HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOA BÁCH HỢP

Đặc điểm tự nhiên

Cây hoa bách hợp là dạng cây thân thảo thấp, chiều cao trung bình chỉ khoảng 60 – 90cm. Trục thân do mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo thành. Cây sống lâu năm. Thân cây hoa bách hợp thường có màu trắng đục có khi phớt hồng và thường rất dễ gãy.

Lá bách hợp có chiều rộng từ 1,8 – 2,8cm, chiều dài 9 – 12cm. Lá mềm, bóng có màu xanh nhạt. Phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Số lượng lá khá nhiều, khoảng từ 50 – 150 lá.

Quả loa kèn thuộc loại quả nẻ, hình tròn dài. Chiều dài 8 – 10cm, đường kính hạt 15 – 22mm. Mỗi quả có 3 ngăn, hạt dẹt tròn xung quanh, có khoảng trên 600 hạt. Trong điều kiện khô lạnh, hạt có thể giữ được 3 năm.

Củ bách hợp ở gần thân rễ. Chu vi củ từ 3 – 6cm, số lượng 1 – 3 củ trên 1 cây. Đây là phần để lấy ra vảy làm thành vị thuốc Bách hợp hay sử dụng.

Hoa Bách hợp thường mọc hơi nghiêng, tạo thành 3 góc so với mặt phẳng nằm ngang khoảng 45 – 60 độ. Hoa có hình như loa kèn. Cánh hoa có nhiều màu trắng, hồng, vàng, cam, hoặc loại có đốm tía mặt trong gọi là Tiger Lily.

Hoa Bách hợp ưa nhiệt độ lạnh, khắc nghiệt, ít nắng. Ở điều kiện khí hậu này, cây phát triển cao lớn hơn. Bách hợp có nguồn gốc từ Nhật Bản, châu Âu. Tại Việt Nam, cây được trồng lần đầu tiên ở Đà Lạt vào năm 1945. Sau này cây cũng được trồng làm thuốc hoặc mọc hoang ở các vùng núi cao 1300 – 2000 m, lạnh nhiều như Sapa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu), Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang), Đèo Gió (Cao Bằng).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Phần củ của cây bách hợp là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Hàng năm vào cuối mùa  hè, đầu mùa thu, khoảng từ tháng 7  đến tháng 8 âm lịch, khi thân và lá cây bắt đầu khô héo thì đào hết cây để lấy phần củ.

Chế biến: Sau khi thu hái dược liệu, dùng tay hoặc dùng dao bóc tách riêng từng vẩy rồi mang đi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Bảo quản để dùng làm thuốc.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Thành phần hóa học

Trong Bách hợp chứa: 30% là tinh bột 4% protid, 0,1% chất béo và vitamin C còn lại là chất xơ.

Tác dụng

+Vị thuốc có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu, dưỡng tâm, an thần… Chính vì vậy nên có tác dụng trong điều trị lao phổi, ho có đờm, ho ra máu, thần kinh suy nhược, viêm phế quản, phù thũng, tim đập mạnh. 

+Tác dụng kháng virus HIV : Khả năng này đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả. Do có nhiều protein, chất béo, hoạt chất colchicine… giúp giảm hoạt động của virus HIV.

Công dụng

Cây hoa bách hợp có vị đắng, tính hơi hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị ho không khỏi, hoặc trong đàm có máu.

+Điều trị bệnh phổi thổ huyết.

+Điều trị bệnh phế thủng nhiệt phiền muộn.

+Điều trị đau ngực thổ huyết.

+Điều trị viêm phế quản các chứng ho.

+Điều trị ho lâu ngày không khỏi, tâm thần suy nhược, phổi yếu, hồi hộp, lo âu, buồn bực, ít ngủ.

+Điều trị đau bụng, đau dạ dày mãn tính.

+Điều trị đại tiện ra máu.

+Điều trị mất ngủ.

Liều dùng 

Hoa bách hợp thường được sắc để uống hoặc tán thành bột để dùng. Khi chữa ho, đau ngực, lao phổi thì có thể dùng nguyên liệu tươi để ép nước uống. Mỗi ngày nên dùng khoảng 20g là vừa đủ.

Lưu ý khi sử dụng

Không sử dụng dược liệu bách hợp cho những trường hợp ho do phong, tiêu chảy do tỳ vị bị hàn, hàm xâm nhiễm.

Có thể bạn quan tâm?
THÔNG THẢO

THÔNG THẢO

Thông thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng thông sữa, lợi tiểu. Thông thảo có hình trụ màu trắng và phần lõi rỗng. Thông thảo có vị ngọt nhạt và tính hàn, quy kinh phế vị. Chính vì vậy thường được sử dụng trong các chứng lâm, thấp ôn, bao gồm bệnh lậu tiểu buốt, thủy thũng, sưng phù hay mắt mờ. Ngoài ra, dược liệu này này còn được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
administrator
TRÚC DIỆP

TRÚC DIỆP

Trúc diệp (Lophatherum gracile) là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề về đường tiêu hóa đến các bệnh về hô hấp. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Trúc diệp có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Trúc diệp, người dùng cần lưu ý những điều quan trọng như liều lượng, tác dụng phụ và khả năng tương tác với các loại thuốc khác.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
HẠT TIÊU

HẠT TIÊU

Hạt tiêu không chỉ được dùng làm gia vị trong đời sống hằng ngày mà còn là dược liệu có tác dụng chữa bệnh như động kinh, phong thấp, đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
DÂY BÔNG XANH

DÂY BÔNG XANH

Dây bông xanh, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây bông xanh, bông báo, madia, cát đằng. Dây bông xanh được biết đến phổ biến với công dụng trang trí cảnh quan. Ít người biết loại cây này còn có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Theo đông y, dây bông xanh có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm và làm lành vết thương do rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator