CÂY GIAO

Cây giao, hay còn được biết đến với những tên gọi: A giao, san hô xanh, cây xương khô, cây xương cá, lục ngọc thụ, cành giao, quang côn thụ, thanh san hô, cây kim dao. Cây giao còn được gọi là cây xương khô, thuộc họ Thầu dầu. Thảo dược này có nguồn gốc từ Châu Phi và thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, viêm xoang, đau buốt xương khớp, táo bón,… Cho đến nay, rất nhiều người đã nghe đến cây giao trị xoang hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên ít ai biết rằng loại cây thường trồng làm cảnh này không chỉ chữa xoang thành công mà còn trị được nhiều loại bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY GIAO

Đặc điểm tự nhiên

Cây xương khô có chiều cao trung bình từ 4 – 8m. Thân to, đường kính bằng cổ tay. Cây có nhiều cành, mọc vòng xung quanh thân. Cành có hình trụ dài, hình dạng tương tự san hô (nên còn được gọi là san hô xanh).

Lá chỉ mọc ở các cành nhỏ, lá hẹp và rụng rất sớm. Lá cây chỉ dài khoảng 12 – 16mm, rộng 2mm. 

Hoa mọc thành cụm, có bao chung nhỏ, nhị nhiều, nhụy có 3 vòi chẻ đôi. Quả nang, ít lông, hạt nhẵn, hình trái xoan.

Cây có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện tại, cây xương khô đã được di thực vào nước ta để làm cảnh và làm dược liệu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây có thể được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Cây giao có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Tùy vào mục đích sử dụng, có thể dùng cây giao ở dạng phơi khô hoặc dùng tươi.

Sau khi chế biến cần bảo quản dược liệu nơi khô thoáng, tránh gió và ẩm.

Thành phần hóa học

Dược liệu này có chứa nhiều thành phần hóa học, gồm có: euphorbin A và F, cycloeucalenol, Y – taraxasteryl acetat, euphorginol, triterpen cycloeuphordenol,…

Tác dụng

+Tác dụng ức chế trung khu thần kinh, giúp hạn chế co giật và giảm đau.

+Tác dụng ức chế vi khuẩn: Cao ethanol của cành cây giao có khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillus.

+Tác dụng giải độc, tiêu viêm, sát trùng, kích sữa.

+Tại Indonesia, nhân dân dùng nhựa cây để loại bỏ mụn mủ, bướu, các bệnh ngoài da và dùng làm thuốc tẩy.

+Tại Thái Lan, nhân dân dùng mủ tươi của cây để loại bỏ mụn cóc và u mềm lây.

+Ở nước ta, cây giao được dùng để trị liệt dương, táo bón và một số bệnh ngoài da. Một số nơi còn dùng để chữa đau răng, trĩ nội/ trĩ ngoại và lở loét mũi.

Công dụng

Cây giao có vị hơi chua, cay, tính mát và hơi có độc sẽ có các tác dụng sau đây:

+Điều trị đau răng.

+Điều trị viêm xoang.

+Điều trị mụn thịt và mụn cóc.

+Điều trị bong gân và sưng tay chân.

+Điều trị ghẻ lở, hắc lào.

+Điều trị táo bón.

Liều dùng

Cành và rễ thường được dùng để sắc thuốc uống. Nhựa mủ của cây có độc nên chỉ được dùng ngoài da, tuy nhiên cần tránh vùng da gần mắt và các vùng da mỏng, nhạy cảm.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

+Không dùng nhựa mủ điều trị bệnh ngoài da với những người có làn da nhạy cảm.

+Nhựa từ cây giao có khả năng gây độc, nếu để tiếp xúc vào mắt có thể làm mất thị lực vĩnh viễn.

+Có thể tương tác với thuốc ho gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator
KẾ SỮA

KẾ SỮA

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn Họ Cúc (Asteraceae) Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai
administrator
BẠCH CHỈ

BẠCH CHỈ

Bạch chỉ (tên khoa học Angelica dahurica), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Người ta thường gọi nó là Hương Bạch Chỉ (hay Phong hương, Hàng Bạch chỉ tức Bạch chỉ Hàng Châu). Ngoài ra còn có loại Bạch chỉ khác ít dùng hơn là Xuyên Bạch chỉ. Nhưng vì trong củ của nó có hoạt chất angelicotoxin, một chất gây hưng phấn với liều thấp nhưng ở liều cao nó sẽ làm mạch đập chậm, tăng huyết áp, hơi thở kéo dài, nôn mửa, thậm chí là co giật và tê liệt toàn thân. Vì thế nên ít được sử dụng hơn. Ở đây chúng ta thiên hướng mô tả về cây Hương Bạch chỉ (Angelica dahurica).
administrator
CÂY HÀM ẾCH

CÂY HÀM ẾCH

Cây hàm ếch, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam bạch thảo, trầu nước, đường biên ngẫu. Cây hàm ếch là loài thực vật thân thảo, thường mọc dại ở những khu vực ẩm ướt như bờ ruộng, ven suối. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu thũng, được sử dụng trong bài thuốc trị chứng bạch đới, đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, mụn nhọt sưng tấy,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NỮ TRINH TỬ

NỮ TRINH TỬ

Nữ trinh tử là hạt thu hoạch và xử lý để làm thuốc từ cây Nữ trinh, loài cây có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Dược liệu này được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền từ rất lâu và được lưu truyền qua hàng trăm năm ở Trung Quốc.
administrator
CẦN TÂY

CẦN TÂY

Cây cần tây là một loại rau quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt Nam. Không những vậy, đây còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng như: làm thuốc lợi tiểu, thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh, chữa bệnh huyết áp, cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể,…
administrator
SỬ QUÂN TỬ

SỬ QUÂN TỬ

Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Do đó dược liệu được dùng trong các trường hợp ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…
administrator