HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG TINH

Đặc điểm tự nhiên

Cây cỏ sống lâu năm. Thân mọc đứng nhẵn bóng, cao 50-80cm.

Thân rễ mọc ngang, có khi phân nhánh, mẫm lên thành củ màu vàng trắng, hơi dẹt nên có sẹo lõm là vết thân còn sót lại, đường kính vết thân có thể đạt tới 2cm. Chiều dài củ có thể tới 30-35cm, rộng tới 6-7cm và dày tới 2-3cm.

Lá không cuống mọc vòng trong 4-5 lá một. Phiến lá hình mác dài 7-12mm, rộng 5-12mm, đầu lá nhọn và quăn.

Hoa mọc ở kẽ lá rũ xuống; cuống hoa dài 1,5-2cm, mỗi cuống mang hai hoa hình ống dài 8-15mm màu tím đỏ. Mùa hoa ở Sapa (Lào Cai) vào tháng 3-4.

Quả mọng, hình cầu đường kính 710g, khi chín có màu tím đen.

Cây hoàng tinh mọc hoang ở vùng rừng ẩm, đất có nhiều mùn trên các vùng núi có đá xanh ở các tỉnh miền Bắc nước ta, mọc nhiều ở Sa Pa - Lào Cai.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây hoàng tinh là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Hái thân rễ vào mùa thu hoặc mùa xuân, tốt nhất vào mùa thu vì thân rễ chứa ít nước, có những nơi thu hái gần quanh năm từ tháng 4 đến tháng 10.

Chế biến: 

+Phơi hoàng tinh: Thu hái cây sạch, ủ mềm, thái thành từng phiến dày rồi đem phơi hoặc sấy khô;

+Tửu hoàng tinh (chế rượu): Thu hái cây sạch, ngâm với rượu rồi cho vào bình đậy nắp kín, đun cách thủy để dược liệu hút hết rượu. Sau đó, lấy cây hoàng tinh ra, cắt lát dày và phơi khô. Tỷ lệ dùng là: 100kg hoàng tinh tương ứng với 20 lít rượu.

Bảo quản ở nơi khô ráo. Nếu củ có dấu hiệu mốc, đem phun rượu rồi lau sạch, cuối cùng đem đồ và sấy khô là được.

Thành phần hóa học

Củ hoàng tinh chứa fructose, galacturonic acid, glucose, mannose, alcaloid, acid amin, tinh bột, chất nhầy và hợp chất anthraquinone.

Tác dụng

+Tác dụng chống tiểu đường: Theo nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, hoạt chất saponin từ hoàng tinh có thể làm giảm tình trạng tăng đường huyết và tăng lipid máu. Như vậy, saponin có thể được sử dụng như 1 liệu pháp bổ trợ để kiểm soát lượng đường huyết và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường type II;

+Tác dụng điều hòa rối loạn lipid máu: Cây hoàng tinh có thể ức chế sự gia tăng cholesterol toàn phần và triglycerid trong gan, máu do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Cơ chế tác dụng của nó là nhờ điều chỉnh các chất chuyển hóa nội sinh trong mẫu máu, nước tiểu và gan. Vì vậy, đây là loại dược liệu có thể trở thành một chất điều hòa lipid để điều trị rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan.

+Tác dụng chống mệt mỏi: Nước sắc Hoàng tinh hoa đỏ 10% thí nghiệm trên chuột nhắt trắng tiêm xoang bụng với liều 0,3ml có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột.

+Tác dụng kháng oxy hóa: Nước sắc Hoàng tinh 20% cho chuột nhắt trắng uống liều 0,13ml cho mỗi chuột, liên tục 27 ngày, tăng cường hoạt tính của men superoxide dismutase (SOD), giảm hàm lượng lipofuscin trong cơ tim.

+Tác dụng kháng suy lão: Nước sắc Hoàng tinh 20% dùng tẩm lá dâu nuôi tằm, có tác dụng kéo dài thời gian làm nhộng của con tằm.

+Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng tinh ức chế trực khuẩn kháng acid. Thí nghiệm trên chuột lang, dùng nước sắc đồng thời với thời gian tiêm truyền vi khuẩn lao cho chuột và dùng sau khi tiêm truyền, đều có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện sức khỏe của chuột. Tác dụng tương đương với rimifon.

 Công dụng

Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng huyết áp thấp.

+Điều trị chứng lipid huyết cao.

+Điều trị chứng suy nhược cơ thể do mắc bệnh mãn tính.

+Điều trị chứng phế hư táo gây ho ra máu.

+Điều trị chứng tiểu đường, huyết áp cao gây đau lưng mỏi gối, hoa mắt, váng đầu.

+Điều trị chứng thiếu máu.

+Điều trị thiếu máu.

+Điều trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực.

+Điều trị đái tháo đường.

+Điều trị chứng rối loạn thần kinh thực vật.

+Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan mãn tính và chứng nhiễm độc gan.

+Điều trị chàm tay chân.

+Điều trị cao huyết áp, tai biến mạch máu não và chứng xơ cứng mạch.

+Điều trị sỏi đường mật.

Liều dùng

Ngày dùng 8 - 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán và thường được phối hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng

Trường hợp tích trệ, bụng đầy, ho nhiều đờm, tỳ vị có thấp, tiêu phân lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
DẦU JOJOBA

DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.
administrator
CÓC

CÓC

Loài cóc được nuôi rất phổ biến ở nước ta và một số nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia, Lào. Nó thích sống trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, đặc biệt là gần sông, đồng ruộng và các khoảng trống trên tường (khe tường).
administrator
TOÀN YẾT

TOÀN YẾT

Toàn yết là một loại dược liệu được sử dụng từ xa xưa trong Y học cổ truyền, đặc biệt trong điều trị chứng kinh phong ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vị thuốc này là bọ cạp. Các nghiên cứu hiện đại đã được thực hiện và cho thấy nhiều công dụng khác của vị thuốc này. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toàn yết và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
BẦU ĐẤT

BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator
MƯỚP HƯƠNG

MƯỚP HƯƠNG

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem. Mướp hương là một loại dược liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa một số bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mướp hương nhé.
administrator
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator