HẮC SÂM

Cây Hắc sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amidan, loét lở miệng, ho,…hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…

daydreaming distracted girl in class

HẮC SÂM

Giới thiệu dược liệu

Cây Hắc sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,…hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…

  • Tên thường gọi: Hắc sâm

  • Tên gọi khác: Huyền sâm, Nguyên sâm,…

  • Tên khoa học: Scrophularia ningpoensis Hemsl.

  • Họ: họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Lưu ý thường xuyên đo huyết áp và nhịp tim khi dùng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn tim mạch không nên dùng dược liệu này.

Đặc điểm tự nhiên, phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Cây Hắc sâm là một loại cỏ cao 1,5m đến 2m, sống lâu năm. Thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra. Rễ cây dài khoảng 10-20 cm, ở giữa phần trễ phình thành củ với hai đầu hơi thon, màu trắng hoặc vàng nhạt. Mỗi cây thường có từ 4-5 củ mọc thành từng chùm.

Lá hình trứng, màu tím xanh, đầu nhọn, mọc đối chữ thập. Cuống lá ngắn. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hơn (2-3cm), lá phía trên nhỏ hơn, cuống ngắn (chừng 5mm). Phiến lá dài 3- 8cm, rộng 1,8- 6cm, mép có răng cưa nhỏ và đều. 

Hoa mọc thành tán, màu nâu hoặc tím đỏ. 

Quả nang, hình trứng, có nhiều hạt nhỏ màu đen.

Mùa hoa quả: tháng 6 – 10.

Phân bố

Trước kia Hắc sâm nhập từ Trung Quốc. Ngày nay được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi bắc bộ. Ở Việt Nam, nó thích hợp với khí hậu của vùng nhiệt đới núi cao 1000 đến 1700 m, nhiệt độ trung bình 15 – 18 độ, độ ẩm 80%.

Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè, ra hoa quả nhiều. Hạt rơi xuống đất có khả năng tái sinh tự nhiên khỏe. Sau quá trình trồng, cây đã trở nên hoang dại hóa, mọc lẫn với nhiều loại cây cỏ khác ở ven rừng, ven đường đi và bờ nương rẫy.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Rễ củ.

Thu hái, chế biến

Tùy địa phương sẽ có thời điểm thu hoạch Hắc sâm khác nhau. Ví dụ ở đồng bằng, Hắc sâm sẽ được thu hoạch vào tháng 7 – 8, miền núi là tháng 10 – 11. Tuy nhiên tất cả đều sẽ được thu hoạch vào năm thứ 2 sau khi trồng. 

Sau khi đào lấy rễ, đem rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt đầu chồi thừa 3 mm, tách riêng từng rễ, phân loại to nhỏ. Phơi hoặc sấy đến gần khô. Đem ủ 5 ngày đến 10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hoặc nâu đen, rồi tiếp tục phơi đến khô.

Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi gần khô đem tãi ra trong nong nia thành một lớp dày chừng 15 cm, để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên bằng một lớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác. Trong khi ủ phải đảo luôn, không để dày quá, không đậy kín quá dễ bị hấp hơi, thối hỏng.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học chính có trong Hắc sâm là các chất iridoid glycosid. Hai chất chính được biết là harpagid và harpagosid.

Tác dụng – Công dụng

Theo Y Học Hiện Đại

Những hợp chất được nghiên cứu có trong Hắc sâm quan trọng với sức khỏe con người, có nhiều đặc tính dược lý khác nhau liên quan đến hệ tim mạch, gan và hệ thần kinh, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng kháng lại các tế bào ung thư.

Thí nghiệm trên tim ếch cho thấy Hắc sâm còn có tác dụng an thần và kháng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở da.

Theo Y Học Cổ Truyền

Theo tài liệu cổ, Hắc sâm có tác dụng tư âm, giáng hoả, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường. Dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền khát, điên cuồng, yếu hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón. Người tỳ hư tiết tả không dùng được.

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.

Chữa sốt cao, nóng trong người, khô khát, miệng lưỡi khô và táo bón

Bài thuốc Tăng dịch thang 

Dược liệu

  • 40g Hắc sâm 

  • 32g Sinh địa 

  • 32g Mạch môn đông

Đem các dược liệu trên sắc uống. 

Trị mất ngủ, mệt mỏi người, hồi hộp đánh trống ngực

Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan

  • 20g Hắc sâm

  • 20g Nhân sâm

  • 20g Đan sâm

  • 20g Bạch linh

  • 20g Viễn chí

  • 20g Cát cánh 

  • 160g Sinh đại

  • 40g Đương quy

  • 40g Mạch môn

  • 40g Thiên môn

  • 40g Bá tử nhân

  • 40g Toan táo nhân 

Đem các dược liệu tán nhỏ, làm (vo, nặn) thành viên, sử dụng Chu sa làm lớp bên ngoài. Uống với nước ấm vào lúc đói. 

Chữa viêm họng, viêm amidan gây sốt, cổ họng sưng đỏ

Dược liệu

  • 12 – 20g Hắc sâm

  • 12 – 16g Sinh địa

  • 12g Mạch môn 

  • 12g Sa sâm 

  • 8 – 12g Liên kiều 

  • 8 – 12g Hoàng cầm

  • 8 – 12g Cát cánh

  • 8g Bạc hà 

  • 2 quả Ô mai, 

  • 4g Cam thảo

Đem các dược liệu sắc uống rồi cho Bạc hà vào sau.

Trị tróc da tay

Dược liệu

  • 30g Hắc sâm

  • 30g Sinh địa

Hãm với nước nóng, rồi uống như trà.

Chữa sốt cao, không tỉnh táo, nói nhảm, mất ngủ và mất khô khát 

Bài thuốc Thanh dinh thang

Dược liệu

  • 12g Hắc sâm

  • 12g Tê giác 

  • 12g Kim ngân hoa 

  • 12g Mạch môn đông

  • 20g Sinh địa, 

  • 6g Hoàng liên

  • 8g Liên kiều

  • 8g Đan sâm

  • 4g Trúc diệp 

Sắc 8 chén còn 3 chén, uống 3 lần trên ngày. 

Tuy nhiên vị thuốc này đã không còn được sử dụng nên cần thay thế bằng các vị thuốc khác công dụng tương tự.

Hắc sâm là một loại dược liệu có tác dụng bổ phần âm trong cơ thể, thanh nhiệt, làm mát, trị mụn nhọt, nóng trong người, sốt....

LƯU Ý

Lưu trữ Hắc sâm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Người bị huyết áp thấp tránh sử dụng.

Người tỳ hư tiết tả không dùng được.

Thường xuyên đo huyết áp và nhịp tim khi dùng thuốc. Bệnh nhân bị rối loạn tim mạch không nên dùng dược liệu này.

Người bị huyết áp thấp không dùng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
HÀ DIỆP

HÀ DIỆP

Hà diệp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá sen. Hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, trong đó lá sen (hà diệp) được phơi khô và dùng như một vị thuốc chữa bệnh béo phì. Lá bánh tẻ của cây sen hái bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô được gọi là hà diệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BA ĐẬU

BA ĐẬU

Ba đậu là loại dược liệu quý nên dùng cẩn thận. Bên cạnh đó, còn có tên gọi khác là Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử…
administrator
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.
administrator
DÂY TƠ HỒNG

DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYẾT LÌNH

HUYẾT LÌNH

Huyết lình còn được gọi là Lục Linh, Hầu Kết, Hầu Kiệt, Huyết Linh Chi. Cũng có giả thuyết cho rằng chính máu và nhau thai của khỉ cái chảy ra sau khi sinh, rơi xuống đá và tích tụ theo thời gian, và đó chính là máu kinh của khỉ cái. Quan niệm xưa cho rằng khi khỉ mang thai, chúng thường chọn những loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất để bồi bổ cơ thể, vì vậy tinh chất sẽ được lưu giữ trong nhau thai. Vì vậy, trong dân gian, huyết lình được coi như một loại dược liệu chính có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết.
administrator
RAU DỆU

RAU DỆU

Theo y học cổ truyền, Rau dệu có tính mát, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và giảm ngứa.
administrator