HỢP HOAN BÌ

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Hợp hoan bì được sử dụng làm dược liệu với công dụng: an thần, hoạt huyết, giảm sưng tấy, mất ngủ, tổn thương do ngã, nhện cắn, trị viêm phổi...

daydreaming distracted girl in class

HỢP HOAN BÌ

Giới thiệu Hợp hoan bì

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Hợp hoan bì được sử dụng làm dược liệu với công dụng: an thần, hoạt huyết, giảm sưng tấy, mất ngủ, tổn thương do ngã, nhện cắn, trị viêm phổi...

  • Tên thường gọi: Hợp hoan bì

  • Tên gọi khác: Hợp Hôn Bì, Nhung Tuyết Hoa, Dạ Hợp Bì, Dạ hợp thụ bì, Nhung hoa thụ, Mã anh hoa, Thanh Thường Bì, Mã Anh Thụ Bì, Manh Cát Bì, Hợp Hoan, Hợp Hoan Hoa...

  • Tên khoa học: Albizia julibrissin Durazz.

  • Họ: họ Đậu (Fabaceae)

Hợp hoan bì trị suy nhược thần kinh, an thần

Bảo quản Hợp hoan bì ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Tránh những nơi ẩm ướt, nơi có nước đọng sẽ làm hỏng và giảm chất lượng dược liệu.

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hợp hoan bì là vỏ cây Hợp hoan.

Hợp hoan là loại cây gỗ, có kích thước trung bình, chiều cao khi trưởng thành có thể lên tới 16m. Thân cây nhẵn, từ thân cây đâm ra nhiều nhánh nhỏ có góc cạnh.

Lá to, màu xanh sáng, với các lá chét hình lông chim dài gấp đôi lá phượng, cuống chung dài tới 24 - 30cm. Mỗi lá có 8 đến 12 cặp cuống lá chét chính dài 10 - 15cm. Mỗi cuống này lại có 14 - 30 cặp lá chét phụ hẹp hơn, dài 0 - 12 mm và rộng 1 - 4 mm, không cân đối, hình lưỡi liềm, hơi ngang. Lá nhẵn, không có lông, cuống dài 6 - 7 mm, có tuyến ở nửa dưới. Các lá chét khép lại vào ban đêm.

Hoa hình lông chim, màu hồng tím, hình dáng như những chùm lông. Các gai hoa ở đầu cành, cuống cụm hoa dài 3 – 4cm, nhị có chỉ dài 3cm. 

Quả Hợp hoan dẹp, mỏng, thõng xuống, màu nâu đỏ, dài 9 - 15cm và rộng 3 - 3,5 cm. Mỗi quả chứa khoảng 10 hạt. 

Mùa hoa: tháng 6 – 7

Mùa quả: tháng 9 – 11.

Phân bố

Hợp hoan là loại cây gỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay đã được trồng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, thường được trồng làm cảnh và cây bóng mát vì cây cao và nở hoa rất đẹp. 

Ở Việt Nam, Hợp hoan khá hiếm thấy.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Hợp hoan bì (vỏ của cây Hợp hoan). 

Thu hái, chế biến

Hợp hoan bì có thể thu hái quanh năm. Người ta thường chọn những cây già làm dược liệu để có chất lượng tốt hơn.

Sau khi thu hái, đem rửa sạch và phơi nắng. Cuối cùng, cạo sạch lớp vỏ rêu.

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Tránh những nơi ẩm ướt, nơi có nước đọng sẽ làm hỏng và giảm chất lượng dược liệu.

Thành Phần Hóa Học 

Saponin là thành phần hóa học chính trong Hợp hoan.

Tác Dụng – Công dụng

Theo y học cổ truyền

Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, có đặc tính chống an thần, thúc đẩy lưu thông máu và giảm sưng. Thường được sử dụng để điều trị:

  • Viêm phổi

  • Ung nhọt

  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

  • Sầu muộn, tinh thần bất ổn 

  • Đòn ngã tổn thương.

Theo y học hiện đại

Hợp hoan bì được phát hiện khả năng kháng u do các nhà nghiên cứu Trung Quốc tiến hành, ba saponin triterpenoid mới là julibroside J 29, julibroside J 30 và julibroside J 31 trong Hợp hoan bì cho thấy hoạt tính kháng u đáng kể chống lại các dòng tế bào ung thư PC-3M-1E8, HeLa và MDA-MB-435 trong ống nghiệm.

Cách Dùng – Liều dùng

Mỗi ngày dùng 10 - 15g Hợp hoan bì khô, dạng thuốc sắc hoặc 150 - 200g dạng tươi. Sử dụng một mình hoặc kết hợp cùng các loại dược liệu khác.

Trị viêm phổi lâu không khỏi

Dược liệu

  • 15g Hợp hoan bì

  • 15g Bạch liễm

Đem sắc uống hai dược liệu trên.

Chữa tổn thương do gãy xương

Dược liệu

  • 200g Hợp hoan bì (bỏ lớp bần rêu bên ngoài, giữ lấy phần vỏ trong, giã nát, sao vàng hơi xém cạnh) 

  • 5g Nhũ hương 

  • 5g Xạ hương 

Mỗi lần uống 15g với rượu ấm.

Chữa vết thương do nhện cắn

Hợp hoan bì đem giã thành bột, chế với dầu rồi bôi lên vết thương.

Chữa sầu muộn mất ngủ, tinh thần bất ổn, không yên

Dược liệu

  • 9g Hợp hoan bì 

  • 15g Dạ giao đằng 

Đem hai dược liệu trên sắc nước uống.

Lưu ý

Bảo quản Hợp hoan bì ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Tránh những nơi ẩm ướt, nơi có nước đọng sẽ làm hỏng và giảm chất lượng dược liệu.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
HÀ DIỆP

HÀ DIỆP

Hà diệp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá sen. Hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, trong đó lá sen (hà diệp) được phơi khô và dùng như một vị thuốc chữa bệnh béo phì. Lá bánh tẻ của cây sen hái bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô được gọi là hà diệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BƯỚM BẠC

BƯỚM BẠC

Bướm bạc là loại dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa, Hoa bướm, Hồ điệp… Tên khoa học: Herba Mussaendae pubenscentis. Họ: Cà phê (Rubiaceae).
administrator
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator
BẠCH ĐẬU KHẤU

BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.
administrator
DẦU BƠ

DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LƯỠI BÒ

CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator