RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…

daydreaming distracted girl in class

RÂU MÈO

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.

Tên đồng nghĩa: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.

Orthosiphon stamineus Benth

Họ: Lamiaceae (Bạc hà)

Tên gọi khác: Bông bạc, mao trảo thảo

Vì nhị và nhụy của hoa vươn ra ngoài nhìn giống như râu con mèo cây có tên gọi là Râu mèo.

Đặc điểm dược liệu

Râu mèo là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Lúc còn non, phần thân có màu xanh và bề mặt được bao phủ bởi lông mịn, khi về già thân cây chuyển dần sang màu tím.

Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, cuống lá ngắn. Phiến lá hình thoi, ở 2/3 đầu mép lá có răng cưa, hai mặt màu xanh đậm. Các gân chính có lông mịn.

Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành và đầu ngọn, hoa mọc vòng gồm khoảng 6-10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc màu tím nhẹ. Nhụy hoa và nhị hoa phát triển mọc vương ra ngoài và có chiều dài gấp đôi cánh hoa. Bộ nhụy và bao phấn màu tím. Lá bắc hình trứng, đài hoa có 5 răng, hàm trên rộng. Tràng hoa hình ống hẹp, dài 2 cm, hơi cong, môi trên chia 3 thùy. 

Quả bế tư, kích thước nhỏ, phần vỏ quả hơi nhăn.

Phân bố, sinh thái

Râu mèo là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng, thích hợp trên nhiều loại đất, thường mọc trên đất giàu mùn ở ven rừng, gần bờ nước, không chịu được ngập úng. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, bắt đầu tàn lụi vào mùa đông. 

Râu mèo phân bố rải rác vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi. Đây là cây nhiệt đới tương đối điển hình, tập trung Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có khoảng 8 loài râu mèo, phân bố rải rác ở Cao Bằng, Ba Vì, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Ninh Thuận…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây.

Thu hái, chế biến: Thường thu hái vào khoảng tháng 9 hằng năm, khi cây bắt đầu ra hoa và chứa dược tính tốt nhất. Nên thu hoạch khi cây đang phát triển mạnh, không quá non hoặc quá già. Sau khi thu hái, cần cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem rửa nhiều nước cho thật sạch rồi phơi khô.

Bảo quản: trong túi kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng nên đem phơi lại để tránh ẩm mốc, mối mọt.

Thành phần hóa học 

Râu mèo có thành phần hóa học rất đa dạng và phong phú:

- Tinh dầu 0,2% -0,6%, tanin 5 - 6%, alkaloid, saponin, dầu béo, glucoza 5%…

- Glycosid (kaempferol 3-O-b-glucoside, quercetin 3-O-b-glucoside, escin), orthosiphon, betaine, flavonoid, choline, các triterpenoids và diterpenoids.

- Axit hữu cơ glicozit, axit citric, axit tartaric,...

- 12% muối vô cơ, đặc biệt là muối kali.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, Râu mèo có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa, lợi tiểu, giảm đau,... Do đó được dùng để trị Sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…

Theo y học hiện đại, Râu mèo có công dụng:

- Lợi tiểu, tăng cường bài tiết nước tiểu: Hàm lượng flavonoid trong Râu mèo giúp hỗ trợ bài tiết nước tiểu, giảm phù nề, lợi tiểu. Hơn nữa, các hoạt chất flavonoid còn giúp ngăn chặn các gốc tự do, chống oxy hóa, từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Hỗ trợ điều trị sỏi thận, gút: Hoạt chất orthosiphon có tác dụng giữ urat và axit uric ở dạng hòa tan và tăng đào thải oxalat.

- Hạ đường huyết: Do kích thích tạo glycogen ở gan.

- Giảm đau: Dược liệu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.

- Kháng khuẩn: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus aureus ...

- Chống viêm và hạ sốt: Ức chế hoạt động của các đại thực bào, giúp kháng viêm và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Bảo vệ gan: Chiết xuất methanol trong lá cây râu mèo có tác dụng bảo vệ gan bị tổn thương do sử dụng quá liều paracetamol.

- Các chất tetramethyl scutellarein cũng như sinensetin sẽ hỗ trợ ức chế sự hình thành của các tế vào u.

Cách dùng - Liều dùng 

​​​​​​​Râu mèo có thể được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô dưới dạng: thuốc sắc, thuốc bôi, tán bột pha nước uống, cao lỏng,… Cách dùng phổ biến nhất là sắc chung với nước để uống. Liều lượng khuyến cáo dùng dược liệu tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

- Toàn cây: 30-50g/ ngày (khô).

- Lá: 5-12g/ ngày (tươi).

- Cao lỏng: 3-5g/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh có cây râu mèo:

- Điều trị sỏi tiết niệu với loại sỏi nhỏ: Rửa sạch các dược liệu: 30g râu mèo, 30g thài lài, 30g chó đẻ răng cưa, rồi sắc với 800ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 250ml. Uống trước khi ăn lúc thuốc còn ấm nóng. Mỗi liệu trình sẽ kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày.

- Trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt: Rửa sạch 40g râu mèo tươi và 30g thài lài trắng, sau đó để ráo và đun trên lửa nhỏ với 750ml nước, thêm 6g hoạt thạch vào nấu cùng. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng. Nếu sau khoảng 5 ngày thấy tiểu tiện thông lại bình thường thì ngưng thuốc.

- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Chuẩn bị: Rửa sạch 50g râu mèo tươi, 50g khổ qua (toàn cây) và 6g cây xấu hổ, sau đó cho vào ấm sắc cùng với 800ml nước. Để lửa nhỏ đến khi lượng nước rút chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Uống khi thuốc còn ấm nóng. 

- Hỗ trợ điều trị viêm thận phù thũng: Sắc các dược liệu 30g râu mèo, 30g má đề và 30g bạch hoa xà thiệt thảo với khoảng 1 lít nước đến đi còn phân nửa thì ngưng. Uống trong ngày khi nước thuốc còn đủ độ ấm.

Lưu ý

- Phụ nữ có thai, nhất là 3 tháng đầu cần thận trọng khi sử dụng các vị thuốc.

- Ở liều lượng thông thường, cây râu mèo không gây độc cấp tính. Tuy nhiên, khi sử dụng liều lượng cao sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của ion K+, Na+… và các chất hóa học khác, do đó không nên sử dụng râu mèo trong thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm?
DẦU HẠNH NHÂN

DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.
administrator
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
HOẠT THẠCH

HOẠT THẠCH

Hoạt thạch là một loại chất khoáng màu trắng, dùng trong Y học dân gian, Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Hoạt thạch có các công dụng như dùng làm phấn rôm, công dụng thanh nhiệt, trị viêm đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi tiểu, dùng bảo vệ niêm mạc và da, sốt, viêm ruột,...
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
TIỂU HỒI

TIỂU HỒI

Tiểu hồi, còn được gọi với tên là tiểu hồi hương, hồi hương, tiểu hồi cần... Tiểu hồi là một loại dược liệu vừa phổ biến với công dụng làm gì vị vừa được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số tình trạng bao gồm đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiểu hồi cũng như những cách sử dụng Tiểu hồi tốt cho sức khỏe nhé.
administrator
HOA NHÀI

HOA NHÀI

Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Họ: Nhài (danh pháp khoa học: Oleaceae) Hoa nhài có các tác dụng như giảm stress, hạ sốt, thanh nhiệt, giảm đau khớp, giảm đau bụng do ăn đồ lạnh. Tuy nhiên, trà hoa nhài chứa nhiều caffein nên những người mẫn cảm với thành phần này và phụ nữ mang thai nên cẩn thận.
administrator