CHUỐI HỘT

Chuối hột là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để ngâm rượu, nấu uống, có tác dụng thông kinh lạc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sỏi tiết niệu.

daydreaming distracted girl in class

CHUỐI HỘT

Giới thiệu về dược liệu 

Chuối hột là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để ngâm rượu, nấu uống, có tác dụng thông kinh lạc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sỏi tiết niệu.

  • Tên gọi khác: Chuối chát

  • Tên khoa học: Musa balbisiana Colla

  • Tên dược: Frutus, Caulis, Rhizoma Musa Balbisiana

  • Họ: Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae)

Chuối có chứa nhiều kali có lợi cho tim mạch

Mô tả đặc điểm

Chuối hột là cây có thân thẳng và nhẵn, với chiều cao từ 3 – 4m. 

Lá cây chuối hột có phiến dài, mặt trên màu lục và mặt dưới màu tía. 

Hoa có màu đỏ thẫm mọc thẳng đứng ở ngọn. 

Quả chuối hột có khoảng 4 cạnh, bên trong chứa hạt to 4 – 5mm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Cây mọc nhiều ở Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây chuối hột được trồng ở nhiều địa phương.

Bộ phận sử dụng

Quả, thân, hạt và củ của cây đều được dùng làm thuốc.

Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc sao vàng để dùng dần.

Bảo quản

Cây chuối hột được bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo.

Thành phần hóa học 

Trong chuối hột chứa anthocyanin. Trong đó, delphinidin và cyanidin là các anthocyanidin chính. 

Vỏ quả chứa enzym polyphenol oxydase.

Hạt chứa musabalbisian A, B, C và các chất: saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic, tinh dầu, phytosterol…

Ngoài ra trong cây chuối hột còn chứa một số hợp chất như:

  • Serotinin 

  • Nore-pinephrin 

  • Dopamin 

  • Catecholamin

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại

Trong chuối có Nore - pinephrin, dopamine, catecholamine và serotonin với tác dụng trị loét đường tiết hóa, táo bón và đau tạng phủ.

Theo y học cổ truyền

Chuối hột có vị ngọt, chát, tính bình, quy kinh: Tỳ, Phế, Can.

Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, tiêu cơm, giải phiền khát, lợi tiểu, làm hết đau bụng và sát trùng.

Chuối hột chín được sử dụng ăn trị bệnh đường ruột. Quả xanh được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu.

Củ Chuối hột thường dùng đắp trị bỏng lửa.

Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng, ngoài ra nước cây dùng trị đái đường.

Cách dùng - Liều dùng 

Chuối hột thường được dùng để ngâm rượu, sắc uống và dùng ngoài da. Loại cây này không có độc tính nên có thể dùng với liều lượng lớn.

Ðái tháo đường:

  • Cây chuối hột có đặc điểm bắp Chuối độ 2 tấc, đem chặt ngang gốc để chừng 2 tấc, lấy dao khoét một lỗ bằng cái tô, để một đêm, sáng ngày ra lấy chén mà múc nước uống, chỉ sau một tuần là giảm bệnh.

Chữa bệnh sỏi thận:

  • Thái mỏng 7 - 8 quả Chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 - 4 bát mỗi ngày vào lúc no để điều trị bệnh sỏi thận.

Chữa kiết lỵ:

  • Dùng (40g) vỏ chuối phơi khô và tán bột, sao hơi vàng với quế chi (4g), cam thảo (2g). Trộn uống 2 - 3 lần trong ngày với nước ấm để chữa đau bụng kinh niên.

  • Hoặc 20g vỏ chuối hột, 20g rễ gai tầm, rễ tầm xuân 20g, vỏ quả lựu 20g, búp ổi 10g phơi khô, thái nhỏ.

Chữa tâm nhiệt phát cuồng:

  • Dùng thân cây Chuối hột và giun đất (Ðịa long), nướng kỹ rồi vắt lấy nước để uống.

Chữa ho:

  • Củ chuối hột kết hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía mỗi thứ 15g để sắc uống.

Chữa răng đau:

  • Thân cây Chuối hột còn non, cắt một đoạn nướng chín ép lấy nước ngậm.

Tăng cường cơ tim:

  • Hàm lượng kali trong thân cây chuối giúp tăng cường cơ tim, cũng như giúp cải thiện hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh. Bên cạnh đó, các loại vitamin A, B6 và C có một số lợi ích sức khỏe như chữa các bệnh về da, bài tiết haemoglobin hoặc sản xuất insulin.

Cải thiện nhu động ruột:

  • Thân chuối giúp chữa tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột.

Loại bỏ độc tố:

  • Thân cây chuối hỗ trợ cho quá trình thải độc cho cơ thể.

Trị nhiễm trùng đường tiểu:

  • Thân cây Chuối cũng được sử dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống nước ép thân cây chuối 2 - 3 lần/tuần.

Điều trị thiếu máu:

  • Hàm lượng sắt và vitamin B6 trong thân cây Chuối làm tăng số lượng hemoglobin trong máu và thực sự có lợi cho những người bị thiếu máu.

Lưu ý

  • Không nên ăn chuối xanh vì chuối xanh chứa nhiều tannin có thể gây táo bón và ngộ độc.

  • Có thể dùng món ăn từ cây chuối hột để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh lý.

  • Chuối được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên những người bệnh đái tháo đường chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG LIÊN Ô RÔ

HOÀNG LIÊN Ô RÔ

Hoàng liên ô rô, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích hoàng bá, mã hồ, thập đại công lao, hoàng bá gai. Từ lâu, Hoàng liên ô rô đã được nhân dân tỉnh Lào Cai sử dụng để chữa trị những bệnh lý đường tiêu hóa. Vì lá giống lá ô rô lại có công dụng gần như vị hoàng liên nên cây này được đặt tên là hoàng liên ô rô. Ngoài ra, cây còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÀ ĐỘC DƯỢC

CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược (Datura metel) là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Hai thành phần chính của Cà độc dược là Atropin và Hyoxin có nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều Cà độc dược có thể gây ngộ độc, cần các phương pháp điều trị kịp thời.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
RAU DỚN

RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.
administrator
SỔ BÀ

SỔ BÀ

Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator