ĐAU NỬA ĐẦU

daydreaming distracted girl in class

ĐAU NỬA ĐẦU

Tổng quan

Đau nửa đầu là một tình trạng bệnh lý bao gồm những cơn đau đầu dữ dội, thường hay tái phát kèm theo một số triệu chứng khác.

Cơn đau nửa đầu thường xảy ra theo từng đợt và mỗi đợt có thể kéo dài trong vài ngày. Các trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, khả năng học tập và làm việc của người bệnh. Mức độ nghiêm trọng, triệu chứng và tần suất các cơn đau khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể lên cơn đau nhiều hơn 1 lần 1 tuần, trong khi những người khác chỉ thỉnh thoảng mới gặp phải.

Nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy chứng đau nửa đầu gặp phải ở hơn 19% nữ giới và 9% nam giới. Bệnh thường xảy ra ở những người từ 18 đến 44 tuổi, tuy nhiên chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kể cả khi còn nhỏ.

A person with her eyes closed

Description automatically generated with medium confidence

Đau nửa đầu có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào

Triệu chứng

Các triệu chứng của chứng đau nửa đầu có xu hướng xảy ra theo giai đoạn:

Giai đoạn trước cơn đau: Đa số người bị chứng đau nửa đầu xuất hiện triệu chứng trước khi cơn đau xảy ra vài ngày hoặc vài giờ, được gọi là tiền triệu, bao gồm thay đổi tâm trạng, cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm và khó chịu, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, uể oải, thường xuyên ngáp, chóng mặt, khát nước, đi tiểu thường xuyên.

Đôi khi bệnh nhân sẽ nhận thấy các rối loạn thoáng qua, liên quan đến thị giác và thính giác, chẳng hạn như thấy các điểm đen, ánh sáng nhấp nháy hoặc các vầng hào quang.

Giai đoạn đau đầu: Cơn đau đầu có thể nhẹ hoặc nặng, đau nhói kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau cổ, chóng mặt và nghẹt mũi.

Giai đoạn sau cơn đau: Người bệnh có thể mệt mỏi và khó chịu kéo dài trong 2 ngày nữa. Điều này đôi khi được gọi là "chứng đau nửa đầu nôn nao".

Các dấu hiệu phổ biến khác của chứng đau nửa đầu là:

  • Đau đầu trở nên tồi tệ hơn trong quá trình hoạt động thể chất hoặc căng thẳng

  • Không có khả năng thực hiện các hoạt động thường xuyên do đau

  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, có thể được khắc phục bằng cách nằm yên trong một căn phòng tối

Một số triệu chứng khác có thể gặp như đổ mồ hôi, cảm thấy nóng hoặc lạnh bất thường, đau dạ dày và tiêu chảy.

Nguyên nhân 

Nhiều chuyên gia nghĩ rằng các cơn đau nửa đầu có thể xuất phát từ những thay đổi trong não ảnh hưởng đến:

  • Cách các dây thần kinh giao tiếp

  • Cân bằng các chất trong cơ thể

  • Mạch máu

Các đặc điểm di truyền cũng có thể đóng một vai trò – tiền sử gia đình có người bị đau nửa đầu là một yếu tố nguy cơ phổ biến.

A person with her hand on her face

Description automatically generated with medium confidence

Có nhiều nguyên khác nhau gây ra đau nửa đầu

Các tác nhân kích thích cơn đau nửa đầu khác nhau ở mỗi người. Một số tác nhân thường gặp bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến kinh nguyệt

  • Kích thích cảm xúc, như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và hưng phấn

  • Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, bao gồm rượu bia, caffeine, sô cô la, các loại hạt, phô mai, trái cây họ cam quýt và thực phẩm có chứa các chất phụ gia tyramine, bột ngọt...

  • Thuốc, chẳng hạn như thuốc ngủ, liệu pháp thay thế hormone (HRT) và một số thuốc tránh thai

  • Các yếu tố môi trường, bao gồm màn hình nhấp nháy, mùi hương nồng, khói thuốc lá, tiếng ồn lớn, độ ẩm, không gian ngột ngạt, thay đổi nhiệt độ và ánh sáng.

Một số tác nhân khác có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi

  • Thiếu ngủ

  • Căng vai và cổ

  • Tư thế không đúng

  • Vận động thể chất quá mức

  • Lượng đường trong máu thấp

  • Thay đổi múi giờ đột ngột

  • Giờ ăn bất thường

  • Cơ thể mất nước

Phòng tránh các tác nhân kích thích có thể giúp giảm tần suất của các đợt đau nửa đầu.

Chẩn đoán

Hiệp hội Đau đầu Quốc tế khuyến nghị các tiêu chí "5, 4, 3, 2, 1" để chẩn đoán chứng đau nửa đầu không kèm theo sự rối loạn các giác quan. Những con số này có ý nghĩa như sau:

  • Có từ 5 đợt trở lên, mỗi đợt kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày

  • Cơn đau có ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau: 

    • Xảy ra ở một bên 

    • Đau nhói

    • Cơn đau trở nên nặng hơn khi hoạt động

  • Có ít nhất 1 triệu chứng bổ sung, bao gồm

    • Buồn nôn 

    • Nôn 

    • Nhạy cảm với ánh sáng 

    • Nhạy cảm với âm thanh

Bác sĩ có thể đề nghị thêm xét nghiệm hình ảnh hoặc các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân gây triệu chứng tương tự như khối u, viêm màng não hoặc đột quỵ.

A person covering her face with her hands

Description automatically generated with medium confidence

Buồn nôn, nôn có thể là biểu hiện của chứng đau nửa đầu

Điều trị

Hiện nay, không có thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên, thuốc có thể điều trị các triệu chứng của bệnh, và mọi người có thể thực hiện một số biện pháp để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt đau. Nhưng hãy nhớ rằng những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ.

Được sử dụng phổ biến nhất là thuốc giảm đau, dùng ngay khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện có thể giữ cho chúng không trở nên nghiêm trọng.

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn hiệu quả với những người bị chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Naproxen 

  • Ibuprofen 

  • Paracetamol 

Một số thuốc khác như:

  • Triptans, chẳng hạn như sumatriptan (Imitrex), để giúp đảo ngược những thay đổi của não xảy ra trong mỗi đợt đau

  • Thuốc chống nôn để kiểm soát buồn nôn và nôn

  • Gepants để ngăn chặn một loại protein gây viêm và đau, được gọi là peptide liên quan đến calcitonin (CGRP)

  • Ditans, tương tác với các thụ thể 5-HT1F trên các dây thần kinh cảm giác và mạch máu

Điều quan trọng là tránh lạm dụng thuốc vì lạm dụng có thể gây đau đầu hồi ứng khi ngưng thuốc. Một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể giúp một người quyết định bao nhiêu của mỗi loại thuốc là an toàn và hiệu quả.

Các biện pháp khắc phục tại nhà 

Một số biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Sử dụng túi chườm lạnh

  • Ở trong một căn phòng yên tĩnh, tối tăm

  • Ngủ khi cần thiết

Các chất bổ sung sau đây có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, bằng chứng về công dụng của chúng vẫn còn hạn chế và không có nhiều thông tin về tác dụng phụ:

  • Chiết xuất thảo dược feverfew

  • Magie

  • Coenzyme 10

  • Thảo dược Butterbur

  • Riboflavin

Các phương pháp không dùng thuốc mà bạn có thể áp dụng bao gồm châm cứu, các bài tập cổ hoặc vật lý trị liệu.

Trước khi thử bất kỳ trong số này, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả ra của những biện pháp này.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
RỈ ỐI

RỈ ỐI

administrator
U TUYẾN THƯỢNG THẬN

U TUYẾN THƯỢNG THẬN

administrator
U MÁU

U MÁU

administrator
LIỆT CƠ MỞ THANH QUẢN (LIỆT DÂY THANH QUẢN)

LIỆT CƠ MỞ THANH QUẢN (LIỆT DÂY THANH QUẢN)

administrator
DẠI

DẠI

administrator
BẠCH HẦU

BẠCH HẦU

administrator
U NÃO TRẺ EM

U NÃO TRẺ EM

administrator
HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

administrator