UNG THƯ LÁ LÁCH

daydreaming distracted girl in class

UNG THƯ LÁ LÁCH

Ung thư lá lách là gì?

Ung thư lá lách là một căn bệnh trong đó các tế bào sinh sản nhanh chóng và bắt đầu ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan. Lá lách nằm phía sau khung xương sườn, là một phần của hệ thống bạch huyết của cơ thể. Ung thư lá lách là tình trạng bất thường, nhưng lại hiếm khi xuất hiện từ chính lá lách. Phần lớn các trường hợp xảy ra khi được lây lan đến lá lách từ một bộ phận khác của cơ thể. Các bệnh ung thư di căn tới thường là u lympho (từ một vị trí khác trong hệ thống bạch huyết) hoặc ung thư máu (bạch cầu).

Nếu không được kiểm soát, ung thư lá lách có thể ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Nguy cơ một người mắc bệnh ung thư lá lách sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi, tình trạng sức khỏe, loại ung thư liên quan, giai đoạn phát triển của nó và liệu ung thư bắt nguồn từ lá lách hay di căn từ một vị trí khác.

Ung thư lá lách và những kiến thức tổng quan về bệnh | Medlatec

Ung thư lá lách thường bị di căn từ vị trí khác

Triệu chứng

Một bệnh nhân bị ung thư lá lách có thể gặp phải:

  • Sưng hạch bạch huyết

  • Giảm khả năng chống lại nhiễm trùng

  • Sụt cân không giải thích được

  • Sốt và đổ mồ hôi ban đêm

  • Đau xương khớp

  • Thiếu máu và mệt mỏi

  • Thường xuyên bị bầm tím

  • Khó chịu hoặc đau bụng

  • Căng tức ngực và ho mãn tính.

Trong một số trường hợp, ung thư lá lách có thể phát triển thành một trường hợp cấp cứu, do nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc vỡ nội tạng. Bất kỳ ai gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi ban đêm, môi và đầu ngón tay bị đỏ và mất phương hướng, cần đến cơ sở y tế gần nhất.

Ung thư lá lách và những kiến thức tổng quan về bệnh | Medlatec

Ung thư lá lách gây nhiều triệu chứng khó chịu

Nguyên nhân

Ung thư lá lách thường là bệnh lý thứ phát thứ phát, có nghĩa là chúng bắt nguồn từ vị trí khác và di căn đến lá lách. Các nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư lá lách là u lympho và bệnh bạch cầu (ung thư máu). Đôi khi, các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như vú, phổi, dạ dày, tuyến tụy, gan hoặc ruột kết, cũng có thể gây ung thư lá lách.

Có một loại ung thư xuất hiện từ trong lá lách. Thuật ngữ y học gọi nó là ung thư hạch vùng biên lách (SMZL). Đây là một loại ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 2% tổng số các khối u bạch huyết.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của ung thư hạch bạch huyết bao gồm tuổi cao, là nam giới, suy giảm hệ thống miễn dịch và nhiễm virus như Epstein-Barr. Các yếu tố nguy cơ bệnh bạch cầu là hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại, các phương pháp điều trị ung thư trong quá khứ và tiền sử gia đình mắc bệnh.

Chẩn đoán

Ung thư lá lách được chẩn đoán bằng:

  • Khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe để tìm bằng chứng về sự phát triển của khối u. Họ cũng sẽ đặt câu hỏi về tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ.

  • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu cung cấp nhiều thông tin, bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin và các yếu tố cấu thành khác. Các chỉ số nằm ngoài các thông số bình thường thường là tín hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.

  • Sinh thiết tủy xương. Bác sĩ sẽ thu thập một mẫu tủy xương, thường từ phía sau xương hông của bạn. Mẫu này sẽ được phân tích để tìm bằng chứng về ung thư hạch và bệnh bạch cầu.

  • Xét nghiệm hình ảnh. Chụp CT, chụp PET và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể hỗ trợ chẩn đoán ung thư lá lách.

  • Cắt lách. Để chẩn đoán ung thư lá lách, bác sĩ có thể thủ thuật gọi là cắt lách. Đây là phương pháp cắt một phần hoặc toàn bộ lá lách. Một mẫu mô sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau vài ngày đến vài tuần.

Nếu bạn đã được chẩn đoán ung thư lá lách, bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn phát triển của nó. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các khối u. Các giai đoạn ung thư thường được phân loại từ 0 đến 4, trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất và nghiêm trọng nhất của bệnh.

Chụp CT là gì? Trường hợp nào cần tiêm thuốc cản quang? | Vinmec

Xét nghiệm hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Điều trị

Điều trị ung thư lá lách phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm bệnh liên quan, tuổi của bạn, giai đoạn phát triển của ung thư và vị trí nó hiện diện trong cơ thể:

  • Phẫu thuật: Cắt lách là một phương pháp điều trị cũng như là một phương pháp chẩn đoán.

  • Xạ trị: Các bác sĩ ung thư sử dụng liệu pháp bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư trong một vị trí cụ thể, phổ biến nhất là với ung thư hạch.

  • Hóa trị: Hóa trị là một phương pháp hiệu quả để tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn từ vị trí ban đầu.

  • Cấy ghép tế bào gốc: Xạ trị và hóa trị tiêu diệt các tế bào bình thường cũng như các tế bào bất thường. Điều này có thể giảm thiểu bằng cách tiêm tế bào gốc cho bệnh nhân, thường được lấy từ một người hiến tặng không bị ung thư. Các tế bào gốc này sẽ hỗ trợ quá trình sinh sản của các tế bào máu mới khỏe mạnh.

  • Liệu pháp sinh học hoặc liệu pháp miễn dịch: Đây là những phương pháp mới để chống lại bệnh ung thư, sử dụng hệ thống miễn dịch của chính cơ thể để điều trị ung thư.

  • Trị liệu đích: Thuốc trị liệu đích tấn công các đột biến liên quan đến một số tế bào ung thư để ngăn chặn sự phát triển, sinh sản và lây lan. Theo cách này, chúng hoạt động khác với các loại thuốc hóa trị, bằng cách khu trú các tế bào ung thư hơn là tiêu diệt nó một cách đơn giản. Thuốc trị liệu đích đôi khi được sử dụng cùng với hóa trị.

  • Giám sát tích cực: Giám sát tích cực là phương pháp tiếp cận để điều trị ung thư lá lách. Tình trạng bệnh của bạn sẽ được theo dõi nhưng không được điều trị, cho đến khi có sự thay đổi trong các triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy rõ phương pháp tốt nhất để giải quyết bệnh ung thư của bạn.

Điều trị cũng sẽ bao gồm thuốc kháng sinh, để duy trì sức khỏe của bệnh nhân trong khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, và các loại thuốc khác để giảm thiểu những tác dụng phụ khó chịu của các phương pháp điều trị ung thư.

Điều trị thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc ung thư được chẩn đoán sớm hay muộn. Nói chung, phát hiện càng sớm, cơ hội điều trị bệnh càng lớn. Những người được điều trị ung thư lá lách cần được theo dõi để kiểm tra khả năng tái phát.

Ngăn ngừa

Ngăn ngừa ung thư lá lách chủ yếu là tránh các loại ung thư khác di căn đến lá. Một trong số đó là u lympho không Hodgkin. Viêm gan C có liên quan đến sự phát triển của nó, có thể dự phòng được. Viêm gan C có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung ống tiêm hoặc sử dụng kim tiêm không hợp vệ sinh để xỏ khuyên hoặc xăm mình.

Tăng cân quá mức cũng liên quan đến ung thư hạch không Hodgkin. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao làm giảm nguy cơ và mang lại nhiều lợi ích khác.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TEO DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

TEO DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

administrator
HỘI CHỨNG ĐÁP ỨNG VIÊM HỆ THỐNG

HỘI CHỨNG ĐÁP ỨNG VIÊM HỆ THỐNG

administrator
CHẬM NÓI

CHẬM NÓI

Một đứa trẻ 2 tuổi phát triển bình thường có thể nói khoảng 50 từ và nói thành câu có hai từ và ba từ. Đến 3 tuổi, vốn từ vựng của chúng tăng lên khoảng 1.000 từ và chúng có thể nói những câu ba và bốn từ. Nếu con bạn chưa đạt được những mốc quan trọng đó, chúng có thể bị chậm nói. Chậm nói cũng có thể do mất thính giác hoặc các rối loạn phát triển hoặc thần kinh tiềm ẩn. Tuy nhiên, nhiều dạng chậm nói có thể được điều trị hiệu quả.
administrator
VI RÚT EBOLA

VI RÚT EBOLA

administrator
U XƯƠNG ÁC TÍNH

U XƯƠNG ÁC TÍNH

administrator
LẬU

LẬU

administrator
XẸP ĐỐT SỐNG

XẸP ĐỐT SỐNG

administrator
UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT

UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT

administrator