ĐỊA LIỀN

Địa liền, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương. Cây địa liên là một loại cây được trồng hay mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Từ lâu đời cây thuốc này đã được sử dụng trong điều trị một số trường hợp đau nhức xương khớp và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐỊA LIỀN

Đặc điểm tự nhiên

Là loại cây thân thảo sống lâu năm và không có thân. 

Lá có 2 – 3 cái, có bẹ và mọc xòe ra trên mặt đất. Phiến lá rộng 6 – 7 cm và dài 8 – 10cm, có hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống. Mép lá nguyên và mặt dưới hơi có lông.

Hoa mọc ở nách lá, không có cuống, có màu trắng pha tím. Thân rễ có nhiều rễ củ, mọc nối tiếp nhau và có hình trứng với nhiều vân ngang.

Cây địa liền mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và các nước Châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia,… Bên cạnh đó, cây còn được trồng ở các cơ quan thuốc nam hoặc các bệnh viện.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Củ của cây địa liền là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Thời gian thu hoạch để củ địa liền đạt chất lượng và nhiều dược tính nhất là từ tháng 11 đến hết tháng 3 hàng năm.

Chế biến: Cần chọn những cây đã trên 2 năm. Rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh 1 ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô. 

Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học gồm có tinh dầu. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p. cumari axit etyl este, xinamic andehit và xineola. 

Tác dụng

+ Tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt.

+Tác dụng giảm tần số và cường độ trong một số trường hợp đau nhức hay giảm viêm.

+Tác dụng chống viêm cũng là tác dụng làm tăng hiệu lực giảm đau của địa liền.

+Theo Đông y, vị thuốc địa liền có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, trừ đờm, tán hàn, tiêu thực và trừ thấp.

Công dụng

Địa liền có vị cay, tính ấm và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị cảm sốt, nhức đầu.

+Điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau.

+Điều trị ho gà.

+Điều trị táo bón kinh niên, nhức đầu, ăn không tiêu.

+Điều trị chứng ăn uống khó tiêu, đau thần kinh tọa, đau dạ dày.

+Điều trị đau nhức răng, tê phù, đau mỏi gân cốt, đau lưng, trị tê thấp.

Liều dùng

Có thể dùng cây địa liền dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu, tán bột hay hoàn viên. Liều lượng dùng tối đa mỗi ngày là 3 – 6 gram.

Lưu ý khi sử dụng

Cây địa liền có tính ấm và một số hoạt chất có thể gây một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, không nên lạm dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài. Những đối tượng âm hư, hỏa uất, dạ dày đau nóng rát hoặc thiếu máu không nên dùng cây địa liền để chữa bệnh

 

Có thể bạn quan tâm?
DÂY BÔNG XANH

DÂY BÔNG XANH

Dây bông xanh, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây bông xanh, bông báo, madia, cát đằng. Dây bông xanh được biết đến phổ biến với công dụng trang trí cảnh quan. Ít người biết loại cây này còn có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Theo đông y, dây bông xanh có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm và làm lành vết thương do rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LA BẠC TỬ

LA BẠC TỬ

La bạc tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú. La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU NGỔ

RAU NGỔ

Rau ngổ là một loại dược liệu quen thuộc trong Đông y, được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Từ xa xưa, rau ngổ đã được coi là một "thần dược" trong việc chăm sóc sức khỏe. Với vị cay, tính mát và tác dụng giải độc, rau ngổ không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, mà còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau ngổ có khả năng giải độc, giảm đau, lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn và tăng cường chức năng thận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rau ngổ trở thành một trong những dược liệu được ưa chuộng nhất trong các phương pháp chữa bệnh tự nhiên.
administrator
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator
THANH TÁO

THANH TÁO

Thanh táo (Justicia gendarussa) là một loại cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh như đau đầu, sốt, đau răng và các bệnh nhiễm trùng. Đây là một dược liệu quý có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Những nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh được các tính chất chữa bệnh của Thanh táo, đồng thời đưa ra một số cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi sử dụng loại dược liệu này.
administrator
ĐAN SÂM

ĐAN SÂM

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền và được sử dụng từ hàng trăm năm trước đây. Hiện nay, Đan sâm đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học hiện đại, đặc biệt là trong việc cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch. Đan sâm cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, gan và thận. Tuy nhiên, khi sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
administrator
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator