CÁC CÁCH TỰ KIỂM TRA SỨC KHỎE CỦA DA

Tự kiểm tra da có vai trò đặc biệt quan trọng nếu bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc có tiền sử ung thư da.

daydreaming distracted girl in class

CÁC CÁCH TỰ KIỂM TRA SỨC KHỎE CỦA DA

Tự kiểm tra da là một cách dễ dàng và hiệu quả để xác định xem bản thân có bị ung thư da không trước khi nó phát triển và trở nên khó điều trị hơn. Ung thư da có xu hướng xuất hiện trên những bộ phận của cơ thể mà thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, chúng có thể phát triển ở bất cứ đâu, vì vậy bạn không nên bỏ qua bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể khi kiểm tra tổng thể.

Nếu bạn cảm thấy có bất cứ điều gì đáng ngờ trong quá trình tự kiểm tra hoặc nhận thấy những thay đổi trên da của mình, hãy hẹn gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám y tế và chẩn đoán kịp thời.

Bằng cách chú ý đến sức khỏe làn da của mình, bạn có thể xác định được các bệnh về da khác có thể điều trị được, ví dụ như:

  • Bệnh chàm

  • Dị ứng tiếp xúc

  • Bệnh trứng cá đỏ

  • Một số loại nổi ban

  • Các bệnh liên quan đến da khác

Nếu bạn đang gặp phải những lo ngại về da kể trên, bạn nên đi khám và nói chuyện với bác sĩ da liễu, người sẽ giúp bạn đưa ra chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị nếu cần thiết.

CÁC BƯỚC TỰ KIỂM TRA DA TẠI NHÀ

Không cần thiết bị đặc biệt nào, chỉ với một chiếc gương, bạn đã có thể thực hiện công việc kiểm tra da từ đầu đến chân một cách hiệu quả.

Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy khỏa thân và đứng trước gương soi toàn thân hoặc gương trong phòng tắm, đảm bảo rằng căn phòng được chiếu sáng đầy đủ. Hãy dành ra vài phút thực hiện bài kiểm tra da toàn thân của bạn. Bạn nên thực hiện một cách kỹ lưỡng, đừng hấp tấp để rồi bỏ sót.

Các bước tự kiểm tra da toàn thân:

  • Đứng trước một tấm gương lớn, kiểm tra mặt, cổ, tai và bụng của bạn. Nếu là nữ, bạn cần phải kiểm tra cả lớp da bên dưới chân ngực. 

  • Hãy kiểm tra cả phần da phía trước cánh tay của bạn. Giơ cả hai cánh tay lên để kiểm tra vùng nách và bên còn lại của cánh tay.

  • Xem xét cả hai bên bàn tay và ở giữa các ngón tay của bạn. Kiểm tra các khu vực xung quanh và bên dưới mỗi móng tay.

  • Ngồi xuống và kiểm tra phía trước của đùi, cẳng chân và mặt trên của bàn chân. Ngoài ra, hãy kiểm tra các khu vực xung quanh và bên dưới móng chân của bạn.

  • Sử dụng gương cầm tay, kiểm tra mặt sau của đùi, bắp chân và lòng bàn chân.

  • Đứng dậy và sử dụng gương cầm tay để kiểm tra mông và bộ phận sinh dục của bạn. 

  • Đối mặt với gương treo tường, sử dụng gương cầm tay để kiểm tra lưng và gáy của bạn.

  • Kiểm tra phần da đầu của bạn. Nếu có tóc, bạn cần nhẹ nhàng vén tóc sang một bên để nhìn thấy lớp da bên dưới.

  • Dùng gương kiểm tra trong miệng xem có mảng trắng hoặc đốm đen nào trên nướu, trên hoặc dưới lưỡi, hoặc bên trong má không.

CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ KHI KIỂM TRA?

Tự kiểm tra da có thể cực kỳ hữu ích trong việc phát hiện sớm khối u ác tính hoặc các vấn đề về da khác. Một nghiên cứu năm 2019 gợi ý rằng những người hiểu biết được mức độ nghiêm trọng của việc kiểm tra ung thư da lại ít khi kiểm tra da hơn, phần lớn là do họ cảm thấy không tự tin vào khả năng xác định những thay đổi đáng ngờ trên da.

Mặc dù các dấu hiệu để phát hiện ung thư da tiềm ẩn có lẽ là mục tiêu chính trong khi bạn tự kiểm tra, nhưng bạn cũng nên chú ý đến bất kỳ điểm nào bất thường khác trên da.

Trong quá trình kiểm tra, hãy tìm dấu hiệu thay đổi đối với những nốt ruồi, tàn nhang và vết bớt hiện có, cũng như các dấu hiệu khác cho thấy được tình trạng da hoặc sự nhiễm trùng. Đây là lý do tại sao tự kiểm tra da thường xuyên là rất quan trọng. Trong lần đầu kiểm tra của bạn, hãy làm quen với các dấu vết có trên người bạn đồng thời tìm kiếm bất kỳ điểm đáng ngờ. Cụ thể, hãy cảnh giác với:

  • Nốt ruồi thay đổi hình dạng, kích thước hoặc màu sắc

  • Nốt ruồi có hình dạng kỳ lạ hoặc đường viền không đều

  • Nốt ruồi có nhiều màu

  • Nốt ruồi mềm, ngứa hoặc chảy máu

  • Vết lồi mới hay có sự thay đổi ở vết cũ

  • Mảng da màu đỏ hoặc xám có đóng vảy hoặc chảy máu

  • Mảng vảy màu hồng mềm khi chạm vào

  • Mụn mà vẫn không lành

  • Vết thương chảy máu hoặc đã lâu chưa lành

  • Phát ban không lý do

  • Các loại mụn cóc

Nguy cơ gây ung thư da

Dù những người có làn da sáng sẽ có khả năng cao hơn trong việc bị ung thư da, nhưng không phải những người có làn da tối màu hơn sẽ tránh được nguy cơ đó. Trên thực tế, cứ 5 người thì có 1 người sẽ có nguy cơ bị ung thư da trong suốt cuộc đời của họ.

Một nghiên cứu năm 2016 phát hiện ra rằng những người da màu có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư da cao hơn, một phần là do:

  • Thiếu nhận thức về việc kiểm tra da

  • Khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

  • Được chẩn đoán ở giai đoạn trễ

Vì ung thư da khó phát hiện bằng mắt thường trên da sẫm màu, nên việc tự kiểm tra kỹ lưỡng và được bác sĩ da liễu thăm khám da định kỳ là những bước quan trọng để phát hiện sớm và giảm nguy cơ mắc ung thư.

KHI NÀO BẠN CẦN TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ?

Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì đáng ngờ khi đang tiến hành tự kiểm tra da tại nhà, hãy hẹn gặp bác sĩ da liễu để tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt. Ngay cả khi dấu hiệu đó hóa ra là vô hại, việc tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp bạn yên tâm và hiểu biết thêm về một loại khối u có thể xuất hiện trở lại.

TẦN SUẤT TỰ KIỂM TRA DA TẠI NHÀ

Các chuyên gia y tế khuyên rằng bạn nên kiểm tra da hàng tháng tại nhà.

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2020 nói rằng việc kiểm tra da tại nhà mỗi tháng có vẻ quá nhiều đối với một số người. Họ sẽ cảm thấy hợp lý hơn với việc tự kiểm tra da trong khoảng từ 2 đến 3 tháng một lần.

Cho dù tần suất tự kiểm tra da của bạn như thế nào, điều quan trọng là phải đảm bảo tính nhất quán. Nguy cơ ung thư da là mối quan tâm suốt đời và nó tăng dần theo tuổi tác. Vì vậy, hình thành một thói quen tốt ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai.

Để bắt đầu hình thành thói quen này, hãy cân nhắc lên lịch tự kiểm tra da của bạn và coi đó như một điều cần phải làm mà bạn không thể bỏ qua.

TẦN SUẤT ĐI KHÁM BÁC SĨ DA LIỄU

Tổ chức Ung thư Da khuyên bạn nên tự kiểm tra thường xuyên và khám da chuyên nghiệp hàng năm bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn hoặc gia đình có tiền sử ung thư da, bạn cần đi khám chuyên khoa da liễu 3-6 tháng một lần.

Mặc dù bạn có thể xác định chính xác các nốt ruồi hoặc khối u đáng ngờ, nhưng việc tự kiểm tra không thể thay thế quy trình kiểm tra da chuyên nghiệp bởi bác sĩ da liễu. Trong một nghiên cứu năm 2021 về hơn 1.500 trường hợp ung thư da, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 50% trong số các ca bệnh đó được xác định bởi bác sĩ da liễu và số còn lại được xác định thông qua tự kiểm tra hoặc bởi các bác sĩ khác trong khi thăm khám tổng quát.

Các nhà nghiên cứu cho rằng vì ung thư da có thể dễ dàng bị bỏ sót hoặc chẩn đoán quá muộn nên việc khám tại phòng khám với bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng hoặc tử vong do ung thư da.

NHẮN NHỦ

Tự kiểm tra da có vai trò đặc biệt quan trọng nếu bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc có tiền sử ung thư da.

Tự kiểm tra da không mất nhiều thời gian và nếu bạn có thể thực hiện nó với một tần suất đều đặn, bạn sẽ giảm được nguy cơ biến chứng do ung thư da hoặc các vấn đề về da khác. Nếu bạn gặp khó khăn khi kiểm tra lưng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, hãy cân nhắc nhờ gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ PHÁT BAN NHIỆT

NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ PHÁT BAN NHIỆT

Phát ban do nhiệt gây khó chịu nhẹ, đốm, ngứa và sưng tấy. Tình trạng thường tự giải quyết trong vài ngày đối với hầu hết mọi người. Có một số loại và trông hơi khác nhau.
administrator
BẠN KHÔNG HÀI LÒNG VỚI FILLER Ở MÔI SAU KHI TIÊM? HÃY XỬ LÝ SỚM

BẠN KHÔNG HÀI LÒNG VỚI FILLER Ở MÔI SAU KHI TIÊM? HÃY XỬ LÝ SỚM

Chất làm đầy môi (hay còn gọi là filler) là một loại thuốc dạng tiêm, dùng để tăng thể tích cho đôi môi của bạn, giúp chúng trông đầy đặn hơn.
administrator
BỔ SUNG COLLAGEN CÓ TỐT CHO SỨC KHỎE KHÔNG?

BỔ SUNG COLLAGEN CÓ TỐT CHO SỨC KHỎE KHÔNG?

Cơ thể chúng ta sản xuất collagen một cách tự nhiên, nhưng các chất bổ sung đã được bán trên thị trường để giúp cải thiện độ đàn hồi của da, tăng cường sức khỏe khớp, xây dựng cơ bắp, đốt cháy chất béo... Bài viết này thảo luận về việc bổ sung collagen có hiệu quả dựa trên bằng chứng khoa học hay không.
administrator
NỔI MỤN TRÊN CÁNH TAY

NỔI MỤN TRÊN CÁNH TAY

Mụn nhọt là một tình trạng da phổ biến đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong khi nổi mụn trên mặt, lưng, cổ, ngực và vai phổ biến hơn thì mụn cũng có thể xuất hiện trên cánh tay. Nếu bạn thấy những vết sưng đỏ hoặc mụn mủ trên cánh tay của mình, thì rất có thể bạn đang mắc phải một loại mụn điển hình trên cánh tay. Tuy nhiên, nó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng khác nghiêm trọng hơn.
administrator
12 CÁCH ĐỂ THOÁT KHỎI MỤN ĐẦU ĐEN

12 CÁCH ĐỂ THOÁT KHỎI MỤN ĐẦU ĐEN

Mụn đầu đen là một trong những dạng phổ biến nhất của mụn. Mặc dù những người có làn da nhờn dễ bị mụn đầu đen hơn, nhưng bất kỳ ai cũng đều có thể mắc phải chúng. Chúng hình thành khi lỗ chân lông bị tắc với sự kết hợp của tế bào da chết và dầu thừa (bã nhờn) từ tuyến bã nhờn của chúng ta.
administrator
GIỚI THIỆU VỀ MỤN CƠ HỌC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ NÓ

GIỚI THIỆU VỀ MỤN CƠ HỌC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ NÓ

Có nhiều loại mụn trứng cá với nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng có thể xuất phát từ thay đổi nội tiết tố đến ảnh hưởng thuốc men,... Mụn cơ học là một loại mụn trứng cá, phát triển do thường xuyên gây ma sát hoặc áp lực lên da.
administrator
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN BỌC HIỆU QUẢ NHẤT

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN BỌC HIỆU QUẢ NHẤT

Bạn không cần phải sống chung với mụn bọc đau đớn. Có một số phương pháp điều trị hiệu quả có thể giúp làm sạch làn da của chúng ta.
administrator
8 SAI LẦM KHI LÀM ĐẸP GÂY HẠI CHO DA

8 SAI LẦM KHI LÀM ĐẸP GÂY HẠI CHO DA

Chăm sóc da là một công đoạn diễn ra hàng ngày, không thể thiếu của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc da phù hợp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu top 8 sai lầm khi làm đẹp có thể gây hại cho da.
administrator