daydreaming distracted girl in class

GÃY XƯƠNG

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy, bao gồm cả vết nứt hoặc vết gãy. Xương có thể bị gãy hoàn toàn hoặc gãy một phần theo bất kỳ cách nào (theo chiều ngang, chiều dọc, nhiều mảnh).

Các loại gãy xương

Mặc dù xương rất cứng, nhưng chúng có thể uốn cong hoặc cong lên một phần nào đó khi có tác động của lực bên ngoài. Tuy nhiên, nếu chịu một lực quá lớn, xương sẽ bị gãy, giống như một chiếc thước nhựa bị gãy khi nó bị bẻ cong quá mức.

Mức độ nghiêm trọng của gãy xương thường phụ thuộc vào lực gây ra. Nếu lực tác động vào vị trí  gãy của xương chỉ vượt quá một chút, xương có thể bị nứt thay vì gãy hoàn toàn. Nếu lực quá lớn, chẳng hạn như do va chạm ô tô hoặc do súng bắn, xương có thể bị vỡ.

Nếu xương gãy kèm với các mảnh xương nhô ra ngoài qua da, hoặc vết thương xuyên xuống xương gãy, vết gãy được gọi là gãy xương hở. Đây là loại gãy xương đặc biệt nghiêm trọng vì một khi da bị rách, nhiễm trùng sẽ xảy ra ở cả vết thương và xương.

Các loại gãy xương phổ biến bao gồm:

  • Vị trí gãy ổn định. Các đầu xương bị gãy thẳng hàng và gần như không bị lệch.

  • Gãy xương hở. Da có thể bị đâm xuyên bởi xương hoặc rách da tại điểm gãy xương. Xương có thể nhìn thấy hoặc không thể nhìn thấy trong vết thương.

  • Gãy ngang. Loại gãy này có đường gãy ngang.

  • Gãy xiên. Loại gãy này có dạng góc xiên.

  • Gãy vỡ xương. Trong loại gãy xương này, xương bị vỡ thành ba hoặc nhiều mảnh.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân phổ biến nhất của gãy xương là:

  • Tai nạn do va chạm. Một cú ngã, tai nạn xe cơ giới hoặc va chạm trong thể thao đều có thể dẫn đến gãy xương.

  • Bệnh loãng xương. Rối loạn này làm yếu xương và dễ gãy hơn.

  • Hoạt động quá nhiều. Chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mệt mỏi cơ bắp và gây nhiều lực hơn lên xương. Điều này có thể dẫn đến gãy xương do áp lực. Gãy xương do áp lực phổ biến hơn ở các vận động viên.

Triệu chứng

Nhiều chỗ gãy xương rất đau và có thể khiến bạn không thể cử động tại vùng bị thương. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Sưng và đau xung quanh vết thương.

  • Bầm tím.

  • Dị dạng - một chi có thể trông khác thường hoặc một phần của xương có thể đâm xuyên qua da.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận để đánh giá tình trạng tổng thể, cũng như mức độ chấn thương. Họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin về cách xảy ra chấn thương, các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn.

Cách phổ biến nhất để đánh giá gãy xương là chụp X-quang, là phương pháp cho hình ảnh rõ ràng về xương. Chụp X-quang có thể cho biết xương còn nguyên vẹn hay bị gãy. Ngoài ra, chúng cũng có thể hiển thị loại gãy và chính xác vị trí của nó trong xương.

Điều trị

Cố định bằng phương pháp bó bột

Bọc bột bằng thạch cao hoặc sợi thủy tinh là loại điều trị gãy xương phổ biến nhất, bởi vì hầu hết các xương gãy có thể lành thành công khi chúng đã được định vị lại. Bó bột áp dụng để giữ cho các đầu gãy ở vị trí thích hợp cho quá trình hồi phục của xương.

Nẹp chức năng

Nẹp cho phép cử động hạn chế hoặc có kiểm soát của các khớp lân cận. Điều trị này được sử dụng trong một số trường hợp phù hợp, không áp dụng cho tất cả người bị gãy xương.

Căn chỉnh xương

Thường được sử dụng để căn chỉnh các xương bằng một động tác kéo nhẹ nhàng, ổn định. Nó thường không được sử dụng như một phương pháp điều trị dứt điểm.

Cố định bên ngoài

Trong loại phẫu thuật này, bác sĩ đặt ghim hoặc vít kim loại vào xương gãy ở trên và dưới vị trí gãy. Các chốt hoặc vít được kết nối với một thanh kim loại bên ngoài da. Thiết bị này là một khung ổn định giữ xương ở vị trí thích hợp cho đến khi lành lại.

Cố định nội bộ

Trong quá trình phẫu thuật này, đầu tiên bác sĩ định vị lại các mảnh xương về vị trí thẳng hàng bình thường và giữ các xương lại với nhau bằng các vít đặc biệt hoặc bằng cách gắn các tấm kim loại vào bề mặt ngoài của xương. Các mảnh vỡ cũng có thể được giữ lại với nhau bằng cách cắm các thanh cố định giữa xương.

Một thanh kim loại được cố định bên trong xương nhằm cố định vị trí gãy của xương

Hồi phục

Gãy xương mất vài tuần đến vài tháng để chữa lành, tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Các cơn  đau vẫn thường xảy ra trước khi chỗ gãy xương đủ rắn chắc để xử lý những hoạt động bình thường.

Ngay cả khi đã tháo băng bột hoặc nẹp, bạn có thể cần tiếp tục hạn chế vận động cho đến khi xương đủ rắn chắc để hoạt động.

Trong quá trình hồi phục, bạn có thể sẽ mất sức mạnh cơ bắp và phạm vi chuyển động ở vùng bị thương. Các bài tập cụ thể sẽ giúp bạn khôi phục khả năng bình thường của cơ bắp, chuyển động khớp và sự linh hoạt.

Phòng ngừa

Chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể giúp ngăn ngừa một số trường hợp gãy xương. Một chế độ ăn uống giàu canxi và Vitamin D sẽ thúc đẩy xương chắc khỏe. Tập thể dục mỗi ngày cũng giúp giữ cho xương ở trạng thái tốt nhất.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
VIÊM TỤY CẤP

VIÊM TỤY CẤP

administrator
THỐNG KINH

THỐNG KINH

administrator
ẤU TRÙNG SÁN LỢN

ẤU TRÙNG SÁN LỢN

administrator
SỎI THẬN

SỎI THẬN

administrator
BỆNH CƠ TIM

BỆNH CƠ TIM

administrator
SÂU RĂNG

SÂU RĂNG

administrator
UNG THƯ PHỔI

UNG THƯ PHỔI

administrator
VIỄN THỊ

VIỄN THỊ

administrator