THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.

daydreaming distracted girl in class

THÔNG ĐẤT

Giới thiệu về dược liệu

Thông đất được đặt tên như vậy do cành lá nhìn rất giống cây Thông, nhưng lại mọc sát mặt đất. Loại dược liệu này còn được gọi với những cái tên như Thạch tùng răng cưa, cây Râu rồng,… Thông đất  có tên khoa học là Lycopodiella cernua (L.) Pie. – Serm., họ Thạch tùng (Lycopodiaceae).

Thông đất là cây thảo phụ sinh, mọc thẳng từ dưới đất lên, sau đó gập thòng xuống đất. Chiều dài của cây có thể đạt tới 50 – 70cm. Thông đất phân nhánh nhiều, thân hình trụ với đường kính khoảng 2mm, bao phủ bởi lá. Lá  của cây hẹp và nhọn, xếp xoắn ốc hình dải như ngọn giáo, tỏa rộng ra. Lá không có cuống, mép nguyên, ở đỉnh thì ngắn hơn ở gốc. Lá mọc sát nhau, khi trải ra và có chiều dài từ 6 – 15 mm, rộng từ 3 – 5 mm.

Thông đất không có hạt và hoa, phát triển thông qua các bào tử từ nách lá. Bộ phận sinh sản ở ngọn thân, biến thành bông không phân nhánh, chiều dài khoảng 10 cm. Lá bào tử trông giống lá thật, nhưng ngắn hơn, thẳng, nhọn và hơi phình ở vị trí gốc. Túi bào tử hình thận, với 2 mảnh vỏ bằng nhau và đường kính khoảng 1,5mm.

Phân bố

Cây Thông đất mọc nhiều ở Trung Quốc và các nước nhiệt đới Á châu. Đây là loại thảo dược ưa ẩm và chịu bóng, hay mọc trên vách đá haowjc thân, cạnh trên những cây gỗ lớn có rêu trong rừng kín ở các vùng núi cao ở Bắc bộ và Trung bộ bao gồm Thanh Hóa, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Nam, Hà Giang, Lâm Đồng…

Quá trình sinh sản bằng bào tử thường diễn ra trong nước mưa. Thông đất cũng có khả năng mọc chồi nhanh sau khi bị cắt hay bị gãy. Tuy nhiên, Thông đất được xếp vào nhóm cây bị đe dọa vì tình trạng trồng làm cảnh khác với môi trường sống bình thường của chúng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Dân gian sử dụng toàn bộ cây Thông đất để làm thuốc. Thông đất được thu hái vào mùa hè thu. Sau khi hái về, đem rửa sạch đất cát rồi phơi khô để dùng dần. Bảo quản dược liệu ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, mối mọt và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp do có thể làm hư hại thuốc.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, thành phần được phân lập từ cây Thông đất rất đa dạng, đa số thuộc các nhóm alkaloid, flavonoid, triterpenoid, glycosid và tanin.

Trong các nhóm hoạt chất này, nhóm alkaloid chiếm ưu thế nhất. Và thành phần quan trọng nhất trong nhóm này của Thông đất là Huperzine A. Thành phần này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập đầu tiên vào năm 1948. Hoạt chất này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ.

Huperzine A có công dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành mảng bám và đám rối trong não, hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào não do đó có đáp ứng rất tốt với bệnh Alzheimer, teo não, sa sút trí tuệ hay các bệnh có liên quan tới tổn thương tế bào thần kinh não.

Theo ghi nhận của viện quốc gia Hoa Kỳ (NIH, USD), tác động ức chế men phân hủy chất dẫn truyền thần kinh AchE của hoạt chất Huperzine A tương tự hoặc cao hơn chất ức chế AchE đang sử dụng trong tây Y để điều trị Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ như: Physostigmine, Galantamine. Khả năng thâm nhập qua hàng rào máu não tốt hơn cùng với sinh khả dụng đường uống cao hơn, thời gian tác dụng kéo dài hơn.

Tác dụng - Công dụng

Cây Thông đất có vị đắng, cay và hơi ấm. Bên cạnh công dụng giúp cải thiện trí nhớ, điều trị teo não, từ xa xưa y học cổ truyền đã sử dụng Thông đất trong điều trị:

  • Ho mạn tính.

  • Viêm gan cấp.

  • Đổ mồ hôi trộm.

  • Mắt sưng đỏ và đau.

  • Phong thấp, đau nhức xương khớp.

  • Người triệu chứng đẻ non.

  • Quáng gà

  • Tiểu tiện bất lợi.

  • Bỏng lửa.

  • Trẻ em tê liệt sau di chứng.

Cách dùng - Liều dùng

Bài thuốc điều trị suy giảm trí nhớ, teo não, Alzheimer

Dùng thông đất khô 15g, nấu với 800ml nước, đun cạn tới còn 400ml thì chia 3 lần để uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh gan

Sử dụng Thông đất khô 10g và Cà gai leo khô 30g. Đem nấu cùng 1 lít nước, đun cạn tới còn 700ml thì dừng, chia ra uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, ho mạn tính hay phong thấp nhức xương

Sử dụng 5 gram cây Thông đất, sắc thuốc lấy nước và chia ra uống trong ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng phối hợp chung với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Để thuốc mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên sử dụng theo đúng liệu trình của bác sĩ kê đơn.

Bài thuốc chữa phát ban da

Sử dụng cây thông đất đem phơi khô, sau đó đốt cháy. Dùng phần tro ngâm trong giấm, chườm lên vùng da bị phát ban có thể giúp giảm ngứa và giảm mẩn đỏ.

Bài thuốc chữa quáng gà, ra mồ hôi trộm, trẻ em bị liệt sau di chứng, phụ nữ mang thai có triệu chứng đẻ non

Dùng cây Thông đất sắc thuốc lấy nước uống. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như đối tượng sử dụng mà liều khác nhau. Hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

Bài thuốc chữa ho và phù thũng

Dùng cây Thông đất đem sắc thuốc, chờ nước nguội rồi sử dụng để súc miệng hoặc rửa vùng bị phù thũng. Thực hiện từ 2 – 3 lần trong ngày, liên tục trong vài ngày có thể giúp giảm triệu chứng bệnh rõ rệt.

Lưu ý

Mặc dù thành phần của cây Thông đất được ghi nhận là không chứa độc tố gây nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo tác dụng tốt nhất của dược liệu này, cũng như tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, những người không nên sử dụng cây thông đất bao gồm:

  • Bệnh nhân bị ung thư phổi nặng.

  • Bệnh nhân bị viêm gan giai đoạn đầu.

  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi.

Trước khi sử dụng Thông đất để chữa bệnh, người bệnh cần đến  thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHÚT CHÍT

CHÚT CHÍT

Chút chít là loại dược liệu quý giá trong Đông y, có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý như: trị các mụn ghẻ, dùng làm thuốc nhuận tràng hay tẩy xổ, chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém,…
administrator
THỤC ĐỊA

THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

Cam thảo là một loại cây tự nhiên được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cam thảo và các ứng dụng trong điều trị bệnh nhé.
administrator
DẦU ĐẬU NÀNH

DẦU ĐẬU NÀNH

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi,…
administrator
BẠCH HẠC

BẠCH HẠC

Bạch hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây lác, thuốc lá nhỏ, cây kiến cò, nam uy linh tiên, cánh cò, chòm phòn,... Bạch hạc là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng hỗ trợ các bệnh về khớp, da liễu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator