BẠCH MAO CĂN

Bạch mao căn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rễ cỏ tranh, mao căn, mao thảo căn, vạn căn thảo. Bạch mao căn hay còn gọi là rễ cỏ tranh, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ tranh. Cỏ tranh mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Bạch mao căn được dùng để chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp và hen suyễn.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH MAO CĂN

Đặc điểm tự nhiên

Bạch mao căn thuộc họ lúa. Cây thân thảo sống lâu năm với thân cao khoảng 30-90cm. Lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, mép lá sắc, ở mặt trên ráp và mặt dưới nhẵn.

Cụm hoa hình chùy màu trắng bạc dài khoảng 5 – 20cm, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.

Thân rễ hình trụ, phát triển rất chắc khỏe, dài 30 - 40cm, đường kính 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài có màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 1 - 3,5cm, trên các đốt có thể thấy vết tích còn sót lại của lá vẩy và của rễ con.

Mùa ra hoa quả của cỏ tranh là quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa đông. Mỗi bông chứa nhiều hạt nhẹ và có lông, phát tán khắp nơi nhờ gió.

Ở nước ta, cỏ tranh mọc hoang ở khắp nơi từ các đảo đến vùng đồng bằng, trung du và miền núi đến các độ cao hơn 2000m. Cây sống dai, là loại ưa sáng, mọc được trên nhiều loại đất, khả năng chịu hạn cao nhờ có bộ rễ đặc biệt phát triển.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ được sử dụng làm dược liệu.

Thu hái: Thướng thu hoạch vào mùa thu (tháng 10-11) và mùa xuân (tháng 3-4).

Chế biến: Đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tút bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, xong đem phơi khô và phân loại to, nhỏ, buộc lại thành bó.

Dễ hút ẩm, cần để nơi khô ráo, trước mùa mưa cần phơi sấy, phòng chống mọt mốc.

Thành phần hóa học

Dược lý hiện đại khám phá ra lượng lớn các loại đường. Bao gồm: sucrose, dextrose (glucose) và một lượng nhỏ của fructose, xylose. Điều này dễ nhận biết khi ăn thử 1 đoạn mao căn tươi sẽ cảm nhận được vị ngọt của nó. Các axit đơn: axit xitric, axit oxalic và malic acid. Hơn nữa, nó cũng chứa calcium, mannitol, coixin và arundin. Muối kali phong phú của có tác dụng lợi tiểu tốt.

Tác dụng

+Tác dụng làm đông máu nhanh: Bột bạch mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tương thỏ thực nghiệm.

+Tác dụng lợi niệu: Tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có nhiều muối Kali.

+Tác dụng tiêu ứ huyết.

+Tác dụng cầm máu.

+Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc sắc còn có tác dụng ức chế trực khuẩn  Flexner và Sonnei, nhưng đối với trực khuẩn Shigella thì không có tác dụng.

+Tác dụng tăng miễn dịch: Rễ cỏ tranh có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ thực bào và tăng số lượng tế bào T

+Tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về phổi.

+Tác dụng chống oxy hóa: Bạch mao căn chứa lượng polyphenol tương đối lớn và có khả năng chống oxy hóa tốt.

+Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh họng.

+Tác dụng phòng ngừa ho gà.

Công dụng

Bạch mao căn có vị ngọt, tính hàn sẽ có các công dụng sau:

+Hỗ trợ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính.

+Điều trị xuất huyết do giãn mạch quá mức bởi nhiệt.

+Điều trị chứng nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt,

+Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu,

+Hỗ trợ điều trị nóng sốt.

+Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.

+Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

+Điều trị chảy máu mũi, thổ huyết, ợ hơi, nôn khi ăn.

Liều dùng

Dùng tươi 30-35g/ngày, khô 12-20g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ có thai không nên dùng Bạch mao căn

+Người có triệu chứng lạnh bụng, cảm lạnh, buồn nôn không nên sử dụng bạch mao căn như một thức uống hằng ngày.

 
Có thể bạn quan tâm?
KHA TỬ

KHA TỬ

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz Họ: Bàng (Combretaceae) Tên gọi khác: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha lê lặc, Kha lê, Hạt chiêu liêu
administrator
HUYỀN SÂM

HUYỀN SÂM

Cây Huyền sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,… hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator
HỒNG HOA

HỒNG HOA

Hồng hoa được biết đến như một loại cây thuốc quý. Cây thảo mọc cao từ 1m trở lên. Hồng hoa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian.
administrator
HÀ THỦ Ô TRẮNG

HÀ THỦ Ô TRẮNG

Hà thủ ô trắng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây sữa bò, củ vú bò, mã liên an, khâu nước, dây mốc, cây sừng bò. Hà thủ ô trắng là một vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ Can Thận. Tác dụng của nó cũng không kém cạnh gì so với hà thủ ô đỏ, tuy nhiên lại ít được biết tới hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SUI

SUI

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.
administrator
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator
HẠT NGŨ HOA

HẠT NGŨ HOA

Hạt ngũ hoa là loại hạt của cây đình lịch hay cây thốp nốp. Có tên khoa học là Hygrophila salicifolia, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
administrator
SÀI ĐẤT

SÀI ĐẤT

Cây Sài đất là một loại thực vật mọc dại rất phổ biến tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới. Nó thường được mọi người sử dụng như một loại rau trong các bữa cơm. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng như 1 loại thực phẩm thì Sài đất còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.
administrator