THAI CHẾT LƯU

daydreaming distracted girl in class

THAI CHẾT LƯU

TỔNG QUAN

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Thai nhi có thể đã chết trong tử cung vài tuần hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ. Tình trạng em bé chết trong quá trình chuyển dạ là rất hiếm khi xảy ra. Mặc dù công tác chăm sóc trước sinh đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua, nhưng thực tế là thai chết lưu vẫn xảy ra. Một phần ba trường hợp không giải thích được lý do, hai phần ba còn lại có thể do các vấn đề với nhau thai hoặc dây rốn, huyết áp cao, nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh hoặc lối sống không lành mạnh. Ở Mỹ, trung bình cứ 160 thai phụ thì có 1 trường hợp thai chết lưu.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thai chết lưu

Thai chết lưu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe người mẹ 

Thai chết lưu được phân loại là thai chết lưu sớm, thai chết lưu muộn hoặc thai chết lưu kỳ hạn, phụ thuộc vào thời điểm xảy ra:

  • Thai chết lưu sớm: Thai chết lưu trong khoảng từ 20 đến 27 tuần.

  • Thai chết lưu muộn: Thai chết lưu trong khoảng từ 28 đến 36 tuần.

  • Thai chết lưu kỳ hạn: Thai chết lưu vào tuần thứ 37 trở đi.

AI CÓ KHẢ NĂNG BỊ THAI CHẾT LƯU

Thai chết lưu có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh hoặc sắc tộc. Chúng có thể không thể đoán trước - 1/3 trường hợp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có một số cách bạn có thể giảm thiểu rủi ro của mình. Bạn có nhiều khả năng bị thai chết lưu nếu bạn:

  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích.

  • Lớn tuổi (35 tuổi trở lên).

  • Chăm sóc trước sinh kém.

  • Đang bị suy dinh dưỡng.

  • Là người Mỹ gốc Phi.

  • Sinh nhiều (sinh đôi trở lên).

  • Có vấn đề sức khỏe từ trước.

  • Béo phì ( BMI trên 30).

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SẨY THAI VÀ THAI LƯU

Giống như thai chết lưu, sẩy thai cũng là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trong khi thai chết lưu là tình trạng thai chết sau 20 tuần của thai kỳ, thì sẩy thai xảy ra trước tuần thứ 20.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân dẫn đến thai lưu không phải lúc nào cũng xác định được (1/3 trường hợp thai chết lưu không có nguyên nhân), nhưng những nguyên nhân có thể xảy ra nhất bao gồm:

  • Các vấn đề với nhau thai và dây rốn.  Thông qua nhau thai và dây rốn, thai nhi sẽ nhận được máu, oxy và chất dinh dưỡng. Bất kỳ vấn đề nào với nhau thai hoặc dây rốn thì thai nhi sẽ không phát triển bình thường.

  • Tiền sản giật. Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp và sưng phù thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Nếu bạn bị tiền sản giật, bạn sẽ có gấp đôi nguy cơ bị bong nhau thai và thai lưu.

  • Lupus.

  • Rối loạn đông máu. Người mẹ mắc chứng rối loạn đông máu như bệnh máu khó đông sẽ có nguy cơ thai lưu cao.

  • Tình trạng sức khỏe của người mẹ. Các bệnh khác đôi khi có thể gây ra thai chết lưu như bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hoặc nhiễm virus hoặc vi khuẩn

  • Lối sống. Nếu người mẹ uống rượu, sử dụng thuốc kích thích hoặc hút thuốc thì sẽ  có nhiều khả năng bị thai chết lưu.

  • Các dị tật bẩm sinh . Dị tật bẩm sinh là nguyên nhân của khoảng 25% trường hợp thai chết lưu. Dị tật bẩm sinh hiếm khi được phát hiện nếu không kiểm tra kỹ lưỡng đứa bé, bao gồm khám nghiệm tử thi (khám bên trong cơ thể đứa trẻ).

  • Nhiễm trùng. Nhiễm trùng từ tuần 24 đến tuần 27 có thể gây ra tử vong cho thai nhi. Thông thường nhiễm trùng là do vi khuẩn truyền từ âm đạo vào tử cung của người mẹ. Các vi khuẩn phổ biến bao gồm liên cầu nhóm B, E. coli, Klebsiella, Enterococcus, Haemophilus influenzae, Chlamydia, Mycoplasma hoặc Ureaplasma. Các nguyên nhân khác bao gồm rubella, cúm, herpes, bệnh Lyme và sốt rét. Một số bệnh nhiễm trùng không được phát hiện và điều trị cso thể dẫn đến  các biến chứng nghiêm trọng.

  • Chấn thương. Chấn thương như va chạm xe hơi có thể dẫn đến thai chết lưu.

  • Ứ mật trong thai kỳ (ICP): Còn được gọi là ứ mật sản khoa, đây là một rối loạn về gan với biểu hiện là ngứa dữ dội.

TRIỆU CHỨNG CÓ THỂ CÓ CỦA NGƯỜI MẸ SAU KHI THAI CHẾT LƯU?

Nếu bạn bị sốt, chảy máu, ớn lạnh hoặc đau, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

NGƯỜI MẸ CÓ TIẾP TỤC SẢN XUẤT SỮA SAU KHI THAI LƯU KHÔNG?

Sau khi nhau thai được sinh ra, các hormone sản xuất sữa có thể được kích hoạt. Bạn có thể bắt đầu sản xuất sữa. Trừ khi bạn bị tiền sản giật, bạn có thể dùng các loại thuốc chủ vận dopamine giúp ngăn ngực tiết sữa. Bạn cũng có thể để ngừng tiết sữa một cách tự nhiên.

THAI LƯU CÓ GÂY VÔ SINH KHÔNG?

Không, thai lưu không gây vô sinh và cũng làm tăng nguy cơ vô sinh.

CHẨN ĐOÁN

Thông thường, khi có tình trạng thai lưu, bạn sẽ cảm thấy thai nhi không cử động như trước. Việc siêu âm sẽ giúp xác định thai còn sống hay không.

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân của thai chết lưu:

  • Xét nghiệm máu . Xét nghiệm máu sẽ cho biết bạn có bị tiền sản giật, ứ mật sản khoa hay bệnh tiểu đường hay không.

  • Kiểm tra dây rốn, màng ối và bánh nhau. Các mô này liên kết với bào thai, một sự bất thường có thể khiến em bé không nhận được oxy, máu và chất dinh dưỡng.

  • Các xét nghiệm về nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu, máu hoặc tế bào từ âm đạo hoặc cổ tử cung để xác định tình trạng nhiễm trùng.

  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Xét nghiệm này sẽ xác định xem có vấn đề gì xảy ra với tuyến giáp của bạn hay không.

  • Các xét nghiệm di truyền. Bác sĩ sẽ sinh thiết dây rốn để xác định xem con bạn có mắc các vấn đề di truyền như hội chứng Down hay không

  • Khám nghiệm tử thi. Cần phải có sự đồng ý của người mẹ thì các bác sĩ mới được phép khám nghiệm thai nhi chết lưu để kiểm tra nguyên nhân. Khám nghiệm tử thi là một thủ tục phẫu thuật được thực hiện bởi một bác sĩ giải phẫu bệnh có chuyên môn cao. Các vết mổ được thực hiện cẩn thận để tránh bất kỳ biến dạng nào và các vết mổ sẽ được phẫu thuật sửa chữa sau đó.

PHÒNG NGỪA

Thông thường, thai chết lưu không thể ngăn ngừa được. Thai lưu thường xảy ra do sự phát triển của em bé không bình thường. Cải thiện sức khỏe của người mẹ, bao gồm quản lý các vấn đề sức khỏe sẵn có và lựa chọn lối sống lành mạnh sẽ cải thiện cơ hội mang thai thành công. Người mẹ cũng ít có khả năng bị thai chết lưu hơn nếu khi biết mình có nguy cơ cao và được theo dõi cẩn thận thông qua siêu âm định kỳ. Nếu bác sĩ phát hiện ra vấn đề, họ có thể yêu cầu người mẹ sinh con sớm nếu cần. 

Một số cách có thể làm giảm nguy cơ thai chết lưu:

  • Không dùng thuốc kích thích, hút thuốc và uống rượu trong thời gian mang thai.

  • Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ hiện tượng chảy máu nào trong nửa sau của thai kỳ.

  • Đếm số lần thai máy hàng ngày từ khoảng 26-28 tuần, nhận biết hoạt động bình thường của thai nhi. Nếu thai ngừng hoạt động hoặc có cử động bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

  • Quản lý cân nặng hợp lý. Tham khảo ý kiến bác sĩ cho các lựa chọn chế độ ăn uống và tập thể dục.

  • Phòng tránh và điều trị nhiễm trùng

  • Tránh một số loại thực phẩm bao gồm một số loại cá và một số loại pho mát. Ngoài ra, hãy đảm bảo các loại thịt sử dụng đều được nấu chín kỹ.

  • Báo cho bác sĩ bất kỳ cơn đau bụng hoặc chảy máu âm đạo ngay lập tức.

  • Ngủ nghiêng, không nằm ngửa. Nếu bạn đã mang thai từ 28 tuần trở lên, nằm ngửa khi ngủ có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ thai chết lưu.

  • Kiểm tra định kỳ, bao gồm cả huyết áp và nước tiểu. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xem liệu có bất kỳ bệnh hoặc tình trạng nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không.

MỘT SỐ THỰC PHẨM NÊN TRÁNH ĐỂ CÓ SỨC KHỎE THAI NHI KHỎE MẠNH

  • Phô mai chín mốc và phô mai xanh.

  • Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.

  • Thịt sống hoặc nấu chưa chín.

  • Sản phẩm từ gan động vật, pate.

  • Thịt động vật hoang dã, săn bắt.

  • Trứng sống hoặc chín một phần.

  • Trứng vịt, trứng ngỗng hoặc trứng cút.

  • Cá kiếm, cá marlin, cá mập và ăn thủy sản chưa chín.

  • Đồ uống có caffein và trà thảo mộc.

KHI NÀO NÊN CÓ THAI LẠI SAU KHI THAI CHẾT LƯU?

Thảo luận với bác sĩ cho dự định mang thai tiếp theo để đảm bảo người mẹ sẵn sàng về mặt thể chất để bắt đầu cho một kỳ thai mới. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên nên đợi sau khoảng 6 đến 12 tháng sau mới nên thụ thai lại.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ÁP XE NÃO

ÁP XE NÃO

administrator
HỘI CHỨNG EISENMENGER

HỘI CHỨNG EISENMENGER

administrator
VIÊM CHÓP XOAY

VIÊM CHÓP XOAY

administrator
HỘI CHỨNG KLINEFELTER

HỘI CHỨNG KLINEFELTER

administrator
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

administrator
DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM

DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM

administrator
VIÊM NHIỄM MIỆNG (VIÊM MIỆNG)

VIÊM NHIỄM MIỆNG (VIÊM MIỆNG)

Viêm miệng là một tình trạng viêm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc (là lớp da mỏng bao phủ trên bề mặt bên trong miệng). Viêm miệng là một loại viêm niêm mạc, một tình trạng được xác định là đau hoặc viêm. Viêm niêm mạc có thể ảnh hưởng bởi tác dụng phụ tương đối phổ biến của hóa trị và đôi khi là xạ trị. Nó có thể ảnh hưởng đến bên trong môi, má, lợi, lưỡi và cổ họng. Viêm miệng tái phát và bao gồm loét miệng được gọi là viêm miệng áp-tơ tái phát (RAS) và là bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến vùng miệng.
administrator
MỘNG THỊT

MỘNG THỊT

administrator