daydreaming distracted girl in class

BỆNH CƠ TIM

 

Tổng quan

Bệnh cơ tim là bệnh lý về cơ tim khiến tim bạn khó bơm máu đi các cơ quan trên cơ thể hơn. Bệnh cơ tim có thể dẫn tới tình trạng suy tim.

Các loại bệnh cơ tim chính bao gồm bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế. Điều trị có thể bao gồm thuốc, cấy ghép các thiết bị bằng phẫu thuật, phẫu thuật tim hoặc trong vài trường hợp là ghép tim. Các phương pháp này tùy thuộc vào bệnh cơ tim bạn mắc phải và mức độ nghiêm trọng của nó.

Triệu chứng

Giai đoạn đầu của bệnh cơ tim có thể không xuất hiện các triệu chứng. Khi tình trạng bệnh tiến triển, một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Khó thở khi vận động hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi.

  • Đầy bụng do tình trạng tích tụ chất lỏng

  • Hay ho khi nằm ngủ

  • Khó ngủ

  • Mệt mỏi

  • Nhịp tim nhanh, cảm giác tim đập thình thịch

  • Cảm giác khó chịu, bị ép ở ngực

  • Chóng mặt, choáng váng hay ngất xỉu

Các triệu chứng có xu hướng tăng nặng hơn khi bệnh lý không được điều trị. Ở một số người thì tình trạng bệnh có thể diễn tiến xấu đi một cách nhanh chóng. Ở một số người thì bệnh lý vẫn không tăng nặng trong thời gian dài.

3 triệu chứng thường gặp và nguy cơ đột tử của bệnh cơ tim phì đại | Vinmec

Cơ tim phì đại

Nguyên nhân

Đôi khi nguyên nhân gây nên bệnh cơ tim vẫn không rõ. Tuy nhiên, nó có thể là hậu quả của một bệnh lý khác, hoặc do gen di truyền. Một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn tới bệnh cơ tim bao gồm:

  • Mắc cao huyết áp trong thời gian dài

  • Tổn thương mô tim do nhồi máu cơ tim

  • Nhịp tim nhanh trong một thời gian dài

  • Các bệnh lý về van tim

  • Do nhiễm COVID-19

  • Một số bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh gây viêm ở tim

  • Các chứng rối loạn chuyển hóa chẳng hạn như béo phì, bệnh tuyến giáp, tiểu đường.

  • Thiếu các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu trong chế độ ăn chẳng hạn như thiamine (vitamin B1)

  • Các biến chứng khi mang thai

  • Bệnh huyết sắc tố gây tích tụ sắt trong cơ tim

  • Sự xuất hiện của các u hạt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả tim và phổi (bệnh sarcoidosis)

  • Sự tích tụ các protein bất thường trong cơ thể (bệnh amyloidosis)

  • Rối loạn mô liên kết

  • Uống rượu quá nhiều trong một thời gian dài

  • Sử dụng cocaine, amphetamine hay steroid đồng hóa

  • Hóa trị hay xạ trị để điều trị ung thư

Biến chứng

Bệnh cơ tim có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Suy tim. Khi đó tim không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của bạn.

  • Xuất hiện các cục máu đông. Khi tim bơm máu không hiệu quả, nó có thể làm xuất hiện các cục máu đông. Cục máu đông trong mạch máu có thể ngăn dòng máu đến các cơ quan, bao gồm cả tim và não.

  • Các bệnh lý về van tim. Bệnh cơ tim khiến cho tim có kích thước to ra, làm các van tim không hoạt động một cách bình thường. Khi đó, nó có thể làm máu chảy ngược lại.

  • Ngưng tim và đột tử. Bệnh cơ tim có thể khiến nhịp tim đập bất thường và khiến chúng ta ngất xỉu. Trong một số trường hợp, nó còn gây đột tử và tử vong.

Phòng ngừa

Trong nhiều trường hợp thì bạn không thể ngăn chặn bệnh lý cơ tim diễn ra. Báo cho bác sĩ nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh lý này. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cơ tim và các bệnh lý tim mạch khác khi có một lối sống lành mạnh như:

  • Hạn chế sử dụng rượu và cocaine

  • Kiểm soát tình trạng cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tiểu đường

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên

  • Ngủ đủ giấc

  • Kiểm soát căng thẳng

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và hỏi thăm về bệnh sử của bạn cũng như gia đình. Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh cơ tim, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang lồng ngực, nhằm xác định kích thước của tim.

  • Siêu âm tim. Xét nghiệm này giúp cho thấy kích thước và chuyển động của tim khi co bóp. Nó giúp kiểm tra van tim và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Điện tâm đồ (ECG). Điện tâm đồ giúp xác định những xáo trộn trong hoạt động điện tim, phát hiện nhịp bất thường và các khu vực bị tổn thương.

  • Kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nhịp thở của bạn khi đang sử dụng máy chạy bộ. Nó giúp xác định khả năng tập luyện của bạn, kiểm tra xem tập thể dục có làm bất thường nhịp tim của bạn hay không.

  • Thông tim. Sử dụng ống thông luồn qua các mạch máu tới tim.

  • Chụp MRI tim. 

  • Chụp CT tim.

  • Xét nghiệm máu.

  • Kiểm tra sàng lọc di truyền.

Làm gì khi có cơn đau tim? | Vinmec

Bệnh cơ tim ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống

Điều trị

Mục tiêu của điều trị bệnh cơ tim bao gồm:

  • Kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng bệnh

  • Ngăn chặn bệnh cơ tim tiến triển trầm trọng hơn

  • Giảm nguy cơ mắc biến chứng

Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào bệnh cơ tim mà bạn mắc phải.

Sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị bệnh cơ tim. Thuốc điều trị bệnh có tim có công dụng nhằm:

  • Cải thiện khả năng bơm máu của cơ tim

  • Cải thiện lưu lượng máu

  • Hạ huyết áp

  • Làm chậm nhịp tim

  • Loại bớt dịch thừa ra khỏi cơ thể

  • Ngăn ngừa cục máu đông

Các phương pháp khác

Các phương pháp phi phẫu thuật có thể áp dụng để điều trị bệnh cơ tim bao gồm:

  • Phá hủy cơ tim dày lên bất thường bằng cách tiêm rượu qua một ống thông nhỏ vào động mạch. Khi đó nó giúp cải thiện lưu lượng máu qua khu vực này.

  • Bào mòn bằng sóng vô tuyến. Sử dụng ống thông qua các mạch máu để đến cơ tim. Sử dụng dòng điện xoay chiều tần số cao tạo ra nhiệt năng để điều trị.

Một số thiết bị có thể sử dụng để cải thiện chức năng tim, làm giảm các triệu chứng bao gồm:

  • Máy khử rung tim (ICD). Thiết bị này có công dụng theo dõi nhịp tim của bạn, thực hiện các cú sốc điện khi cần để kiểm soát các nhịp tim bất thường. Nó không giúp điều trị bệnh cơ tim nhưng giúp kiểm soát biến chứng nghiêm trọng là loạn nhịp.

  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD). Thiết bị này giúp tăng cường máu lưu thông qua tim của bạn. Phương pháp này thường được cân nhắc khi các phương pháp không xâm lấn thất bại. Đây có thể là một phương pháp điều trị dài hạn hoặc ngắn hạn trong giai đoạn chờ ghép tim.

  • Máy tạo nhịp tim. Thiết bị này có thể được đặt dưới da ở ngực hoặc bụng, sử dụng xung điện để kiểm soát tình trạng loạn nhịp.

Các phương pháp phẫu thuật sử dụng để điều trị bệnh cơ tim bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ phần cơ tim dày lên ngăn cách 2 bên tâm thất. Cắt bỏ phần này giúp cải thiện lưu lượng máu qua tim, giảm hiện tượng trào ngược. Đây là phương pháp giúp điều trị bệnh cơ tim phì đại.

  • Ghép tim. Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp ghép tim nếu bạn đang bị suy tim giai đoạn cuối hoặc các loại thuốc và phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
UNG THƯ THANH QUẢN

UNG THƯ THANH QUẢN

administrator
CHẬM NÓI

CHẬM NÓI

Một đứa trẻ 2 tuổi phát triển bình thường có thể nói khoảng 50 từ và nói thành câu có hai từ và ba từ. Đến 3 tuổi, vốn từ vựng của chúng tăng lên khoảng 1.000 từ và chúng có thể nói những câu ba và bốn từ. Nếu con bạn chưa đạt được những mốc quan trọng đó, chúng có thể bị chậm nói. Chậm nói cũng có thể do mất thính giác hoặc các rối loạn phát triển hoặc thần kinh tiềm ẩn. Tuy nhiên, nhiều dạng chậm nói có thể được điều trị hiệu quả.
administrator
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

administrator
VIÊM TÚI MẬT

VIÊM TÚI MẬT

administrator
HỘI CHỨNG GAN THẬN

HỘI CHỨNG GAN THẬN

administrator
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI

TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI

administrator
DỊ ỨNG SỮA

DỊ ỨNG SỮA

administrator
ĐAU NỬA ĐẦU

ĐAU NỬA ĐẦU

administrator