CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

daydreaming distracted girl in class

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (TBI)

 

Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não là một chấn thương đột ngột gây tổn thương não. Nó có thể xảy ra do một cú đánh, va đập hay tác động vào vùng đầu. Đây là một chấn thương đầu kín. Chấn thương sọ não cũng có thể xảy ra khi có một vật thể đi xuyên qua hộp sọ. Trường hợp này là tổn thương xuyên thấu.

Các triệu chứng của chấn thương sọ não có thể nhẹ, trung bình hay nặng. Những tác động từ bên ngoài thường chỉ gây dạng nhẹ, đôi khi không nghiêm trọng và có thể bình phục theo thời gian. Chấn thương sọ não nặng có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng với thể chất, tâm lý, gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Traumatic Brain Injury Basics | BrainLine

Chấn thương sọ não ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Nguyên nhân gây chấn thương sọ não

Nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não là các tổn thương ở vùng đầu. 

Một số nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não kín bao gồm:

  • Té ngã. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp ở người già từ 65 tuổi trở lên.

  • Tai nạn giao thông. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở thanh niên.

  • Chấn thương trong thể thao.

  • Bị tấn công bằng đồ vật.

  • Lạm dụng trẻ em, là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em dưới 4 tuổi.

  • Thương tích từ các vụ nổ.

Một số nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não xuyên thấu bao gồm:

  • Bị trúng đạn hay các mảnh bom.

  • Bị vũ khí như búa, dao, gậy bóng chày tác động vào đầu

  • Chấn thương ở đầu khiến cho một mảnh xương xuyên qua hộp sọ

Một số tai nạn như cháy nổ, thiên tai hay tai nạn nghiêm trọng khác có thể gây ra cả 2 dạng chấn thương sọ não trên.

Ai có nguy cơ mắc chấn thương sọ não?

Một số người có nguy cơ mắc chấn thương sọ não cao hơn như:

  • Đàn ông có nhiều khả năng mắc chấn thương sọ não hơn phụ nữ. Họ cũng có nguy cơ mắc chấn thương sọ não dạng nặng.

  • Người từ 65 tuổi trở lên có tỉ lệ nhập viện và tử vong do chấn thương sọ não cao hơn.

A Guide to Traumatic Brain Injury Compensation Claims - Mooneerams Brain  Injury Solicitors

Các tổn thương vùng đầu gây chấn thương sọ não

Triệu chứng của chấn thương sọ não

Các triệu chứng của chấn thương sọ não tùy thuộc vào loại chấn thương, mức độ nghiêm trọng của việc tổn thương não. Các triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ bao gồm:

  • Một số trường hợp bị mất ý thức ngắn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỉnh táo sau khi bị chấn thương sọ não.

  • Đau đầu

  • Hoang mang

  • Cảm giác lâng lâng

  • Chóng mặt

  • Nhìn mờ, mỏi mắt

  • Xuất hiện tiếng chuông bên tai

  • Có mùi vị khó chịu trong miệng

  • Cảm giác mệt mỏi, hôn mê

  • Thay đổi thói quen đi ngủ

  • Thay đổi hành vi và tâm trạng

  • Suy giảm trí nhớ, giảm sự tập trung, chú ý và tư duy

Nếu mắc phải chấn thương sọ não trung bình hay nặng, bạn cũng có thể mắc những triệu chứng như trên. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Cảm giác đau đầu nặng hơn, không suy giảm

  • Nôn và buồn nôn xuất hiện liên tục

  • Co giật hoặc động kinh

  • Khó thức dậy sau khi ngủ

  • Đồng tử to hơn ở 1 hoặc cả 2 mắt

  • Nói lắp

  • Cảm giác yếu và tê ở tay chân

  • Mất khả năng phối hợp các bộ phận

  • Hay nhầm lẫn, cảm giác bồn chồn hay bị kích động

Chẩn đoán chấn thương sọ não

Nếu bạn gặp các chấn thương ở vùng đầu có thể gây ra chấn thương sọ não thì bạn cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Để chẩn đoán chấn thương sọ não, bác sĩ sẽ:

  • Hỏi về các triệu chứng cũng như tình hình chấn thương của bạn

  • Cho bạn làm các bài kiểm tra thần kinh

  • Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT, MRI

  • Sử dụng thang điểm Glasgow để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não. Thang điểm này đánh giá khả năng mở mắt, nói và di chuyển.

  • Làm các thử nghiệm tâm lý thần kinh để đánh giá hoạt động của não.

5 Types of Traumatic Brain Injury - Brain Injury Rehabilitation Programs |  NeuLife Rehab Center - FloridaChẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

Điều trị chấn thương sọ não

Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ nghiêm trọng hay vị trí của chấn thương.

Đối với chấn thương sọ não nhẹ, phương pháp điều trị chính là nghỉ ngơi. Nếu bị đau đầu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi và dần dần thực hiện lại các hoạt động hàng ngày của bạn. Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, có thể tốn nhiều thời gian hơn để hồi phục. Tìm bác sĩ khi các triệu chứng của bạn không thuyên giảm hay xuất hiện các triệu chứng mới.

Đối với chấn thương sọ não trung bình hay nặng, các bác sĩ sẽ ổn định tinh thần của bạn để tránh những thương tổn mới. Kiểm soát huyết áp, áp suất trong hộp sọ để đảm bảo có đủ lượng máu và oxy cung cấp cho não.

Khi tinh thần của bạn đã ổn định, một số phương pháp điều trị có thể thực hiện như:

  • Phẫu thuật để giảm tổn thương ở não như:

  • Loại bỏ cục máu đông

  • Loại bỏ mô não bị hư hoặc đã chết

  • Sửa chữa xương sọ bị gãy

  • Giảm áp lực trong thành hộp sọ

  • Một số thuốc có thể điều trị triệu chứng chấn thương sọ não và những biến chứng như:

  • Thuốc giảm lo âu để điều trị cảm giác lo lắng, sợ hãi

  • Thuốc chống đông để ngăn ngừa cục máu đông

  • Thuốc chống co giật để giảm co giật

  • Thuốc trầm cảm để ổn định tâm trạng

  • Thuốc giãn cơ để giảm co cơ

  • Chất kích thích để tăng sự tỉnh táo, khả năng chú ý

  • Các liệu pháp phục hồi chức năng, giúp cải thiện thể chất, cảm xúc và nhận thức:

  • Vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe thể chất, khả năng phối hợp và tính linh hoạt.

  • Trị liệu nghề nghiệp, giúp bạn học lại cách thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, nấu ăn, đi tắm.

  • Âm ngữ trị liệu, giúp cải thiện khả năng nói, kỹ năng giao tiếp và điều trị chứng khó nuốt.

  • Tư vấn tâm lý, giúp bạn xây dựng kỹ năng xây dựng các mối quan hệ và cải thiện quan hệ tình cảm.

  • Tư vấn nghề nghiệp, giúp bạn có thể trở lại làm việc, giải quyết các công việc.

  • Liệu pháp nhận thức, giúp cải thiện trí nhớ, sự chú ý, nhận thức, khả năng học tập, lập kế hoạch và phán đoán

Một số người mắc chấn thương sọ não có thể bị tàn tật vĩnh viễn. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề khác về sức khỏe như lo âu, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Điều trị tình trạng này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Ngăn ngừa chấn thương sọ não

Bạn có thể thực hiện các phương pháp sau đây để ngăn ngừa chấn thương sọ não:

  • Thắt dây an toàn khi đi xe ô tô, sử dụng ghế ở trẻ em

  • Không lái xe sau khi uống rượu

  • Đội mũ bảo hiểm phù hợp khi đi xe đạp, trượt ván, chơi các môn thể thao như khúc côn cầu, bóng bầu dục

  • Lắp đặt lan can, các thanh vịn trong phòng tắm để tránh nguy cơ bị té ngã. Sử dụng thanh bảo vệ ở cửa sổ, thanh chắn an toàn ở cầu thang cho trẻ nhỏ.

  • Cải thiện khả năng thăng bằng và sức mạnh của bạn bằng các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

administrator
BỆNH MẠCH VÀNH

BỆNH MẠCH VÀNH

administrator
TIÊU CHẢY CẤP

TIÊU CHẢY CẤP

administrator
LEUKEMIA KINH DÒNG BẠCH CẦU HẠT (CML)

LEUKEMIA KINH DÒNG BẠCH CẦU HẠT (CML)

administrator
TRĨ NỘI

TRĨ NỘI

administrator
POLYP MŨI

POLYP MŨI

administrator
LOẠN THỊ

LOẠN THỊ

administrator
GIÃN ỐNG DẪN SỮA

GIÃN ỐNG DẪN SỮA

administrator