CÂY CHAY

Cây chay, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chay bắc bộ, chay ăn trầu, chay vỏ tía, mạy khoai. Cây chay, là loại cây rất quen thuộc và không hề xa lạ với bất cứ người dân nào ở Bắc bộ. Cây chay, một loại cây gắn liền với tuổi thơ và làng quê Việt Nam. Đây là một loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng, vừa cho bóng mát lại vừa là nguyên liệu chính của những bài thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CHAY

Đặc điểm tự nhiên

Cây chay thuộc cây thân gỗ to, thẳng, cao trung bình 10-15m. Cây chay có thân nhẵn, cành non có lông màu hung nâu và cành già màu xám.

Lá mọc so le thành 2 hàng, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông trên đường gân. Phiến lá hình ngọn giáo dài 20-25cm, rộng 9-12 cm, gốc tròn, đầu có mũi nhọn. Mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn màu hung hay trắng nhạt, trên các gân nổi rõ. Cuống lá mảnh, có lông thưa, lá kèm nhỏ.

Trên một cây có cả hoa đực và cái. Cụm hoa đực mọc ở kẽ lá, thuôn dài, hơi cong, cuống có lông. Lá bắc hình khiên, bao hoa hình bầu dục, nhị hình chóp. Còn cụm hoa cái hình bầu dục, cuống có u lồi và lông mềm, bao hoa hình ống, bầu có vòi lộ ra ngoài bao hoa.

Quả phức, hình bầu dục có vỏ mềm, được bao phủ bởi lông nhung. Khi chín quả có màu vàng, ăn được. Lúc nếm, phần quả sẽ có vị ngọt dịu, hơi chua nhẹ, thơm đặc trưng. Bên trong có chứa hạt to như hạt xoan, nhiều nhựa dính.

Rễ có phần vỏ mềm, có màu nâu hồng, còn phần ruột màu trắng, vị chát, ngọt nhẹ.

Mùa hoa: Tháng 3-4; mùa quả: Tháng 7-9.

Có sức sinh trưởng mạnh mẽ, ưa sáng và ưa các loại đất feralit có tầng đất thịt sâu, thoát nước tốt. Thời điểm trồng thích hợp nhất là đầu mùa mưa. Thời tiết thích hợp là khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới. Cây mọc tự nhiên thường thấy ở vùng rừng thường xanh ẩm, độ cao dưới 700m. Cay chay gần như là loài cây đặc hữu của Việt Nam, ít được tìm thấy ở các quốc gia khác trên thế giới, cây phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Cạn,…hiện được trồng ở nhiều tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả và rễ của cây chay được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thua hái: Loài cây này có thể thu hái quanh năm, đặc biệt mùa hoa quả tháng 5-8.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô làm dược liệu các bộ phận như lá, rễ,… Người dân chỉ cần phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Đặc biệt lá của cây chay càng hái lại càng mọc nhanh nên lợi ích về mặt kinh tế rất tốt.

Bảo quản những phần đã thu hoạch và chế biến thành dược liệu trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, cây chay có nhiều thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú.

+Vỏ rễ mang tanin, polyphenol,...

+Vỏ thân có flavonoid, stilben.

+Quả xanh chứa hợp chất saponin, steroid, alkaloid gồm solasonin và solasodin. Chiết xuất dịch quả có chứa dimethyl nitrosamin.

+Lá cây chay dồi dào canxi và protein.

+Hạt chứa lectin.

Bên cạnh đó, có 4 hoạt chất được phân lập từ thực vật này là: maesopsin, kaempferol, alphitonin, artonkin. Đây là bốn hoạt chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, được cho là thành phần chính có tác dụng ức chế miễn dịch.

Tác dụng

+Tác dụng ức chế miễn dịch tế bào: Sau khi tiến hành chiết tách trên các thí nghiệm cho thấy rằng: 4 thành phần gồm maesopsin, alphitonin, kaempferol, artonkin có tác dụng sinh học ức chế miễn dịch trên động vật thực nghiệm

+Tác dụng kháng viêm, giảm đau: Dịch chiết lá chay có tác dụng ức chế sự sản xuất các cytokine-chất trung gian kích hoạt phản ứng viêm, do đó ức chế quá trình hình thành các ổ viêm, giảm đau.

+Hỗ trợ điều trị bệnh nhược cơ.

+Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: Lá của cây chay làm giảm viêm tại các khớp. Đồng thời, nó còn có thể ức chế sự gia tăng số lượng tế bào hạch bạch huyết và tăng lượng tế bào tự hủy. Từ đó, những đợt cấp tiến triển của bệnh viêm khớp sẽ giảm đi.

+Tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

+Tác dụng làm giảm phản ứng thải ghép của cơ thể.

Công dụng

Thân, rễ, lá của cây chay có vị chát, tính bình còn quả có vị chua, tính bình. Và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh tê thấp, đau lưng, mỏi gối.

+Điều trị rong kinh, bạch đới.

+Điều trị đau răng, đau nướu.

+Điều trị khó tiêu, kém ăn, dạ dày thiếu toan.

+Điều trị bạch đới.

+Điều trị khí hư, huyết trắng nhiều, điều hòa kinh nguyệt.

Liều dùng

Dạng thuốc sắc: Phần rễ 20-40g, quả khô 20g/ngày.

Dạng ngoài da: Không kể liều lượng cụ thể.

Lưu ý khi sử dụng

+Người bị dị ứng hay mẩn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

+Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng dược liệu này.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
MỘT LÁ

MỘT LÁ

Dược liệu Một lá hay còn có những tên gọi khác khá phổ biến như là Trân châu diệp, Thanh thiên quỳ,…là loại cây khá đặc biệt đúng như tên gọi của nó, cây chỉ có đúng 1 lá cùng với phần thân và rễ. Cây Một lá là 1 vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với các tác dụng hữu ích như bổ phổi và trị ho.
administrator
BẠCH THƯỢC

BẠCH THƯỢC

Bạch thược, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mẫu đơn trắng, kim thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược, thược dược,... Bạch thược là một vị thuốc từ cây Thược dược Trung Quốc. Không chỉ nổi bật bởi màu sắc và hình dạng tuyệt đẹp của hoa, rễ của loài cây này còn là một vị thuốc quý. Cũng là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với công dụng bổ máu, điều kinh, giảm đau, làm mát, lợi tiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator
CAN KHƯƠNG

CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).
administrator
HÀ THỦ Ô TRẮNG

HÀ THỦ Ô TRẮNG

Hà thủ ô trắng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây sữa bò, củ vú bò, mã liên an, khâu nước, dây mốc, cây sừng bò. Hà thủ ô trắng là một vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ Can Thận. Tác dụng của nó cũng không kém cạnh gì so với hà thủ ô đỏ, tuy nhiên lại ít được biết tới hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÌNH VÔI

BÌNH VÔI

Bình vôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: củ một, cà tom, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên,... Theo Y Học Cổ Truyền, củ bình vôi giúp an thần bổ phế. Do vậy củ này sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi một số bệnh liên quan đến thần kinh. Nhờ công dụng điều trị chứng mất ngủ mà củ bình vôi mang lại không ít công dụng hiệu quả cho sức khỏe. Do vậy các bệnh liên quan thần kinh như hồi hộp, lo âu, suy nhược thần kinh,... đều sẽ được hạn chế.
administrator
ĐỊA LIỀN

ĐỊA LIỀN

Địa liền, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương. Cây địa liên là một loại cây được trồng hay mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Từ lâu đời cây thuốc này đã được sử dụng trong điều trị một số trường hợp đau nhức xương khớp và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator