HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

daydreaming distracted girl in class

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

 

Tổng quan

Hạ đường huyết là tình trạng mức đường (glucose) trong máu của bạn giảm xuống quá thấp.

Nó thường gặp ở những mắc bệnh tiểu đường, nhất là khi họ sử dụng insuline.

Hạ đường huyết có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, nhưng bạn thường có thể tự giải quyết dễ dàng.

Triệu chứng

Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng khác nhau ở những người khác nhau. Bạn sẽ tự nhận ra các triệu chứng của mình, mặc dù chúng có thể thay đổi theo thời gian.

Các triệu chứng bạn đầu của hạ đường huyết bao gồm:

  • Đổ mồ hôi

  • Cảm giác mệt mỏi

  • Chóng mặt

  • Cảm giác đói

  • Ngứa môi

  • Run rẩy

  • Nhịp tim nhanh, đập thình thịch (đánh trống ngực)

  • Dễ bị kích thích, chảy nước mắt, lo lắng 

Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi

  • Mờ mắt

  • Nhầm lẫn hay khó tập trung

  • Có các hành vi bất thường, nói lắp bắp hay vụng về (như say rượu)

  • Buồn ngủ

  • Co giật

  • Ngất xỉu, bất tỉnh

Hạ đường huyết cũng có thể xuất hiện khi bạn đang ngủ. Nó sẽ khiến bạn thức giấc giữa đêm, gây đau đầu, mệt mỏi hay ướt drap trải giường (do đổ mồ hôi nhiều) vào sáng hôm sau.

Bệnh hạ đường huyết có nguy hiểm không, cách khắc phục hiệu quả là gì

Hạ đường huyết khiến cơ thể bạn mệt mỏi

Nguyên nhân

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, nguyên nhân chính gây ra hạ đường huyết là:

  • Tác dụng của thuốc – đặc biệt khi sử dụng insuline, thuốc thuộc nhóm sulfonylurea (như glibenclamide và gliclazide), các thuốc nhóm glinides (như repaglinide và nateglinide) hoặc các thuốc kháng virus điều trị viêm gan C.

  • Bỏ bữa ăn

  • Không ăn đủ thực phẩm chứa carbohydrate, chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, khoai tây và trái cây

  • Tập thể dục, đặc biệt ở cường độ cao và không có kế hoạch

  • Uống rượu

Đôi khi không có lý do rõ ràng cho việc xuất hiện tình trạng hạ đường huyết.

Hạ đường huyết ở người không mắc tiểu đường

Tình trạng hạ đường huyết thường không phổ biến ở người không mắc tiểu đường. Nguyên nhân của tình trạng này có thể bao gồm:

  • Cơ thể của bạn tiết quá nhiều insuline sau khi ăn

  • Nhịn ăn hay bị suy dinh dưỡng

  • Biến chứng của thai kỳ

  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (phẫu thuật giảm cân)

  • Các tình trạng bệnh lý khác, chẳng hạn như vấn đề về hormone, tuyến tụy, gan thận, tuyến thượng thận hay tim

  • Một số loại thuốc, bao gồm quinine (trị sốt rét)

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn tiếp tục xuất hiện tình trạng hạ đường huyết. Họ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra và tìm nguyên nhân.

Phòng ngừa

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể giảm nguy cơ bị hạ đường huyết nếu:

  • Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên, nhận biết các triệu chứng của tình trạng này để điều trị kịp thời

  • Luôn mang theo đồ ăn nhẹ hay đồ uống có đường, chẳng hạn như kẹo đường, nước hoa quả hay đồ ngọt.

  • Mang theo thuốc tiêm glucagon theo mình

  • Không bỏ bữa

  • Cẩn thận khi uống rượu. Không uống quá nhiều, kiểm tra đường huyết thường xuyên và ăn bữa nhẹ chứa carbohydrate sau khi uống

  • Cẩn thận khi tập thể dục. Ăn một bữa nhẹ chứa carbohydrate trước khi tập thể dục. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng liều thấp hơn các thuốc trị tiểu đường trước khi tập thể dục cường độ cao

  • Ăn bữa nhẹ chứa carbohydrate nếu bạn gặp tình trạng hạ đường huyết khi đang ngủ

  • Nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng này vẫn còn xuất hiện

Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Mang theo các thực phẩm ngọt để ngăn ngừa triệu chứng hạ đường huyết

Điều trị

Hãy làm các bước sau đây khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới 3,5 mmol/L hoặc khi bạn có các triệu chứng của hạ đường huyết:

  • Sử dụng đồ uống có đường hay đồ ăn nhẹ - chẳng hạn như một ly nước có ga (không phải loại cho người ăn kiêng), nước trái cây, 4 – 5 viên thạch, 3 – 6 viên glucose hay 1 – 2 ống gel glucose.

  • Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn sau 10 phút – nếu nó cải thiện và bạn có cảm giác khỏe hơn hãy chuyển xuống bước sau. Nếu có ít hay không thay đổi, bạn hãy lặp lại bước ở trên rồi kiểm tra lại sau 10 – 15 phút.

  • Bạn có thể ăn bữa chính (chứa carbohydrate giải phóng chậm) nếu đến thời điểm phù hợp. Hoặc ăn nhẹ các thực phẩm chứa carbohydrate giải phóng chậm, như một lát bánh mì, bánh mì nướng, bánh quy hay một ly sữa bò.

Bạn thường không cần tới sự chăm sóc y tế khi có cảm giác khỏe hơn nếu bạn chỉ có một vài triệu chứng nhẹ.

Điều trị người không tỉnh táo hay rất buồn ngủ

Bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt người bệnh ở vị trí phù hợp, không cho bất cứ thứ gì vào miệng để tránh bị nghẹn

  • Gọi cấp cứu nếu bạn không có sẵn thuốc tiêm glucagon hoặc bạn không biết sử dụng hay khi họ đã uống rượu trước tình trạng này

  • Nếu có sẵn thuốc tiêm glucagon và bạn biết cách sử dụng, hãy tiêm ngay cho họ

  • Nếu họ tỉnh sau 10 phút sau khi tiêm và có cảm giác tốt hơn thì chuyển qua bước tiếp theo. Nếu tình trạng của họ không được cải thiện trong vòng 10 phút thì cần gọi cấp cứu.

  • Nếu họ hoàn toàn tỉnh táo và có thể ăn uống bình thường, cho họ ăn một bữa ăn nhẹ có chứa carbohydrate.

Cần nhập viện nếu họ mệt mỏi (nôn mửa) hay lượng đường trong máu giảm trở lại.

Điều trị người bị co giật và lên cơn

Làm theo các bước sau đây:

  • Ở bên cạnh và ngăn họ tự làm tổn thương mình – đặt họ trên một vật mềm, để xa tầm tay họ những vật nguy hiểm.

  • Gọi cấp cứu nếu tình trạng này kéo dài trên 5 phút

  • Sau khi hết tình trạng này cho họ ăn đồ ăn nhẹ có chứa đường.

 
Có thể bạn quan tâm?
MỤN CÓC

MỤN CÓC

administrator
HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

HỘI CHỨNG WISKOTT-ALDRICH

administrator
LỒNG RUỘT

LỒNG RUỘT

administrator
VIÊM MŨI HỌNG

VIÊM MŨI HỌNG

administrator
NÓI LẮP

NÓI LẮP

administrator
UNG THƯ LƯỠI

UNG THƯ LƯỠI

administrator
BASEDOW

BASEDOW

administrator
RỐI LOẠN SINH TỦY (MDS)

RỐI LOẠN SINH TỦY (MDS)

administrator