DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DẦU BƠ

Đặc điểm tự nhiên

Cây bơ là cây gỗ, cao 10 – 15m.

Lá mọc so le, hình bầu duc hoặc hình trứng, dài 8 – 20cm, rộng 5 – 10cm. Gốc tròn hoặc thuôn, đầu có mũi nhọn ngắn, nép nguyên, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu xám nhạt; cuống lá dài 4cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy gồm nhiều hoa nhỏ màu lục hoặc vàng nhạt, có cuống ngắn, bao hoa có 6 thùy bằng nhau xếp thành hai vòng, thùy dài 4- 5mm, nhị 9; bầu có 4 ô.

Quả mọng to, nạc, dáng quả lê, hình trứng hoặc hình bầu dục, tài 8 – 18cm, mùa lục vàng hoặc màu tím tía khi chín, vỏ mỏng, thịt mềm màu vàng: hạt to.

Dầu bơ là loại dầu được chiết xuất từ quả bơ. Bên cạnh những công dụng như 1 quả bơ thông thường, loại dầu này còn có thể được sử dụng dưới nhiều cách khác nhau. Từ đó, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho chúng ta. Dầu của quả bơ rất giống với dầu ô liu về công dụng và giá trị dinh dưỡng. Giống như dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ khi ép lạnh và không qua tinh chế sẽ giữ lại một số hương vị và màu sắc xanh lục của quả.

Cây bơ có nguồn gốc ở châu Mỹ và được trồng nhiều ở Bắc Mỹ và vùng Caribê. Cây du nhập sang châu Phi, Israel và nhiều nước nhiệt đới khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam,… Bơ ưa khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm. Vùng trồng bơ thường có mưa nhiều.

Bộ phận dùng

Quả bơ là phần được sử dụng làm dược liệu.

Chế biến

+Rửa sạch quả bơ, sau đó cắt đôi theo chiều dọc rồi múc ruột bơ cho vào máy xay nhuyễn.

+Cho bơ vào một chiếc nồi, bắc lên bếp đun trên lửa vừa. Cứ cách 5 phút lại khuấy đều.

+Khi bơ bắt đầu sủi bong bóng, bạn sẽ nhìn thấy dầu bơ nổi bên trên.

+Tiếp tục đun và khuấy đều cho đến khi bơ chuyển từ màu xanh nhẹ thành màu xanh sẫm rồi màu nâu, lúc này hơi nước đã bốc hết.

+Bạn tắt bếp, múc bơ vào trong một túi vải.

+Bạn bóp chặt túi để dầu tinh bơ chảy xuống một cái bát. Bạn bóp tới khi không còn một giọt dầu nào chảy xuống nữa.

+Bạn đổ tinh dầu bơ vào trong một chiếc lọ tối màu, đậy nắp lại, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh sáng. Vậy là tinh dầu bơ đã sẵn sàng để bạn sử dụng rồi.

+Ngoài cách này ra vẫn còn có nhiều cách khác để chế biến tinh dầu bơ.

Thành phần hóa học

Dầu bơ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào bao gồm các chất: Axit oleic, vitamin E, chất béo.

Tác dụng và công dụng

+Tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch: Dầu bơ rất giàu axit béo không bão hòa, có liên quan đến sức khỏe tim mạc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đây là một nguồn chất béo không bão hòa đơn tốt. Yếu tố này có thể hỗ trợ giảm LDL cholesterol và tăng HDL cholesterol LDL cholesterol có liên quan đến yếu tố gây đột quỵ cũng như các bệnh về tim và động mạch.

+Dầu bơ chứa nhiều lutein – chất chống oxy hóa có lợi cho mắt: Quả bơ và dầu của nó là nguồn cung cấp lutein khá lớn. Đây là một loại carotenoid và chất chống oxy hóa tự nhiên được cần thiết cho mắt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn giàu lutein và carotenoid được gọi là zeaxanthin là cần thiết cho sức khỏe của mắt. Và có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Đây là những bệnh về mắt phổ biến do tuổi tác.

+Tác dụng tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể: Một nghiên cứu nhỏ cho thấy thêm dầu này vào món salad với cà rốt, xà lách romaine và rau bina sẽ làm tăng hấp thụ của carotenoid. Sự gia tăng đáng kể khi so sánh với món salad không có chất béo. Do đó, thêm dầu vào món salad, nước xốt hoặc các món ăn khác có thể giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.Có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ ​​bơ và dầu đậu nành, gọi là bơ/đậu nành không xà phòng hóa, có thể làm giảm đau và cứng liên quan đến thoái hóa khớp. Đặc biệt, có lợi cho những người bị thoái háo khớp háng và đầu gối.

+Hỗ trợ cải thiện làn da và tăng cường chữa lành vết thương: Loại dầu này giàu axit béo tốt và các chất dinh dưỡng rất có lợi cho làn da. Đây là nguồn cung cấp vitamin A và E dồi dào, có liên quan đến sức khỏe làn da. Một nghiên cứu ở 24 người bị bệnh vẩy nến thể mảng cho thấy: kem chứa dầu bơ (20%) và vitamin B12 giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến sau 12 tuần điều trị.

+Tác dụng chống oxy hóa: Chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Chúng là những hợp chất không ổn định có thể làm hỏng tế bào theo thời gian. Khi sự mất cân bằng xảy ra, sẽ dẫn đến stress oxy hóa và góp phần gây ra các bệnh như tim mạch, đái tháo đường và ung thư.

+Tốt cho làn da: Các nghiên cứu cho thấy một số loại dầu tự nhiên như dầu bơ có lợi cho làn da. Beta carotene, protein, lecithin, axit béo, vitamin A, D và E trong dầu bơ giúp cấp ẩm và bảo vệ da khỏi tia UV. Đồng thời giúp tăng chuyển hóa collagen.

Lưu ý khi sử dụng

Các nghiên cứu về tác dụng phụ của dầu bơ là rất hiếm. Khi sử dụng trên da, bạn nên thoa lượng nhỏ vào mặt trong cẳng tay. Nếu không gặp bất kỳ kích ứng nào trong vòng 24 giờ, dầu sẽ an toàn để bạn sử dụng.

 
Có thể bạn quan tâm?
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
CÂY THUỐC BỎNG

CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHŨ HƯƠNG

NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…
administrator
ĐẢNG SÂM

ĐẢNG SÂM

Đảng sâm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam. Đẳng sâm hay đảng sâm có công dụng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận. Ngoài ra Đảng sâm còn chữa mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa. Có nhiều công dụng, và giá thành rẻ hơn nhân sâm, nên nó được gọi là Sâm cho mọi nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
BỒ HÒN

BỒ HÒN

Bồ hòn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vô hoạn thụ, bòn hòn, mộc hòn tử, mác hón, co hón, mầy quyến ngần. Bồ hòn được nhiều người biết tới với “vai trò’ là một loại xà phòng từ thiên nhiên an toàn và ít kích ứng da. Bạn có thể dùng chúng để rửa chén, giặt đồ, lau nhà,... rất đơn giản và dễ dàng. Song, không ít người biết Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator