  • Tiêu chảy, thường xuyên đi ngoài

  • Bướu cổ, tuyến giáp có kích thước lớn hơn bình thường

  • Không chịu được nóng

  • Lo sợ và cáu gắt

  • Mệt mỏi

  • Nhược cơ

  • Tay run

  • Da ẩm, mịn

  • Khó ngủ

  • Sụt cân 

  • Chu kì kinh nguyệt không đều và ra nhiều

  • Biến chứng

Bệnh nhãn khoa và da liễu Graves là các biến chứng đặc trưng của riêng bệnh Basedow. Ngoài ra còn một vài biến chứng khác bao gồm:

  • Tai biến mạch máu não

  • Suy tim hoặc các vấn đề về tim khác

  • Xương mỏng, gây ra loãng xương

  • Bão tuyến giáp, đây là triệu chứng hiếm gặp, gây nguy hiếm đến tính mạng khi các triệu chứng trở nặng đột ngột

Các biến chứng trên thường chỉ xuất hiện ở các ca không được điều trị hợp lí hoặc đã trở nặng mà không được điều trị.

Cơ thể dễ mắc các bệnh tự miễn khác nếu đã mắc Basedow, các bệnh đó bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Lupus ban đỏ hệ thống 

  • Bệnh Addison

  • Bệnh Celiac

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Bệnh bạch biến

Nguyên nhân

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Basedow vẫn chưa được hiểu rõ. Từ những bằng chứng thu được, các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân là do yếu tố di truyền kết hợp với một số tác nhân kích hoạt, ví dụ như:

  • Mắc các bệnh liên quan đến virus hoặc vi khuẩn

  • Thay đổi nội tiết tố, ví dụ như ở những phụ nữ mãn kinh

  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định

  • Dư thừa iốt

I ốt là một thành phần quan trọng của hormone tuyến giáp, nếu thiếu I ốt, cơ thể không có khả năng tự sản xuất để bù đắp lượng I ốt còn thiếu.

 

Yếu tố nguy cơ

  • Phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới

  • Người nằm trong độ tuổi từ 30-50

  • Người đang mắc các bệnh tự miễn khác

Tuy nhiên Basedow là bệnh mà bất kì ai cũng có khả năng mắc phải, kể cả trẻ nhỏ 

 

Chẩn đoán

Bệnh basedow có thể được chẩn đoán bằng các cách sau:

  • Thăm khám: Nếu ở bệnh nhân đã xuất hiện nhiều triệu chứng như nhịp tim nhanh, run rẩy, thay đổi về da, tăng phản xạ, phì đại tuyến giáp, bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra bằng các thao tác thăm khám đơn giản.

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ của hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và hormone tuyến giáp sản sinh. Họ cũng sẽ tiến hành kiểm tra một loại kháng thể tuyến giáp có tên là kháng thể của thụ thể thyrotropin (TRAbs) và kháng thể kích thích tuyến giáp (TSI). Kháng thể được sản xuất bởi hệ miễn dịch nhằm chống lại các mối nguy hại từ bên ngoài hoặc ngay cả ở bên trong cơ thể.

  • Xét nghiệm hình ảnh: Đôi khi, quét hình ảnh tuyến giáp có thể phát hiện ra tình trạng cường giáp, bướu cổ hoặc sưng tuyến giáp. Phương pháp này còn có thể đo được mức độ hấp thụ I ốt của tuyến giáp (phương pháp này có tên là xét nghiệm đo độ hấp thu Iốt phóng xạ hoặc RAIU).

Điều trị

Điều trị bệnh Basedow nhằm thuyên giảm hoạt động của tuyến giáp. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

  • Dùng thuốc

  • Sử dụng Iốt phóng xạ

  • Phẫu thuật

Thuốc kháng tuyến giáp

Đây là các loại thuốc ngăn tuyến giáp sử dụng Iốt để sản sinh hormone tuyến giáp. Một số đại diện là:

  • Tapazole (methimazole)

  • Propycil (propylthiouracil)

Tapazole là lựa chọn hàng đầu cho việc chữa trị bênh Basedow ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Trong khi propycil là lựa chọn an toàn nhất cho phụ nữ ở đầu giai đoạn thai kì.

Iốt phóng xạ

Cách điều trị này tiêu diệt một số mô của tuyến giáp nhằm làm giảm lượng hormone sản xuất ra. Bệnh nhân sẽ uống một dung dịch có chứa Iốt phóng xạ, tuyến giáp sẽ hấp thu Iốt này như Iốt bình thường, việc tích tụ I ốt phóng xạ ở các mô tuyến giáp sẽ phá hủy chúng.

Đây được xem như một cách chữa khỏi bệnh Basedow, tuy nhiên nó có thể khiến cho nồng độ hormone tuyến giáp trở nên quá thấp, hay còn được gọi là tình trạng suy giáp. Bệnh nhân khi đó phải sử dụng hormone nhân tạo nhưu levothyroxine để có đủ lượng hormone cần thiết.

Cụm từ “phóng xạ” nghe có vẻ nguy hiểm, tuy nhiên phương pháp điều trị này đã được chứng minh là an toàn. Ở Mĩ, hơn 70% bệnh nhân cường giáp sử dụng cách điều trị này.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cho bệnh Basedow gần như loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, đây là một cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp. Nhưng cũng giống như khi sử dụng I ốt phóng xạ, bệnh nhân sẽ bị thiếu hormone và cần phải sử dụng hormone tổng hợp dưới dạng viên với liều một lần một ngày trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên nhờ vậy mà các cơ sở y tế có thể kiểm soát lượng hormone tuyến giáp của bệnh nhân ở trong ngưỡng an toàn.

 

Tổng kết

Bệnh Basedow, hay còn gọi là Graves, gây ra tình trạng gia tăng nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể, làm quá trình trao đổi chất diễn ra quá nhanh và dẫn tới nhiều triệu chứng xấu. Bệnh khởi phát do kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường, bao gồm căng thẳng tâm lí và các bệnh cấp tính. Cách điều trị Basedow bao gồm ngăn cản hoạt động của tuyến giáp bằng thuốc, loại bỏ hoặc phá hủy các mô tuyến giáp.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
GIÃN TĨNH MẠCH

GIÃN TĨNH MẠCH

administrator
NẤM DA ĐÙI

NẤM DA ĐÙI

administrator
BERIBERI

BERIBERI

administrator
HỘI CHỨNG HORNER

HỘI CHỨNG HORNER

administrator
VÀNG DA SƠ SINH

VÀNG DA SƠ SINH

administrator
HYPERTRICHOSIS – HỘI CHỨNG NGƯỜI SÓI

HYPERTRICHOSIS – HỘI CHỨNG NGƯỜI SÓI

administrator
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN

administrator
HỘI CHỨNG FANCONI

HỘI CHỨNG FANCONI

administrator