daydreaming distracted girl in class

LAO XƯƠNG

Tổng quan

Lao là một loại bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Bệnh lao (viết tắt là TB) phổ biến nhất ở các nước đang phát triển, nhưng vẫn có hơn 9.000 trường hợp mắc bệnh đã được báo cáo tại Hoa Kỳ năm 2016. Lao là căn bệnh có thể phòng ngừa được và nếu được phát hiện sớm bệnh có thể điều trị được.

Bệnh lao gây tổn thương chủ yếu ở phổi, nhưng trong một số trường hợp bệnh có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và được gọi là lao ngoài phổi (viết tắt là EPTB). Lao xương, khớp là một trong các dạng lao ngoài phổi, chiếm 10 phần trăm tất cả các trường hợp lao ngoài phổi tại Hoa Kỳ. Nói một cách đơn giản, lao xương là một dạng bệnh của lao, gây tổn thương chủ yếu đến cột sống, xương dài và các khớp.

Tại Hoa Kỳ, chỉ khoảng 3 phần trăm tổng số các ca mắc lao gây tổn thương hệ cơ xương . Trong những trường hợp đó, cột sống thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó, nếu bị lao xương, bạn có khả năng bị lao cột sống nhiều hơn. Mặc dù vậy, lao xương có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào trong cơ thể và dạng phổ biến của lao cột sống là bệnh Pott.

Các nước đang phát triển hoặc người mắc bệnh AIDS là những đối tượng có nguy cơ cao mắc lao xương. Tuy nhiên, ở các quốc gia phát triển, nơi có nguy cơ mắc bệnh thấp thì lao xương vẫn là căn bệnh cần phải đề phòng. Khi được chẩn đoán, bệnh có thể được điều trị bằng phác đồ dùng thuốc. Trường hợp nặng hơn có thể sử dụng thuốc kết hợp can thiệp phẫu thuật.

Mycobacterium tuberculosis là tác nhân gây bệnh lao.

 

Nguyên nhân 

Lao xương xảy ra khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn lao và nó lây lan ra ngoài phổi. Bệnh lao thường lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sau khi mắc lao, vi khuẩn có thể di chuyển vào máu hoặc các hạch bạch huyết đến xương, cột sống hoặc các khớp. Lao xương thường khởi phát do có mạng lưới mạch máu phong phú giữa các xương dài và giữa các đốt sống.

Lao xương là bệnh tương đối hiếm gặp, nhưng trong vài thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ mắc căn bệnh này đã tăng lên ở các nước đang phát triển, một phần do sự lây lan của bệnh AIDS. Bên cạnh đó, lao xương còn rất khó chẩn đoán và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác nếu không được điều trị.

 

Triệu chứng

Lao xương thường diễn tiến thầm lặng và không có triệu chứng rõ ràng đến khi bệnh đã diễn tiến xa. Lao xương, cụ thể là lao cột sống rất khó chẩn đoán vì nó không gây đau trong giai đoạn đầu và bệnh nhân có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi được chẩn đoán xác định mắc lao xương, các dấu hiệu và triệu chứng thường rất nặng.

Ngoài ra, đôi khi vi khuẩn có thể bị bất hoạt, không gây tổn thương phổi và không thể lây lan khiến người bệnh không biết mình có mang vi khuẩn. Mặc dù vậy, khi đã mắc lao xương, cần chú ý đến một số triệu chứng:

  • Đau lưng dữ dội. 

  • Sưng tấy.

  • Hạn chế cử động, cứng đơ.

  • Áp xe lạnh.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Biến chứng thần kinh.

  • Liệt chi dưới/ tứ chi.

  • Ngắn chi ở trẻ em.

  • Dị dạng xương.

Ngoài ra, bệnh nhân lao xương có thể có các triệu chứng chung của nhiễm lao, bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược.

  • Sốt.

  • Đổ mồ hôi đêm.

  • Sụt cân.

Đau dữ dội, sưng và hạn chế vận động tại vùng tổn thương là triệu chứng thường gặp của lao xương.

 

Điều trị 

Mặc dù lao xương gây đau đớn, nhưng tổn thương này có thể hồi phục nếu được điều trị sớm với phác đồ dùng thuốc thích hợp. Trong nhiều trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật cột sống như phẫu thuật cắt cung sau đốt sống (kỹ thuật loại bỏ  một phần của đốt sống).

Thuốc là lựa chọn đầu tiên trong điều trị lao xương và quá trình điều trị có thể kéo dài từ 6–18 tháng. Điều trị lao xương bao gồm:

  • Thuốc kháng lao như rifampicin, isoniazid, ethambutol và pyrazinamide.

  • Phẫu thuật.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠI LIỆT

BẠI LIỆT

administrator
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NÃO (XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ)

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NÃO (XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ)

Bệnh xơ vữa động mạch nội sọ xảy ra khi các mảng bám (cholesterol, chất béo tích tụ và các vật liệu khác) tích tụ trong các mạch máu ở đáy não, khiến chúng bị thu hẹp và cứng lại. Tình trạng này còn được gọi là xơ vữa động mạch, hẹp hoặc "xơ cứng động mạch". Nếu động mạch bị thu hẹp nghiêm trọng đến mức hạn chế lưu lượng máu lên não, nó có thể gây ra đột quỵ. Đột quỵ có thể do cục máu đông hoặc do chảy máu (xuất huyết) làm mất oxy của các tế bào não, dẫn đến các tế bào não bị chết đi. Bệnh xơ vữa động mạch não được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ trên toàn thế giới.
administrator
POLYP TÚI MẬT

POLYP TÚI MẬT

administrator
NGHIỆN GAME

NGHIỆN GAME

administrator
HỘI CHỨNG MÓNG VÀ XƯƠNG BÁNH CHÈ

HỘI CHỨNG MÓNG VÀ XƯƠNG BÁNH CHÈ

administrator
KIẾT LỴ

KIẾT LỴ

administrator
VIÊM CÂN GAN CHÂN

VIÊM CÂN GAN CHÂN

administrator
VIÊM DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

VIÊM DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC

administrator