LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VI

daydreaming distracted girl in class

LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VI

TỔNG QUAN

Liệt dây thần kinh số VI là một chứng rối loạn ảnh hưởng đến chuyển động của mắt. Nó gây ra bởi tổn thương dây thần kinh sọ số VI, có chức năng điều khiển cơ thẳng ngoài ở mắt. Cơ này có nhiệm vụ quay mắt ra xa khỏi mũi. Khi cơ thẳng ngoài bị yếu đi, mắt sẽ bị hướng vào trong về phía mũi.

C:\Users\CUOM\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\3C25DEC5.tmp

Liệt dây thần kinh số VI làm cho hai mắt không thẳng hàng, có thể ảnh hưởng trên một hoặc cả hai mắt

NGUYÊN NHÂN

Chứng liệt dây thần kinh số VI có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương. Các tình trạng sức khỏe khác và bệnh tật cũng có thể gây ra chứng rối loạn này.

Các nguyên nhân có thể gây tổn thương dây thần kinh số VI bao gồm:

  • Chấn thương vùng đầu, gãy xương sọ

  • Nhiễm trùng

  • Bệnh lyme

  • U não

  • Viêm màng não

  • Bệnh thần kinh do đái tháo đường

  • Đa xơ cứng

  • Phình động mạch não

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng liệt dây thần kinh số VI ở trẻ em là do chấn thương liên quan đến vùng đầu. Ở người lớn, nguyên nhân phổ biến nhất là đột quỵ.

Yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có thể mắc chứng liệt dây thần kinh số VI. Nhưng bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi các chấn thương vùng đầu khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông.

Đột quỵ cũng là nguyên nhân phổ biến của chứng liệt dây thần kinh số VI ở người lớn, một số biện pháp phòng ngừa có thể giảm nguy cơ đột quỵ như:

  • Kiểm soát huyết áp

  • Tăng cường hoạt động thể chất

  • Kiểm soát cân nặng

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

TRIỆU CHỨNG

Mỗi mắt có cơ thẳng ngoài và dây thần kinh số VI riêng biệt, do đó khi liệt dây thần kinh số VI có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào việc cả hai mắt có bị ảnh hưởng hay không.

Có hai tình trạng thường gặp khi dây thần kinh số VI bị tổn thương, gồm:

  • Song thị. Chứng song thị hay nhìn đôi là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng liệt dây thần kinh số VI. Bạn có thể nhận thấy tình trạng suy giảm thị lực này khi mở cả hai mắt hoặc khi đang nhìn một vật ở xa. 

  • Mắt lác. Còn được gọi là mắt chéo. Đây là tình trạng hai mắt không nhìn về cùng một hướng.

Song thị và mắt lác là 2 triệu chứng phổ biến nhất khi dây thần kinh số VI bị liệt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác do tổn thương thần kinh trung ương.

Khi liệt dây thần kinh số VI mà không có các triệu chứng khác, đây được gọi là liệt dây thần kinh số VI đơn thuần. Việc xuất hiện các triệu chứng khác ngoài chứng song thị và mắt lác có thể cho thấy sự tổn thương các dây thần kinh khác.

CHẨN ĐOÁN

Nếu bạn bị song thị hoặc hai mắt không thẳng hàng, bạn nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn, đánh giá. Các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh và khám sức khỏe toàn diện.

Vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây liệt dây thần kinh số VI, bác sĩ có thể đề nghị làm một số xét nghiệm kiểm tra:

  • Chụp CT não để kiểm tra khối u, hộp sọ, các chấn thương não hoặc tình trạng tăng áp lực nội sọ.

  • Xét nghiệm máu hoặc chọc dò cột sống để chẩn đoán hoặc loại trừ viêm màng não.

  • Kiểm tra các bất thường trên hệ thần kinh.

ĐIỀU TRỊ

Trong một số trường hợp, việc điều trị là không cần thiết và bệnh liệt dây thần kinh thứ sáu sẽ phục hồi dần, chẳng hạn như khi rối loạn do nhiễm virus. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, tình trạng này chỉ cải thiện khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân chẩn đoán. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu chứng liệt dây thần kinh số VI là do nhiễm vi khuẩn. Corticosteroids cũng có thể dùng để điều trị liệt dây thần kinh số VI do viêm.

Nếu bạn bị u não, các triệu chứng của liệt dây thần kinh số VI có thể không cải thiện cho đến khi được phẫu thuật, hóa trị hoặc các phương pháp điều trị khác để loại bỏ khối u hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.

Bạn có thể không bao giờ hồi phục sau chứng liệt dây thần kinh số VI do chấn thương. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn sau mỗi sáu tháng. Nếu tình trạng song thị hoặc chứng lác không được cải thiện hoặc xấu đi, các lựa chọn bao gồm đeo miếng che cho mắt bị ảnh hưởng để giảm chứng nhìn đôi. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị đeo kính đặc biệt điều chỉnh tầm nhìn và hướng mắt.

Một số thủ thuật y tế khác cũng có thể được áp dụng. Các bác sĩ có thể tiêm độc tố Botulinum (Botox) làm tê liệt các cơ ở một bên mắt để điều chỉnh hướng mắt. Phẫu thuật mắt là có thể là một lựa chọn để ngăn mắt bị kéo vào trong về phía mũi.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG

VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG

administrator
THỦY ĐẬU

THỦY ĐẬU

administrator
MÙ MẮT

MÙ MẮT

administrator
LUPUS BAN ĐỎ

LUPUS BAN ĐỎ

administrator
VIÊM TÚI TINH

VIÊM TÚI TINH

administrator
RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG

RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG

administrator
HỘI CHỨNG XYY

HỘI CHỨNG XYY

administrator
VIÊM HẬU MÔN

VIÊM HẬU MÔN

Viêm hậu môn có thể xảy ra thứ phát sau viêm loét đại tràng (UC), bệnh tuyến tiền liệt (CRP) hoặc viêm tuyến tiền liệt (DP). Các nguyên nhân truyền nhiễm bao gồm các vi sinh vật Clostridium difficile, nhiễm trùng đường ruột (Campylobacter, Shigella, Escherichia coli, Salmonella và amebiasis) và các bệnh STIs (Lậu, Chlamydia, Giang mai, HSV, Lymphogranuloma venereum, chancroid, CMV, HPV). Các nguyên nhân khác bao gồm thiếu máu cục bộ, viêm mạch, thụt rửa hoặc tác dụng phụ của thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm hậu môn là do chế độ ăn uống, như ăn quá nhiều cam quýt, cà phê, cola, bia, tỏi, gia vị và nước sốt. Viêm hậu môn là một rối loạn liên quan đến ống hậu môn. Mọi người thường nhầm bệnh viêm hậu môn với bệnh trĩ. Ngoài ra, bệnh viêm ruột, nhiễm trùng và tiêu chảy mãn tính có thể gây viêm hậu môn. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm có tính axit hoặc cay, chẳng hạn như cà phê, cam quýt và gia vị.
administrator