THOÁI HÓA CỘT SỐNG

daydreaming distracted girl in class

THOÁI HÓA CỘT SỐNG

TỔNG QUAN

Thoái hóa cột sống là một loại viêm khớp do cột sống bị mài mòn dần theo quá trình lão hóa. Nó xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, khi các gai xương phát triển trên đốt sống. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của cột sống và ảnh hưởng lên các dây thần kinh và chức năng khác của cơ thể.

Thoái hóa cột sống là tình trạng phổ biến khi các cấu trúc xương cột sống bị biến đổi trong quá trình lão hóa

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng phổ biến nhất, hơn 85 phần trăm người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống cổ.

Các loại thoái hóa đốt sống khác phát triển ở các phần khác nhau của cột sống:

  • Thoái hóa đốt sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa của cột sống.

  • Thoái hóa đốt sống lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.

  • Đa thoái hóa đốt sống ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cột sống.

Tác động của chứng thoái hóa đốt sống khác nhau giữa các cá nhân, nhưng chúng thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thường là những cơn đau lưng, đau cổ.

NGUYÊN NHÂN

Cột sống có chức năng cấu trúc và nâng đỡ hầu hết trọng lượng cơ thể. Nó cũng mang và bảo vệ gần như tất cả các nhánh thần kinh chính chạy từ não.

Cột sống cong bao gồm 24 đốt sống cổ ngực lưng và 5 đốt sống cùng. Giữa các đốt sống này là các khớp giúp cột sống có thể cử động linh hoạt. Chúng được gọi là các khớp liên mấu. Ngoài ra, một loại mô mềm, có khả năng co dãn là đĩa đệm ngăn cách các đốt sống. Đĩa đệm giúp chuyển động của cột sống trơn tru và chống lại mọi tác động xấu lên xương cột sống.

Trong quá trình lão hóa, các đĩa đệm trở nên khô, mỏng và cứng hơn, và mất đi khả năng đệm. Đây là lý do tại sao người lớn tuổi có nguy cơ bị gãy xẹp đốt sống người trẻ tuổi. Gãy xẹp đốt sống là tình trạng  các đốt sống bị nén ép sụp xuống gây đau dữ dội. Tình trạng này thường đi kèm với chứng loãng xương. Các khớp liên mấu giữa các đốt sống cũng hoạt động kém hơn theo tuổi tác do bề mặt sụn bị mài mòn. Khi sụn bị bào mòn, xương bắt đầu cọ xát với nhau, gây ra ma sát. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành các gai xương phát triển. Sự mất đi của các dây chằng và sự phát triển của gai xương sẽ làm cho cột sống trở nên cứng nhắc, chuyển động kém.

Yếu tố nguy cơ

Sự mài mòn dần trong quá trình lão hóa là nguyên nhân chung dẫn đến thoái hóa đốt sống. Những thay đổi này ảnh hưởng đến mỗi người theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của mỗi cá nhân.

Các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Đặc điểm di truyền

  • Thừa cân, béo phì

  • Lối sống ít vận động, ít tập thể dục

  • Chấn thương cột sống hoặc phẫu thuật cột sống

  • Hút thuốc

  • Công việc có ảnh hưởng lên sức nâng đỡ của cột sống

  • Tình trạng tâm lý như lo lắng hoặc trầm cảm

  • Viêm khớp vẩy nến.

TRIỆU CHỨNG

Hầu hết những người bị thoái hóa đốt sống do tuổi tác không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có các triệu chứng trong một thời gian ngắn rồi biến mất. Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ. Các triệu chứng có thể nặng hơn sau khi cử động hoặc sau một thời gian dài không cử động như khi ngồi quá lâu.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Cảm giác nghiến rít hoặc lách cách khi cử động cột sống

  • Yếu tay chân

  • Khả năng phối hợp kém

  • Co thắt cơ và đau cơ

  • Đau đầu

  • Mất thăng bằng, đi lại khó khăn

  • Mất kiểm soát bàng quang, ruột

BIẾN CHỨNG

Một số biến chứng có thể xảy ra khi không được điều trị sớm như:

  • Hẹp ống sống: Đây là tình trạng các ống chứa tủy bị thu hẹp dẫn đến chèn ép dây thần kinh tủy. Các triệu chứng bao gồm đau cổ hoặc lưng có thể kéo dài xuống chân, tê bì hoặc yếu chi.

  • Bệnh lý đốt sống cổ: Những biến đổi tại đĩa đệm hoặc xương có thể khiến các dây thần kinh ở cột sống cổ bị chèn ép dẫn đến đau, tê và mẫn cảm hơn.

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Các triệu chứng bao gồm đau và tê ở tay chân, mất khả năng phối hợp ở tay, mất thăng bằng và đi lại khó khăn, và mắc các vấn đề về kiểm soát bàng quang.

  • Cong vẹo cột sống: Các nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng cong vẹo, biến dạng cột sống có liên quan đến thoái hóa cột sống. 

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tại nhà

Nếu bị đau cột sống, bạn có thể thử các cách sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, có thể giúp giảm đau.

  • Duy trì hoạt động thể chất: Tập các bài tập ít tác động lên cột sống, chẳng hạn như bơi lội hoặc đi bộ, có thể giúp duy trì sự linh hoạt và tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống.

  • Cải thiện tư thế: Việc buông thõng người có thể khiến cơn đau tồi tệ hơn.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập hoặc xoa bóp có thể hỗ trợ giảm đau.

  • Nâng đỡ lưng: Một chiếc ghế hoặc nệm phù hợp có thể hỗ trợ thư giãn cho lưng tốt hơn.

  • Nghỉ ngơi trong thời gian bị viêm: Cố gắng nghỉ ngơi khi các triệu chứng xảy ra

Điều trị thay thế

Bạn có thể áp dụng những cách sau để kiểm soát các triệu chứng:

  • Châm cứu

  • Điều trị thần kinh cột sống

  • Mát xa

  • Liệu pháp siêu âm

  • Liệu pháp kích điện

Các phương pháp trên có thể giúp giảm đau hoặc tổn thương dây thần kinh ở cổ.

Điều trị dùng thuốc

Nếu đau dữ dội hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Thuốc giảm đau

  • Thuốc giãn cơ, giảm co thắt

  • Thuốc làm dịu cơn đau thần kinh

  • Kem bôi ngoài da

  • Thuốc kháng viêm steroid

  • Tiêm kết hợp thuốc kháng viêm steroid và thuốc gây mê. Bác sĩ sẽ tiêm steroid vào rễ của các dây thần kinh bị ảnh hưởng giúp giảm viêm, giảm đau

Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng viêm steroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó cần phải tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ.

Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ đề nghị phẫu thuật nếu các biến chứng là nghiêm trọng và dai dẳng và nếu không có phương pháp điều trị nào khác.

Phẫu thuật là cần thiết nếu dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê, yếu nghiêm trọng hoặc mất khả năng kiểm soát ruột, bàng quang và tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được phẫu thuật. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí. Bác sĩ có thể xác định các khu vực bị ảnh hưởng bằng công nghệ hình ảnh, chẳng hạn như X-quang.

Phẫu thuật có thể là để loại bỏ một đĩa đệm hoặc mảnh xương đè lên các dây thần kinh, sau đó hợp nhất các đốt sống gần đó. Hoặc, bác sĩ phẫu thuật có thể thay thế một đĩa đệm bị hư hỏng bằng một đĩa đệm nhân tạo.

Trong quá khứ, phẫu thuật cột sống được xem là một cuộc đại phẫu. Tuy nhiên hiện nay, phẫu thuật nội soi được xem là một lựa chọn ưu tiên do ít xâm lấn hơn nhiều so với phẫu thuật mở.

Theo Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thần kinh Hoa Kỳ (AANS), phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu có ít rủi ro hơn, bởi vì:

  • Vết mổ nhỏ hơn.

  • Ít mất máu hơn trong quá trình phẫu thuật.

  • Ít khả năng bị tổn thương cơ hơn.

  • Phục hồi nhanh hơn.

  • Bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê cục bộ.

  • Giảm nguy cơ đau và nhiễm trùng hậu phẫu và ít cần dùng thuốc hơn.

Phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu thường là một thủ tục ngoại trú, có nghĩa là đa số trường hợp trở về nhà ngay trong ngày.

Tuy nhiên, hầu hết những người bị thoái hóa đốt sống không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thảo luận về những rủi ro của phẫu thuật cột sống, so sánh với những lợi ích tiềm năng.

TỔNG KẾT

Thoái hóa cột sống là một vấn đề phổ biến và hầu hết mọi người đều có khả năng mắc chứng thoái hóa này khi họ già đi. Đa số trường hợp không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và việc yếu chi ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể cần được điều trị hoặc phẫu thuật.

 

 

 
Có thể bạn quan tâm?
KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE

KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE

administrator
LAO XƯƠNG

LAO XƯƠNG

administrator
HỘI CHỨNG DRESSLER

HỘI CHỨNG DRESSLER

administrator
ẤU TRÙNG SÁN LỢN

ẤU TRÙNG SÁN LỢN

administrator
RỐI LOẠN NHỊP TIM

RỐI LOẠN NHỊP TIM

administrator
HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI

HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU SONG THAI

administrator
UNG THƯ BÀNG QUANG

UNG THƯ BÀNG QUANG

administrator
RỐI LOẠN XUẤT TINH

RỐI LOẠN XUẤT TINH

administrator