LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ KHẾ

 

Đặc điểm tự nhiên

Khế là cây gỗ thường xanh, chiều cao trung bình từ 8 – 12m. Lá hình kép lông chim, mỗi lá gồm khoảng 3 – 5 đôi lá chét, phiến lá chét hình trái xoan, mỏng, mép lá nguyên.

Hoa có cụm hoa ngắn, dạng chùm xim, mọc ở nách lá. Nụ hoa có hình cầu. hoa màu hồng nhạt, ngả tím. Đài hoa gồm 5 lá đài, thuôn, hình mũi mác, ngắn bằng nửa tràng hoa. Tràng hoa có 5 cánh mỏng, tròn ở đỉnh, các đài hoa đính với nhau ở 1/3 dưới. Có 5 nhị, nằm đối diện các lá đài, nằm xen kẽ cùng 5 nhị lép. Bầu nhị có hình trứng, phủ lông tơ, 5 lá noãn tạo 5 ô, trên mỗi ô đựng 4 noãn, có vòi ngắn, đầu nhụy phồng.

Quả to, mọng nước, tiết diện ngang hình ngôi sao 5 múi.

Cây mọc khắp nơi ở nước ta, ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 7-12.

Cây khế có nguồn gốc ở Malaysia và Ấn Độ. Hiện nay loài thực vật này đã được di thực và trồng nhiều ở nước ta. Có 2 giống khế thường gặp nhất là cây khế ngọt và khế chua.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá khế được sử dụng để bào chế thuốc. Ngoài ra còn có quả cũng được dùng làm dược liệu.

Thu hái: Lá khế có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Trong cao chiết ethanol của loại lá này có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác dụng kháng viêm in vitro của cao chiết lá khế thông qua thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt.

Tác dụng

+Tác dụng hạ mỡ máu: Cao chiết cồn methanol lá khế (MEACL) có tác dụng hạ mỡ máu thông qua nhiều cơ chế gián tiếp, phức tạp. Bên cạnh đó, MEACL làm tăng bài tiết cholesterol và acid mật theo phân ra ngoài. Giảm tổng hợp nội sinh triglycerid và cholesterol toàn phần trong gan.

+Tác dụng giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạch: Công dụng hạ mỡ máu của MEACL về lâu dài sẽ làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh lý tim mạch. Rối loạn lipid máu sẽ dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa lắng đọng ở thành mạch máu tim, não, thận.

+Tác dụng ổn định đường huyết: Dịch chiết lá khế đơn độc hoặc kết hợp với các loại lá khác đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả trong hạ đường huyết.

+Tác dụng ngăn ngừa lão hóa: Cao chiết cồn methanol của lá này trong nghiên cứu gầy đây cho thấy tiềm năng trong ngăn ngừa lão hóa. Lá của cây khế có chứa flavonoid, saponin. Đây là những chất chống oxy hóa, hạn chế các gốc tự do – nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa.

+Tác dụng chữa mề đay, mẩn ngứa: Lá khế đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị mẩn ngứa, mề đay. Trong đây phần lớn chứa alkaloid. Đây là một chất kháng viêm mạnh, thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý viêm, nhiễm, sưng,...

Công dụng

Lá khế có vị chua, chát, se, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng nổi mề đay và ngứa da.

+Điều trị chứng đau họng và sổ mũi.

+Điều trị mẩn ngứa và dị ứng ngoài da.

+Điều trị mụn nhọt, lở loét, da chân bị nước ăn, ngứa ngáy.

+Điều trị chứng dị ứng do tiếp xúc với sơn ta.

+Điều trị chứng sởi ở trẻ em.

+Điều trị bệnh viêm họng.

+Điều trị ngộ độc nấm.

Liều dùng

Có thể dùng khế ở dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. Liều lượng trung bình: Hoa 4 – 12g/ ngày, quả và lá 20 – 40g/ ngày, rễ và vỏ cây 10 – 12g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Khế tuy có có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng vẫn có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Vì vậy, không nên không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm được truyền miệng mà chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
ĐỊA LIỀN

ĐỊA LIỀN

Địa liền, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương. Cây địa liên là một loại cây được trồng hay mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Từ lâu đời cây thuốc này đã được sử dụng trong điều trị một số trường hợp đau nhức xương khớp và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
SƠN TRA

SƠN TRA

Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…
administrator
CỎ SỮA

CỎ SỮA

Cây cỏ sữa là một trong những vị thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để tăng cường khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
administrator