KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)

daydreaming distracted girl in class

KHỔ QUA

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Momordica charantia

- Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)

- Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)

Đặc điểm thực vật

Khổ qua là cây dây leo, thân có góc cạnh, có lông tơ ở ngọn. Lá mọc so le, mép có răng cưa đều, mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn.

Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá, cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt.

Quả hình thoi, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màu vàng hồng, trong quả có hạt dẹt, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng gấc.

Phân bố, sinh thái

Khổ qua mọc ở miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô, Triết Giang) và một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Philipin. Khổ qua được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Quả, lá và hạt đều được dùng để làm thuốc. Quả thu hái khi có màu vàng lục, dùng tươi. Hạt lấy ở quả chín, phơi khô. Lá, rễ thu hoạch quanh năm, dùng tươi.

Mùa thu hái quả vào các tháng 5, 6, 7. 

Thành phần hóa học 

Quả có chứa polysaccharid, saponin (nhóm cucurbitacin, oleanan, ursan và các saponin steroid), flavonoid và các hợp chất phenol; ngoài ra còn có các acid amin, chất béo khoáng chất,  vitamin B, C, betain, protein (0,6%).

Hạt có dầu béo, momordicosid A, B. Lá chứa momordicin I, II, III; cucurbitan triterpenoid, alkaloid (vicin).

Tác dụng - Công dụng 

Ngoài công dụng làm thức ăn, khổ qua còn được dùng để chữa ho, tắm cho trẻ trừ rôm sẩy, chữa sốt, hạ đường huyế, làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật, chữa giun, trị tiểu đường, bệnh gan mật, chữa ho, sốt, đái buốt, phù thũng; dùng ngoài trị nhọt.

Cách dùng - Liều dùng 

Sắc uống: 8-20g. Hoặc đốt tồn tính, uống.

Lưu ý

- Người tỳ vị hư hàn, ăn Khổ qua sẽ bị thổ tả, bụng đau

- Đối với người sử dụng nhiều khổ qua có thể bị đầy bụng, ăn uống khó tiêu, tiêu lỏng.

- không nên sử dụng cho những trường hợp có biểu hiện hạ đường huyết vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết.

- Phụ nữ có thai không nên sử dụng khổ qua vì có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHÌA VÔI

CHÌA VÔI

Chìa vôi từ lâu đã được biết đến là một trong những vị thuốc có nhiều dược tính. Nó đặc biệt hữu ích đối với các triệu chứng của các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp và thoát vị đĩa đệm.
administrator
ĐẬU ĐỎ

ĐẬU ĐỎ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ đã được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y., vừa bổ máu vừa có công hiệu giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol và đặc biệt còn có hiệu quả trong tác dụng chống ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGÂN HẠNH

NGÂN HẠNH

Nhắc đến Ngân hạnh hay Bạch quả, hầu như mọi người đều biết đến bởi đây là loại dược liệu nổi tiếng gần như bậc nhất hiện nay, có mặt trên thị trường với nhiều sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với công dụng hỗ trợ và cải thiện chức năng tuần hoàn não cũng như các bệnh về mạch máu và tuần hoàn ngoại viên. Bên cạnh đó, trong Y học cổ truyền thì hạt của Ngân hạnh còn có công dụng trong điều trị hen suyễn.
administrator
CÂY LƯỠI HỔ

CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẮC KHÉN

MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...
administrator
KHỔ SÂM

KHỔ SÂM

Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Khổ sâm cho lá: tên gọi khác là khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn. - Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep - Họ: thầu dầu (Euphorbiaceae) Khổ sâm cho rễ: tên gọi khác là dã hòe, khổ cốt. - Tên khoa học: Sophora flavescens Ait, - Họ đậu (Fabaceae).
administrator
CÁNH KIẾN TRẮNG

CÁNH KIẾN TRẮNG

Cánh kiến trắng hay còn được biết đến là cây Bồ đề, có tên khoa học Styrax tonkinensis thuộc họ Bồ đề. Trong Y học cổ truyền, người ta dùng nhựa của nó, tên là An tức hương, với tác dụng khai khiếu, trấn tĩnh, chữa ho. Tên gọi khác: An tức hương, Bồ đề, Mệnh môn lục sự, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu, Thiên kim mộc chi, Chiết bối La hương.
administrator
RAU DỚN

RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.
administrator