SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.

daydreaming distracted girl in class

SÂM ĐẠI HÀNH

Giới thiệu về dược liệu Sâm đại hành

- Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm. Do đó với cái tên Sâm đại hành, chúng ta cũng sẽ biết được phần nào công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này đối với sức khỏe có thể kể đến như cải thiện mệt mỏi, chữa thiếu máu, hoa mắt, viêm họng,… Sau đây là những thông tin về Sâm đại hành.

- Tên khoa học: Eleutherine subaphylla Gagnep.

- Họ khoa học: Iridaceae (họ La dơn)

- Tên gọi khác: Tỏi lào, Hành lào, Kiệu đỏ, Tỏi đỏ, Phong nhạn,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm đại hành

- Đặc điểm thực vật:

  • Sâm đại hành là loại cây ưa ẩm và ưa sáng.

  • Sâm đại hành là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao có thể đạt đến 30 cm hoặc có thể hơn. Thân là thân hành phình ra có hình trứng thuôn và dài khoảng 5 cm, đường kính thân từ 2,5 – 3 cm gồm nhiều vảy mỏng mang màu đỏ nâu. 

  • Phần rễ củ có chiều dài khoảng 4 – 5 cm và có đường kính từ 2 – 3 cm, phần bên trong củ mang màu đỏ nhạt với nhiều vòng tròn đồng tâm có màu trắng khá giống củ hành.

  • Lá Sâm đại hành có hình dải nhọn giống hình mũi mác, có các gân lá chạy song song, trông giống lá cau hay lá dừa. Các lá tập trung nhiều ở phía gốc.

  • Hoa Sâm đại hành mọc từ thân hành tạo thành các chùm dài khoảng 20 cm. Hoa có màu trắng và có 3 lá đài và 3 nhị màu vàng, có cuống hoa dài. Lá đài có hình dạng thuôn hẹp và khá mỏng. Các cánh hoa thì hơi hẹp hơn lá đài. Các nhị mọc đứng có bao phấn màu vàng. Bầu có hình trứng ngược và có 3 ô. 

  • Quả Sâm đại hành tương đối hiếm gặp. 

  • Sâm đại hành thường ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6.

- Phân bố dược liệu:

  • Sâm đại hành có nguồn gốc từ châu Mỹ. Hiện nay trên thế giới có thể gặp Sâm đại hành ở 1 số quốc gia thuộc khu vực châu Á.

  • Tại Việt Nam, có thể bắt gặp Sâm đại hành ở các tỉnh như Hòa Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng phần thân rễ và thân củ để làm thuốc.

- Thu hái: thường đào để thu lấy củ vào mùa đông khi thân cây đã tàn lụi sau khi đã phát triển được từ 1 đến 2 năm.

- Chế biến: sau khi thu về thì bóc tách các lớp bên trong ra rồi thái dọc (phải thái dọc và tránh vụn nát), sau đó đem đi phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo thoáng mát.

Thành phần hóa học của Sâm đại hành

Dược liệu Sâm đại hành có các thành phần hoạt chất chính như eleutherin, eleutherola, isoeleutherin, eleutherol và những thành phần khác.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm đại hành theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm đại hành có các tác dụng dược lý như sau:

- Kháng khuẩn: tác dụng trên các chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Diplococcus pneumoniae, Streptococcus hemolyticus, Bacillus mycoides, Escherichia coli, Bacteroides diphtheriae,… Bên cạnh đó, cao chiết cồn của Sâm đại hành còn cho thấy tác động chống trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.

- Kháng viêm, giảm đau.

- An thần.

- Ngoài ra còn nhiều công dụng tiềm năng khác đang được nghiên cứu.

Vị thuốc Sâm đại hành trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt nhạt, tính bình.

- Quy kinh: vào Can, Tỳ và Phế.

- Công năng: sinh cơ, an thần, tiêu độc, thông huyết, bổ huyết,…

- Chủ trị: bổ máu chữa thiếu máu, chữa các chứng vàng da, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, làm thuốc cầm máu trong trường hợp băng huyết, thổ huyết, chữa ho gà, mụn nhọt, viêm họng,…

Cách dùng – Liều dùng của Sâm đại hành

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc, dạng viên hoàn hoặc có thể ngâm rượu đều được, đôi khi cũng có thể sử dụng dạng tươi để đắp.

- Liều dùng: thường khoảng 4 – 12 g mỗi ngày (cả tươi hoặc khô).

Một số bài thuốc có vị thuốc Sâm đại hành

- Bài thuốc chữa chứng mất ngủ, chữa thiếu máu:

  • Chuẩn bị: 30 g Sâm đại hành và 14 g Lạc tiên.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc và lọc lấy phần nước uống.

- Bài thuốc chữa sưng khớp do sang thương:

  • Chuẩn bị: 50 g Sâm đại hành tươi.

  • Tiến hành: Sâm đại hành đem đi rửa sạch rồi đập dập, sau đó xào chung với giấm ăn. Lấy đắp lên vị trí khớp bị đau. Đắp mỗi ngày từ 1 đến 2 lần sẽ giúp giảm đau.

- Bài thuốc trị mụn nhọt, chốc lở:

  • Chuẩn bị: 12 g Sâm đại hành, 12 g Kim ngân hoa và 12 g Thương nhĩ tử. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị mụn nhọt và lở ngứa:

  • Chuẩn bị: 14 – 18 g Sâm đại hành, 14 – 18 g Kim ngân và 14 – 18 g Bồ công anh. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị mụn nhọt, sưng tấy: 

  • Chuẩn bị: 4 g Sâm đại hành, 16 g Bông trang, 16 g Đơn tướng quân, 16 g Bồ công anh và 16 g Sài đất. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị đau lưng, đau nhức do khớp sưng đau:

  • Chuẩn bị: Sâm đại hành và rượu.

  • Tiến hành: Sâm đại hành rửa cho thật sạch rồi xào cùng với rượu. Tiếp đến cho vào túi vải để đắp lên vị trí bị đau nhức.

- Rượu từ Sâm đại hành giúp bổ huyết và trị tê thấp: 

  • Chuẩn bị: 50 g Sâm đại hành, 50 g Cốt toái bổ, 50 g Đương quy, 50 g Bạch chỉ, 50 g Cẩu tích, 50 g Độc hoạt và 2 L rượu.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi ngâm với rượu để uống dần.

- Rượu từ Sâm đại hành chữa thiếu máu, xanh xao, vàng da hoặc mệt mỏi: 

  • Chuẩn bị: 100 g Sâm đại hành và rượu trắng 30o vừa đủ 1 L. 

  • Tiến hành: Sâm đại hành đem đi phơi khô rồi thái mỏng, sau đó ngâm rượu trong vòng từ 7 - 15 ngày. Tiếp đến thêm đường vào để chỉnh độ ngọt. Uống 30 mL mỗi ngày, mỗi ngày chia làm 2 lần uống trước khi ăn. Nên sử dụng liên tục trong vòng 15 - 20 ngày.

- Bài thuốc trị viêm phế quản có nhiều đàm: 

  • Chuẩn bị: 100 g Sâm đại hành, 200 g hạt Đình lịch, 50 g Gừng khô, 30 g Bán hạ, 20 g Trần bì và 20 g Phèn phi. 

  • Tiến hành: hạt Đình lịch đem đi sao đen, Bán hạ đem đi chế, Sâm đại hành thì thái mỏng rồi phơi khô, sau đó phối hợp các vị thuốc lại rồi tán nhỏ, Gừng nấu nước để chế viên hoàn có khối lượng khoảng 0,3 g rồi sấy khô. Uống 8 g chia làm 2 lần uống mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa ho do viêm họng:

  • Chuẩn bị: 14 g Sâm đại hành và 14 g cây Rẻ quạt khô.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc trị ho, chữa viêm họng ở trẻ em: 

  • Chuẩn bị: 100 g Sâm đại hành và 50 g Xạ can. 

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi sắc với nước, sau khi cô đặc thì đem đi pha thành 300 mL siro. Uống từ 12 – 30 mL siro chia làm 3 lần uống mỗi ngày tùy theo lứa tuổi.

- Bài thuốc chữa rắn cắn:

  • Chuẩn bị: Sâm đại hành.

  • Tiến hành: Sâm đại hành đem đi rửa sạch và giã nát để vắt lấy nước uống. Phần bã thì lấy đắp lên vết rắn cắn.

Lưu ý khi sử dụng Sâm đại hành

- Dược liệu Sâm đại hành có thể gây dị ứng do đó cần lưu ý vấn đề này khi sử dụng.

- Những người có cơ thể nóng, máu nóng hoặc bị lở ngứa thì không sử dụng Sâm đại hành.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
DẦU HẠT NHO

DẦU HẠT NHO

Nếu thịt quả nho thường được sử dụng để chưng cất rượu, thì hạt nho lại được sử dụng trong công nghệ chiết dầu. Dầu hạt nho không chỉ có nhiều công dụng trong thẩm mỹ, mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
administrator
DẦU DỪA

DẦU DỪA

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.
administrator
CỎ XƯỚC

CỎ XƯỚC

Cỏ xước là loại dược liệu có tính mát, quy vào kinh Can, Thận có tác dụng thanh nhiệt, trị táo bón, giảm huyết áp, điều trị viêm gan, viêm đa khớp… Cùng tìm hiểu những công dụng chữa bệnh của cây cỏ xước, cách sử dụng và tác hại của dược liệu này.
administrator
CÂY MÓC

CÂY MÓC

Cây móc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đủng đỉnh, đùng đình. Cây móc, trước đây cây thường được dùng để trang trí ở cổng cho đẹp trong các buổi lễ hội hoặc đám cưới, hỏi ở nhiều vùng quê. Nó cũng là một nét văn hóa khá đẹp của người dân miền quê Nam Bộ. Hiện nay cây được trồng làm cảnh. Nhưng ít ai biết rằng cây có thể chữa được các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẢO QUẢ

THẢO QUẢ

Thảo quả là một dược liệu rất quen thuộc, hay được gọi với tên khác là Đò Ho, Tò Ho, May Mac Hâu, Mac Hâu, họ Gừng (Zingiberaceae). Quả chín khô sẽ có mùi thơm, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian cũng như phụ gia thực phẩm. Theo y học, Thảo quả có công dụng táo thấp, trừ đờm, trừ đầy trướng, tiêu thực, chữa sốt rét, trừ khí độc ôn dịch. Bên cạnh đó, giúp làm ấm Tỳ Vị, giảm nôn mửa, ích nguyên khí, giải được rượu độc, trị chứng hàn thấp, hàn đờm, trị đau bụng, trừ hôi miệng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quả và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
CỐT KHÍ CỦ

CỐT KHÍ CỦ

Cốt khí củ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Điền thất, nam hoàng cầm, Hỗ tượng căn, Co hớn hườn, mèng kéng, hồng liu. Cốt khí củ là một loại cây hoang dại được tìm thấy nhiều ở Sa Pa. Cốt khí củ trong dân gian được sử dụng như một vị thuốc làm tan huyết ứ, dùng khi kinh nguyệt bế tắc gây đau bụng, té ngã chấn thương gây đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator