RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…

daydreaming distracted girl in class

RAU RĂM

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Polygonum odoratum Lour.

- Họ: Polygonaceae (Rau răm).

- Tên gọi khác: Lảo Liêu, Thủy Liễu, Phắc Phèo, Lạ Liu,…

Đặc điểm thực vật

Rau răm là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Thân bò, chia thành nhiều đốt và bén rễ ở các mấu, màu trắng hoặc màu tía, có khía mờ, có mùi thơm đặc trưng, dễ chịu. Rễ phụ rất phát triển, khi tiếp xúc với đất sẽ đâm ra thành nhiều nhánh.

Lá đơn, mọc so le, hình mác, mặt trên có màu lục sẫm và mặt dưới có màu hung đỏ, bề mặt có phần gân chạy song song, cuống ngắn, bao phủ bởi lớp lông nhọn dài. Bẹ chìa ôm lấy thân, ngắn thường bằng ¼ chiều dài đốt. Chiết xuất từ lá là tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mát.

Hoa mọc đơn lẻ hoặc thành từng chùm dài, ít phân nhánh, hẹp, có màu trắng đến màu hồng tía gồm 5 cánh. Bao hoa gồm đài tràng, nhị 8, không bằng nhau. Thường nở vào cuối mùa hè, nhưng hiếm khi nở hoa ở những nơi có khí hậu mát mẻ.

Quả nhỏ, có hai đầu nhọn, cạnh 3, bóng và nhẵn.

Phân bố, sinh thái

Rau răm sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt, đất màu mỡ vừa phải, có ánh nắng đầy đủ đến bóng râm một phần, sinh trưởng và phát triển từ vùng đồng bằng đến trung du, đồi núi dưới 1000m. Cây có thể tàn lụi ở nhiệt độ dưới 0 độ C.

Rau răm là loài đặc hữu của Lào, Việt Nam, Campuchia. Ở Việt Nam, cây có thể tự mọc trong tự nhiên hoặc được trồng. Ở vùng có khí hậu ôn đới như Châu Âu, rau răm chỉ sống được trong mùa hè.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây (chủ yếu là lá và thân, hoa cũng được sử dụng nhưng ít)

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm. Nên chọn cây chưa ra hoa, vừa trưởng thành và thân cây đỏ, hơi ngả tím, bởi lúc này dược tính trong cây là cao nhất. 

Có thể dùng rau răm dạng tươi hoặc sấy khô để dùng dần:

- Nếu dùng tươi, cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, có thể để trong ngăn mát tủ lạnh. Không để rau tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời sau khi hái. Nếu để ở điều kiện bình thường thì cần tưới nước thường xuyên để rau tươi lâu hơn.

 

- Nếu dùng khô và để dùng dần, thường phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô. Sau đó để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Thành phần hóa học 

Trong rau răm có các thành phần như: 

- Các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), decanol (11%)…

- Sesquiterpene (15%): α-humulene và β-caryophyllene.

- Tinh dầu mùi thơm đặc trưng, có màu vàng, và hàm lượng cao các vitamin (C, A…)khoáng chất…

- Hợp chất flavonoid: flavonols (myricetin, quercetin); metyl flavonol và flavon 

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt… Do đó dược liệu thường được sử dụng để điều trị:

- Đầy bụng khó tiêu, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa 

- Giảm đau, chống sưng viêm, kháng khuẩn.

- Chữa tiêu chảy, khó tiêu, ngứa da, kinh nguyệt ra nhiều, trĩ.

- Bệnh lý ngoài da như nấm, lang ben…

Theo Y học hiện đại, rau răm có công dụng: 

- Hạ sốt, chống oxy hóa: Nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất và hợp chất flavonoid dồi dào giúp chữa cảm cúm, ngăn ngừa lão hóa, chống các gốc tự do…

- Hỗ trợ tiêu hóa: axit oxalic trong rau răm có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hoá, trị các chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. 

- Kháng nấm, kháng khuẩn: Các nghiên cứu cho thấy, các chất chiết xuất từ ​​rau răm có tác dụng chống lại ít nhất đối với 10 loại vi khuẩn, vi rút và nấm khác nhau. 

- Làm đẹp da: Làm dịu da, giảm ngứa, tăng cường hang rào bảo vệ miễn dịch tự nhiên cho da.

- Tăng cường hoạt động tình dục

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng rau răm với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Rau răm có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc dùng tươi như gia vị trong các bữa ăn hằng ngày… Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong Đông y

Liều dùng:

Thân và lá tươi: 15-20g, tối đa 40g/ngày.

Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.

Một số bài thuốc có Rau răm:

- Chữa cảm cúm: Sử dụng 1 nắm rau răm và 3 lát gừng đem giã nhuyễn và vắt lấy nước uống.

- Chữa nôn mửa, tiêu chảy: Sắc lấy nước uống các dược liệu hạt rau răm 20g, hương nhu 40g, chia thành 3 lần uống/ngày.

- Chữa đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Phần bã còn lại đắp vào bụng, kết hợp với massage nhẹ nhàng.

- Chữa tê, vết thương bầm tím, sưng đau: Rau răm tươi giã nát, trộn với long não hoặc dầu long não, xoa bóp vào vùng da tổn thương, sưng đau.

- Chữa mụn nhọt ở giai đoạn đầu: Rau tươi giã nhỏ với vài hạt muối sau đó đắp vào mụn nhọt để giảm cảm giác sưng nóng do mụn gây ra.

- Chữa vết thương do rắn cắn: Rau răm tươi giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Phần bã đắp lên vết thương, sau đó băng lại. Sau đó, đứa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế.

- Chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh: Sắc các dược liệu 16g rau răm ở dạng khô, kinh giới 16g, lương khương 12g, bạch truật 12g, quế 10g và gừng nướng 4g với 2 bát nước, cô cho đến khi sắc lại thành 1 bát. Mỗi ngày uống 2 lần.

Lưu ý

- Phụ nữ có thai, người thể trạng ốm yếu không nên sử dụng dược liệu này. Đối với người có thai, ăn quá nhiều rau răm có thể gây sảy thai.

- Dùng với liều lượng quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Rau răm có tính nóng, dùng nhiều sẽ gây thương tổn đến tụy và giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt,…

 

Có thể bạn quan tâm?
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator
TINH DẦU TÍA TÔ

TINH DẦU TÍA TÔ

Tía tô, một loại gia vị không còn xa lạ đối với căn bếp của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô và những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vê tinh dầu tía tô và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
MỘT LÁ

MỘT LÁ

Dược liệu Một lá hay còn có những tên gọi khác khá phổ biến như là Trân châu diệp, Thanh thiên quỳ,…là loại cây khá đặc biệt đúng như tên gọi của nó, cây chỉ có đúng 1 lá cùng với phần thân và rễ. Cây Một lá là 1 vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với các tác dụng hữu ích như bổ phổi và trị ho.
administrator
BẠCH MAO CĂN

BẠCH MAO CĂN

Bạch mao căn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rễ cỏ tranh, mao căn, mao thảo căn, vạn căn thảo. Bạch mao căn hay còn gọi là rễ cỏ tranh, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ tranh. Cỏ tranh mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Bạch mao căn được dùng để chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp và hen suyễn.
administrator
KEO GIẬU

KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Xạ hương (Thymus vulgaris) là một loại cây thảo mọc thường được dùng làm dược liệu trong Y học cổ truyền. Với hương thơm đặc trưng và vị cay nồng, Xạ hương đã được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, đau dạ dày và đặc biệt là tác động kháng khuẩn. Ngoài ra, Xạ hương còn được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thực phẩm, mỹ phẩm và hương liệu.
administrator
THANH HAO HOA VÀNG

THANH HAO HOA VÀNG

Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua) là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học truyền thống và hiện đại. Dược liệu này chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng sốt và kháng ung thư. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Thanh hao hoa vàng có thể hỗ trợ trong điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư và bệnh sốt rét. Trong bối cảnh các chuyên gia đang tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh tự nhiên và an toàn, Thanh hao hoa vàng là một lựa chọn hữu hiệu.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator