DÂY BÔNG XANH

Dây bông xanh, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây bông xanh, bông báo, madia, cát đằng. Dây bông xanh được biết đến phổ biến với công dụng trang trí cảnh quan. Ít người biết loại cây này còn có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Theo đông y, dây bông xanh có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm và làm lành vết thương do rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY BÔNG XANH

Đặc điểm tự nhiên

Dây bông xanh, là một loại cây có thân dây leo, chiều dài thân Bông xanh có thể lên đến 10-15m. Thân bông xanh có hình trụ nhỏ lớn hơn đốt ngón tay, ngoài thân và lá đều có lông. Lá mọc đối xứng,  phần cuống lá dài từ 3 – 4cm.

Phiến lá bông xanh có hình bầu dục, một số lá hình tim rõ rệt với phần đầu nhọn, chia nhiều thùy không đều. Mỗi lá dài từ 10- 15cm, chiều rộng từ 5-10cm. Trên phiến lá nổi rõ gân hình chân vịt, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, mặt dưới lá bông xanh có lông nhiều hơn. 

Cây bông xanh có hoa mọc thành chùm, hoa thường mọc ở kẽ lá và đầu cành. Bông hoa to, có màu xanh hoặc tím nhạt. Hoa thường nở khi điều kiện thời tiết ấm áp, nắng nhiều, đặc biệt là vào mùa hè và thu.

Quả của cây bông xanh có hình nang nhẵn, có mũi nhọn dài. Trong tự nhiên, hoa bông xanh sinh sống mạnh mẽ và thường được ứng dụng làm đẹp cho cảnh quan môi trường.

Cây bông xanh là loài cây mọc hoang và được trồng phổ biến tại nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam. Thông thường, cây sẽ phát triển tốt hơn ở những nơi dãi nắng, thoáng. Cây bông xanh mọc hoang như loài hoa dại phổ biến tại các vùng hoang dã của Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc có trồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, dây, lá cây là những bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô làm thuốc đều được.

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, dây bông xanh có thành phần hóa học đa dạng và phong phú như:

+Chứa nhiều kali, đặc biệt tập trung ở phần lá.

+Có hàm lượng acid amin cao, tập trung nhiều ở hoa.

+Ngoài ra, cây còn chứa các hoạt chất khác như acid aspartic, serin, glycine, alanin, valinflavonoid; apigenin- 7 glucuronide, luteolin, anthocyanin, đường sacarosa, glucosa, fructosa,…

Tác dụng

+Tác dụng giảm tụ máu bầm: Do chứa flavonoid của cây bông có thể cải thiện tình trạng tụ máu bầm dưới da do chấn thương hiệu quả.

+Tác dụng hỗ trợ tiêu hóa: Cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu, ợ chua do thành phần dược tính của lá trung hoà được lượng axit có trong dạ dày.

+Sắc nước lá bông xanh và thân dây bông xanh tiêm xoang bụng cho chuột nhắt trắng. Ở liều 1g/chuột, trong vòng 24 giờ đầu không thấy chuột có biểu hiện bất thường, cho thấy dây bông xanh không chứa độc tố. 

Công dụng

Dây bông xanh có vị cay, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị mụn nhọt.

+Điều trị rắn cắn: Theo dân gian, cây bông xanh chữa rắn cắn rất hiệu quả do thành phần dược chất có tính thải độc của thảo dược này rất đáng kể. Bằng cách đắp lá bông xanh lên vùng da bị rắn cắn trực tiếp, người bệnh sẽ nhận thấy vết cắn giảm sưng đau và loại bỏ được máu bầm tích tụ.

+Điều trị chứng tụ máu bầm: Hiệu quả của hoạt chất flanovoid của cây bông xanh được nhiều người nhận định có thể cải thiện tình trạng tụ máu bầm dưới da do chấn thương hiệu quả. Nếu vết thương hở, người bệnh có thể đắp lá tươi trực tiếp, vết thương tụ máu ẩn dưới da thì có thể tận dụng phương pháp chườm nóng. 

+Điều trị đau dạ dày: Một tác dụng được người dân Malaysia ghi nhận về lá bông xanh là khả năng giúp giảm đau dạ dày. Do thành phần dược tính của lá bông xanh có thể trung hoà được lượng axit trong dạ dày, có tác dụng cải thiện tình trạng ợ chua, giúp liền vết loét.

Liều dùng

9-20g/ ngày dưới dạng sắc uống.

Dùng ngoài không kể liều lượng cố định.

Lưu ý khi sử dụng

+Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ hoạt chất nào có trong dược liệu.

+Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ cần cẩn thận khi dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
HƯƠNG NHU

HƯƠNG NHU

Hương nhu là một loại dược liệu có tác dụng kích thích, chống co thắt, sát trùng, xua đuổi côn trùng, đuổi ký sinh trùng bên trong, hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, liệt dương, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, hậu sản, giun ở trẻ em, chữa thấp khớp, đau thắt lưng,…
administrator
CHUỐI HỘT

CHUỐI HỘT

Chuối hột là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để ngâm rượu, nấu uống, có tác dụng thông kinh lạc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sỏi tiết niệu.
administrator
MÍA LAU

MÍA LAU

Tên khoa học: Saccharum sinensis Roxb. Họ Lúa (Poaceae) Tên gọi khác: Cam giá.
administrator
HOÀNG NÀN

HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAO KHỈ

CAO KHỈ

Cao khỉ là một trong những dược liệu quý hiếm, được sử dụng từ lâu đời để chữa trị các bệnh về thần kinh, huyết áp, và bổ máu. Đây là một loại dược liệu được đánh giá cao về giá trị sức khỏe và y học, được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần hóa học và các tính chất đặc biệt của nó. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng Cao khỉ có thể giúp bổ thận, ích huyết, tăng cường sinh lý, chữa trị thiếu máu, nhức mỏi cơ thể, tay chân đau và nhiều bệnh lý khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về Cao khỉ, các tính chất và công dụng của nó, cũng như cách sử dụng để đem lại tác dụng tốt nhất cho sức khỏe của con người.
administrator
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
Ô MÔI

Ô MÔI

Ô môi là loại cây thường được người ta trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi trên thế giới do loài này có hoa đẹp và cho bóng mát. Bên cạnh đó Ô môi còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh.
administrator