daydreaming distracted girl in class

ÁP XE PHỔI

 

Áp xe phổi là tổn thương dạng hang mưng mủ ở bên trong phổi, bao quanh bởi các mô bị sưng tấy. Tình trạng này thường là hậu quả của việc hít vào các vi khuẩn sống ở khoang miệng hoặc cổ họng vào trong phổi, từ đó gây nhiễm trùng.

Triệu chứng

Triệu chứng của áp xe phổi thường đến từ từ trong vài tuần, có thể bao gồm:

  • Đau tức ngực, nhất là khi hít vào

  • Ho

  • Mệt mỏi

  • Sốt

  • Chán ăn

  • Đổ mồ hôi về đêm

  • Đờm (hỗn hợp của nước bọt và chất nhầy) cùng với mủ thường có vị chua, mùi hôi hoặc lẫn máu.

  • Sụt cân

Điều Gì Gây Nên Áp Xe Phổi

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra áp xe phổi, bao gồm:

Không thể ho được: điều này xảy ra do:

  • Mất cảm giác

  • Sử dụng rượu hoặc ma túy

  • Các bệnh về thần kinh

  • Sử dụng thuốc an thần

Sức khỏe răng miệng kém: Những người bị bệnh về nướu dễ bị mắc áp xe

Hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả: Điều này cho phép nhiều loại vi khuẩn không thường gặp có điều kiện sinh sôi trong khoang miệng, ví dụ như vi khuẩn lao, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA).

Tắc nghẽn khí quản: chất nhầy có thể tích tụ ở sau khối u hoặc vật thể lạ bên trong đường thở và gây áp xe. Nếu vi khuẩn xuất hiện ở trong chất nhầy, sự tắc nghẽn sẽ khiến bạn không thể ho những vi khuẩn có hại này ra.

Tác nhân từ máu: đây là trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên vi khuẩn hoặc khối máu đông bị nhiễm khuẩn từ một vị trí nhiễm trùng khác trên cơ thể có thể theo mạch máu đến phổi và gây áp xe.

Chẩn đoán

Áp xe phổi thường có thể được chẩn đoán bằng hai cách:

  • Chụp X-quang phổi: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định vị trí áp xe

  • Chụp CT phổi: Bác sĩ dùng đến phương pháp này trong trường hợp cần tìm kiếm tổn thương dạng hang chứa đầy dịch mủ và khí ở sâu trong phổi.

Bác sĩ có thể dùng đến ống soi phế quản, một loại ống thon dài với đèn và camera ở đầu ống để lấy đờm hoặc mô phổi để xét nghiệm nếu:

  • Thuốc kháng sinh không có hiệu quả.

  • Có thể đường thở đang bị tắc nghẽn

  • Hệ miễn dịch đã bị tổn thương

Điều trị

Có một vài cách dùng để điều trị áp xe phổi:

  • Kháng sinh: Hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh qua đường tĩnh mạch từ 3 đến 8 tuần. Bệnh nhân có thể chuyển sang sử dụng kháng sinh qua đường uống sau khoảng thời gian trên. Sử dụng kháng sinh liên tục cho đến khi kết quả chụp X-quang ngực cho thấy khối áp xe đã biến mất hoàn toàn.

  • Chọc hút mủ: Bệnh nhân sẽ được áp dụng biện pháp này nếu đường kính khối áp xe từ 6 cm trở lên. Bác sĩ sẽ sử dụng máy chụp cắt lớp CT để dẫn đường và đưa uống hút mủ thẳng qua thành ngực đến vị trí áp xe.

  • Phẫu thuật: Hiếm khi bệnh nhân cần đến phẫu thuật, nhưng nếu bắt buộc phải cắt bỏ một phần phổi do áp xe, đây là biện pháp sẽ được các bác sĩ sử dụng. Đôi khi phải mở toang lá phổi để loại bỏ những vật thể ngoại lai đang gây nên tình trạng áp xe.

Biến chứng

Một số biến chứng có thể xảy ra do áp xe phổi, bao gồm:

  • Áp xe mãn tính: bệnh sẽ được gọi là mãn tính nếu kéo dài trên 6 tuần.

  • Tràn mủ màng phổi: Đây là tình trạng do khối áp xe tràn mủ ra ngoài khoảng trống giữa phổi và thành ngực

  • Xuất huyết: Hiếm khi áp xe gây chảy máu, tuy nhiên khối áp xe đôi khi có thể làm tổn thương mạch máu và gây xuất huyết nặng

  • Rò rỉ phế quản – màng phổi: làm tổn thương các màng bao bọc phế quản, khiến không khí khi hít vào bị thoát ra ngoài phổi thay vì đi vào trong để thực hiện chức năng hô hấp.

Tiên lượng

Điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Chữa trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu cơ thể ốm yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc mắc khối u cản trở đường thở, việc hồi phục sẽ trở nên khó khăn hơn.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
NGÓN CHÂN HÌNH BÚA

NGÓN CHÂN HÌNH BÚA

administrator
NÁM DA

NÁM DA

administrator
HỘI CHỨNG ALPORT

HỘI CHỨNG ALPORT

administrator
HODGKIN

HODGKIN

administrator
BỎNG

BỎNG

administrator
RỈ ỐI

RỈ ỐI

administrator
HẠ CANXI MÁU

HẠ CANXI MÁU

administrator
HỘI CHỨNG MỆT MỎI MÃN TÍNH

HỘI CHỨNG MỆT MỎI MÃN TÍNH

administrator