SPINOLAC FORT
Thành phần
Thành phần của thuốc gồm 50mg Spironolacton và 40mg Furosemid.
Công dụng – chỉ định
Thuốc được chỉ định trong điều trị:
-
Suy tim sung huyết.
-
Tăng huyết áp vô căn.
-
Xơ gan.
-
Phù do xơ gan và suy tim sung huyết.
-
Điều trị phù do tình trạng cường Aldosteron thứ phát, hay phù kháng với thuốc lợi tiểu nhóm khác đã dùng.
Liều dùng – cách dùng
Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều sử dụng thông thường:
Người lớn:
Đối với lợi tiểu khi phù kháng trị do xơ gan, suy tim sung huyết, hội chứng thận hư, nhất là khi nghi ngờ có tăng aldosteron: Sử dụng liều ban đầu là uống 1 - 4 viên/ ngày, chia ra 2 - 4 lần, uống ít nhất 5 ngày. Dùng liều duy trì là 2 - 8 viên/ ngày, chia ra 2 - 4 lần.
Đối với tăng huyết áp: Sử dụng liều ban đầu là uống 1 - 2 viên / ngày, chia ra 2 - 4 lần, uống ít nhất 2 tuần. Chọn liều duy trì hiệu chỉnh theo từng bệnh nhân.
Trẻ em: Dùng lợi tiểu hay điều trị tăng huyết áp, cổ trướng do xơ gan: Sử dụng liều ban đầu kaf uống 1 - 3 mg/kg/ngày, dùng 1 lần hay chia ra 2 - 4 lần; liều được hiệu chỉnh sau 5 ngày.
Quá liều và xử trí:
Triệu chứng của quá liều có thể bao gồm lo lắng, lẫn lộn, yếu cơ hay khó thở.
Xử lý khi quá liều có thể rửa dạ dày hay sử dụng than hoạt.
Cần kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ: Nếu có tăng kali huyết thay đổi điện tâm đồ có thể tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat, calcium gluconate, cho bệnh nhân uống nhựa trao đổi ion (natri polystyrene sulfonate) nhằm thu giữ các ion kali, từ đó làm giảm nồng độ kali máu.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân:
-
Mẫn cảm các thành phần của thuốc.
-
Bệnh nhân suy thận cấp, vô niệu, suy thận nặng, tăng kali huyết hay mẫn cảm với spironolacton.
-
Mẫn cảm với furosemid hay với các dẫn chất sulfonamid, chẳng hạn như sulfamid điều trị đái tháo đường.
-
Bệnh nhân đang trong tình trạng tiền hôn mê gan hay hôn mê gan.
-
Bệnh nhân vô niệu hay suy thận do thuốc gây độc đối với thận hay gan.
-
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Tác dụng phụ
Đối với Spironolacton:
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
-
Toàn thân gây mệt mỏi, đau đầu, liệt dương hay ngủ gà.
-
Nội tiết gây tăng prolactin, to vú ở đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau khi mãn kinh;
-
Tiêu hóa gây tiêu chảy hay buồn nôn.
Các tác dụng phụ ít gặp bao gồm:
-
Da gây ban đỏ, ngoại ban, nổi mày đay;
-
Chuyển hóa gây tăng kali huyết hay giảm natri huyết;
-
Thần kinh gây chuột rút/ co cơ, dị cảm;
-
Sinh dục tiết niệu gây tăng creatinin huyết thanh.
Đối với Furosemid:
Các tác dụng không mong muốn chủ yếu gặp phải khi điều trị ở liều cao (chiếm khoảng 95% trong số các phản ứng có hại). Tác dụng phụ thường gặp nhất là mất cân bằng điện giải (chiếm 5% người bệnh điều trị). Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan và ở người bệnh suy thận khi điều trị kéo dài. Một số trường hợp bị mẫn cảm ánh sáng cũng đã được ghi nhận.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
-
Tuần hoàn gây giảm thể tích máu trong trường hợp sử dụng liều điều trị liều cao, tụt huyết áp thế đứng.
-
Chuyển hóa gây giảm kali huyết, giảm magie huyết, giảm calci huyết, giảm natri huyết, tăng acid uric huyết hay nhiễm kiềm do clo huyết.
Các tác dụng phụ ít gặp bao gồm buồn nôn, nôn mửa hay rối loạn tiêu hóa.
Các tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:
-
Máu gây giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu hay mất bạch cầu hạt.
-
Da gây phát ban da, viêm mạch hay dị cảm.
-
Chuyển hóa gây tăng glucose huyết hay glucose niệu.
-
Tai gây ù tai, giảm thính lực có phục hồi (ở liều cao).
Thông báo ngay cho bác sĩ biết các tác dụng phụ không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Tương tác
Đối với spironolacton: Sử dụng đồng thời spironolacton và các chất ức chế enzym chuyển (ACEi) có thể dẫn tới tình trạng "tăng kali huyết" nặng, gây đe dọa tính mạng, nhất là ở người có suy thận. Hiệu quả chống đông của coumarin, hay dẫn chất nhóm indandion hoặc heparin bị giảm khi sử dụng cùng với spironolactone. Các thuốc kháng viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm công dụng điều trị tăng huyết áp của spironolacton. Sử dụng đồng thời lithi với spironolacton có thể dẫn tới ngộ độc lithi, do làm giảm độ thanh thải. Uống đồng thời các thuốc có chứa kali và spironolacton làm tăng kali huyết. Thời gian bán thải của digoxin và các glycosid tim có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời với spironolacton.
Đối với Furosemid: Tương tác thuốc có thể xuất hiện khi dùng furosemid phối hợp với các thuốc:
-
Cephalothin, cephaloridin do tăng độc tính cho thận;
-
Muối liti làm tăng nồng độ lithi trong máu, có thể làm tăng độc tính. Nên tránh sử dụng nếu không thể theo dõi được nồng độ lithi huyết chặt chẽ;
-
Aminoglycosid làm tăng độc tính ở tai và thận:
-
Glycosid tim làm tăng độc tính do tình trạng hạ K+ máu. Cần theo dõi chặt chẽ kali huyết và điện tâm đồ;
-
Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu;
-
Corticosteroid làm tăng đào thải K+;
-
Các thuốc điều trị đái tháo đường có nguy cơ làm tăng glucose huyết. Cần theo dõi và hiệu chỉnh liều;
-
Làm tăng tác dụng của thuốc giãn cơ không khử cực;
-
Làm tăng tác dụng của thuốc chống đông;
-
Cisplatin làm tăng độc tính trên thính giác;
-
Các thuốc hạ huyết áp làm tăng hiệu quả hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần hiệu chỉnh liều. Nhất là khi phối hợp với thuốc ức chế men chuyển, huyết áp có thể bị giảm nặng.
Lưu ý khi sử dụng
Đối với Spironolacton: Lưu ý khi sử dụng ở bệnh nhân có nguy cơ tăng kali huyết chẳng hạn như khi suy giảm chức năng thận hay phối hợp với các thuốc lợi tiểu khác. Tình trạng toan chuyển hóa do tăng clo máu có thể hồi phục (thường đi kèm theo tăng kali huyết) có thể gặp phải trong xơ gan mất bù mặc dù chức năng thận bình thường.
Thuốc lợi tiểu nói chung chống chỉ định sử dụng ở phụ nữ mang thai, trừ khi mắc bệnh tim.
Đối với Furosemid: Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt hay khó tiểu vì có thể thúc đẩy tình trạng bí tiểu tiện cấp.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:
Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thông tin sản phẩm
SĐK: VD-29489-18
NSX: Công ty TNHH Hasan-Dermapharm - VIỆT NAM
NĐK: Công ty TNHH Hasan-Dermapharm
Sản phẩm thuộc nhóm “Thuốc lợi tiểu”.
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, đóng gói trong hộp 5 vỉ x 10 viên.