daydreaming distracted girl in class

HO GÀ

 

Tổng quan

Ho gà là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Ở một số người, nó biểu hiện bằng cơ ho dữ dội, sau đó là thở dồn dập nghe tiếng “vù vù”.

Trước khi vaccine được phát triển, ho gà được coi là một căn bệnh của trẻ em. Hiện nay, ho gà chủ yếu xuất hiện ở trẻ em còn nhỏ chưa được tiêm chủng hay thanh thiếu niên, người lớn bị suy giảm miễn dịch.

Các trường hợp tử vong liên quan tới ho gà rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đó là lý do tại sao tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cho phụ nữ mang thai và những người tiếp xúc gần với trẻ sơ sinh là rất quan trọng.

Triệu chứng

Một khi bạn bị nhiễm ho gà, mất khoảng 7 – 10 ngày để các triệu chứng xuất hiện, đôi khi có thể lâu hơn. Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ và giống như cảm lạnh thông thường:

  • Sổ mũi

  • Nghẹt mũi

  • Mắt đỏ, chảy nước mắt

  • Sốt

  • Ho

Sau 1 hoặc 2 tuần, các triệu chứng tiến triển nặng hơn. Các chất nhầy tích tụ bên trong đường thở, gây ra cơn ho không kiểm soát được. Cơn ho dữ dội, kéo dài có thể:

  • Gây nôn mửa

  • Đỏ mặt, xanh mặt

  • Gây mệt mỏi vô cùng

  • Kết thúc bằng âm thanh “vù vù” trong lần thở tiếp theo

Tuy nhiên, người nhiều không có các triệu chứng này. Đôi khi, một cơn ho dai dẳng là triệu chứng duy nhất ở thanh thiếu niên, người lớn mắc bệnh ho gà.

Trẻ sơ sinh có thể không xuất hiện ho. Thay vào đó, trẻ sẽ bị khó thở hoặc ngưng thở tạm thời.

Bệnh ho gà: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị | Vinmec

Bệnh ho gà hay gặp ở trẻ em

Nguyên nhân

Bệnh ho gà do một loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis gây ra. Khi một người nhiễm ho hoặc hắt hơi, những giọt bắn chứa vi khuẩn sẽ phun ra không khí và vô tình thâm nhập vào phổi của bất kỳ ai ở xung quanh.

Yếu tố nguy cơ

Thuốc chủng ngừa ho gà mà bạn sử dụng khi nhỏ cũng sẽ hết tác dụng. Do đó, hầu hết thanh thiếu niên hay người lớn đều dễ nhiễm bệnh trong đợt bùng phát – và xuất hiện thêm nhiều đợt bùng phát nữa.

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không được chủng ngừa hoặc không đầy đủ các loại vaccine được khuyến cáo có nguy cơ cao nhất mắc các biến chứng nặng và tử vong.

Biến chứng

Thanh thiếu niên và người lớn thường hồi phục sau khi mắc ho gà mà không gặp vấn đề gì. Khi có các biến chứng, nó chủ yếu là tác dụng phụ của tình trạng ho gắng sức, chẳng hạn như:

  • Sườn bầm tím, nứt nẻ

  • Thoát vị thành bụng

  • Vỡ mạch máu trên da hay trên mắt

Trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đặc biệt dưới 6 tháng tuổi có các biến chứng nặng hơn bao gồm:

  • Viêm phổi

  • Thở chậm hay ngừng thở

  • Mất nước hay sụt cân do không ăn được

  • Co giật

  • Tổn thương não

Phòng ngừa

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ho gà là sử dụng vaccine, thường được kết hợp với vaccine phòng bạch hầu và uốn ván. Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng trong giai đoạn sơ sinh.

Thuốc chủng ngừa này bao gồm 5 mũi tiêm, thường được tiêm ở các độ tuổi:

  • 2 tháng

  • 4 tháng

  • 6 tháng

  • 15 – 18 tháng

  • 4 – 6 năm

Lý do phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi | Vinmec

Tiêm phòng là phương pháp hiệu quả nhất ngăn ngừa ho gà

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán ho gà ở giai đoạn đầu có thể gặp khó khăn do các triệu chứng thường giống với bệnh đường hô hấp thông thường khác, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm hay viêm phế quản.

Đôi khi, bác sĩ có thể chẩn đoán ho gà đơn giản bằng cách hỏi về triệu chứng và nghe tiếng ho. Các xét nghiệm có thể cần để xác định chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch đường hô hấp. Sử dụng tăm bông để lấy mẫu hay mẫu hút từ đường hô hấp. Mẫu sẽ được kiểm tra xem có vi khuẩn ho gà hay không.

  • Xét nghiệm máu. Mẫu máu được lấy và gửi đi xét nghiệm kiểm tra số lượng bạch cầu – giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể chẳng hạn như ho gà. Số lượng bạch cầu cao thường cho thấy sự xuất hiện của tình trạng viêm hay nhiễm trùng. Tuy nhiên, xét nghiệm này không đặc hiệu cho ho gà.

  • Chụp X-quang phổi. Chụp X-quang phổi để xác định tình trạng viêm, lượng dịch trong phổi, có thể xuất hiện khi bạn gặp tình trạng viêm phổi biến chứng từ ho gà hay các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Điều trị

Trẻ sơ sinh thường cần nhập viện để điều trị bệnh ho gà do nó nguy hiểm hơn ở lứa tuổi này. Nếu con của bạn không thể uống hay ăn, có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Con của bạn cũng cần được cách ly với những người khác để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Trẻ lớn hơn hay người lớn có thể được điều trị tại nhà

Sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn ho gà, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Các thành viên trong gia đình có thể sử dụng kháng sinh để phòng ngừa.

Thật không may là không có nhiều thuốc để giảm cơn ho. Các loại thuốc ho không kê đơn ít có hiệu quả với bệnh ho gà và thường không được khuyến khích.

Lối sống và biện pháp ngăn ngừa tại nhà

Những mẹo sao đây giúp bạn đối phó với cơn ho có thể áp dụng trong việc điều trị ho gà tại nhà:

  • Nghỉ ngơi. Phòng ngủ mát mẻ, yên tĩnh và tối có thể giúp bạn thư giãn, nghỉ ngơi tốt hơn.

  • Uống nhiều nước. Nước lọc, nước trái cây, súp là những lựa chọn rất tốt. Đặc biệt, ở trẻ em cần để ý các dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như môi khô, khóc không ra nước mắt và ít đi tiểu.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ. Để tránh tình trạng nôn khi ho, hãy ăn những bữa nhỏ thay vì những bữa ăn quá no.

  • Giữ không khí trong lành. Tránh các chất kích thích có thể gây ra cơn ho trong nhà của bạn, chẳng hạn như khói thuốc lá, khói từ lò sưởi.

  • Ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn. Che miệng khi ho và rửa tay thường xuyên. Khi ở gần những người khác, bạn cần đeo khẩu trang.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

HẸP VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

administrator
VÔ SINH NỮ

VÔ SINH NỮ

Vô sinh ở nữ là tình trạng không có khả năng mang thai và mang thai không thành công. Nó thường được chẩn đoán sau khi một phụ nữ cố gắng mang thai (thông qua quan hệ tình dục không có bảo hộ) trong 12 tháng mà không có thai. Có nhiều lựa chọn điều trị vô sinh, bao gồm thuốc để điều chỉnh các vấn đề nội tiết tố, phẫu thuật cho các vấn đề về thể chất và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
administrator
GIÃN PHẾ QUẢN

GIÃN PHẾ QUẢN

administrator
VIÊM ĐẠI TRÀNG

VIÊM ĐẠI TRÀNG

administrator
HẸP ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

HẸP ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

Rối loạn đường mật là tình trạng ở trẻ sơ sinh, trong đó mật bị tắc nghẽn không thể di chuyển từ gan đến ruột non. Ở trẻ em bị hẹp tuyến mật, mật không thể chảy đến ruột non và nó sẽ tích tụ trong gan và làm hỏng cơ quan này. Phương pháp điều trị chính của vấn đề này là phẫu thuật.
administrator
HỘI CHỨNG ZOLLINGER-ELLISON

HỘI CHỨNG ZOLLINGER-ELLISON

administrator
DỊ ỨNG THỰC PHẨM

DỊ ỨNG THỰC PHẨM

administrator
THỪA SẮT

THỪA SẮT

administrator