MƯỚP HƯƠNG

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem. Mướp hương là một loại dược liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa một số bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mướp hương nhé.

daydreaming distracted girl in class

MƯỚP HƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem.

- Họ: Bầy bí (Cucurbitaceae)

- Tên gọi khác: Mướp ta

- Tên nước ngoài: Sponge Gourd, Rag Gourd, Vegetable Sponge, Wash Sponge, Gourd Towel, Dishcloth Gourd, Courge Torchon, Loofah Gourd

Đặc điểm thực vật 

- Thân thảo dạng dây leo bằng tua cuốn phân nhánh, tua cuốn xanh lục có lông trắng và tiết diện đa giác. 

- Lá đơn, mọc cách, phiến lá trái xoan đáy hình tim, màu xanh lục đậm, mép lá có răng cưa, gân lá hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới. Ở nách lá mang một hệ thống gồm một cụm hoa đực, một hoa cái đơn độc, một tua cuốn phân nhánh và một vảy cứng xanh lục. 

- Hoa đơn tính, màu vàng, hoa đực mọc thành chùm và hoa cái mọc đơn độc ở nách lá. Cả hoa đực và hoa cái đều có 5-6 cánh hoa đều, màu màu vàng đậm ở mặt trên, màu vàng nhạt ở mặt dưới. Hoa đực với trục phát hoa dài lên đến 20 cm, hoa đực có nhị, bao phấn, hạt phấn màu vàng. Hoa cái có vòi nhụy xanh lục, bên trên là 3 đầu nhụy màu vàng.

- Quả hình thoi hoặc hình trụ, màu xanh lục, vỏ quả có các đường gân dọc màu xanh đậm, khi quà già sẽ khô và bên trong có nhiều xơ. Quả dài 30 cm cho đến 100 cm. 

- Hạt hình trứng, màu đen, có rìa. 

Phân bố, sinh thái

Nguồn gốc bản địa của mướp hương được cho là ở Đông Nam Á và Nam Á. Hiện nay, được trồng ở khắp các nước thuộc vùng Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Tại Việt Nam, cây trồng rộng rãi ở khắp các tỉnh thành.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Thu hái quanh năm, các bộ phận sau thu hái rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô. 

- Trong đời sống hàng ngày, qủa mướp tươi khi đạt kích cỡ thường được dùng ngay như một loại rau.

- Trong đông y, xơ mướp (còn gọi là ty qua lạc) là bộ phận dùng phổ biến nhất. Thu hái những quả mướp chín già, đem đi phơi khô. Sau đó đem quả mướp khô đi ngâm nước, bóc vỏ, bỏ hạt và phơi khô lần nữa. Xơ mướp khô hoàn toàn là có thể sử dụng. Bên cạnh xơ mướp thì quả tươi, thân, lá, hạt cũng được sử dụng trong các bài thuốc.

Thành phần hóa học 

- Rễ chứa nhiều vitamin B và C.

- Lá và cành chứa luciosid (một loại saponin triterpen). 

- Hoa chứa β sitosterol, apigenin và acid oleanolic.

- Quả chứa saponin luciosid, chất đắng, chất nhầy, mannan, xylan, galactan, mỡ và protein. Quả tươi chứa nhiều acid amin tự do như acid aspartic, acid glutamic, alanin, glycin.  

- Hạt chứa chất đắng cucurbitacin B. Dầu hạt chứa nhiều loại acid, trong đó 50-70% là dạng acid linoleic.

Tác dụng - Công dụng 

- Rễ có vị ngọt, tính bình, giúp chống viêm, giảm đau. Dùng để chữa viêm mũi, viêm xoang, viêm tuyến vú, đau nửa đầu, trúng gió, ho, đau lưng. 

- Thân có vị ngọt, tính bình, giúp thông kinh mạch, ức chế vi khuẩn. Dùng để chữa viêm mũi, chảy nước mũi có mùi hôi. 

- Lá có vị đắng, chua, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, cầm máu. Dùng để chữa ho, vết thương chảy máu, phù thũng.

- Quả mướp có vị ngọt, tính mát, tươi giúp thanh nhiệt, giải độc, lưu thông máu, tăng tiết sữa. Dùng chữa đậu mùa, sởi; dùng cho phụ nữ sau sinh cần tăng tiết sữa.

- Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, giúp thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc. Dùng chữa gân cốt đau nhức, viêm tuyến sữa, trĩ ra máu, kiết lỵ, tiêu chảy, rong kinh.

- Hạt có vị ngọt, tính bình, giúp sát khuẩn, tiêu đờm. Dùng chữa ho có đờm, giun sán.

Cách dùng – Liều dùng 

Tùy thuộc từng mục đích sử dụng mà có thể dùng mướp hương với nhiều dạng khác nhau như thuốc sắc độc vị, thuốc sắc kết hợp vị thuốc khác, uống dạng bột, đắp ngoài da, nấu nước tắm. 

Một số bài thuốc từ mướp hương như:

- Bài thuốc chữa tắc tia sữa từ xơ mướp hương: Xơ mướp dùng đun với nước, uống hàng ngày thay nước lọc từ 2-3 ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh trĩ, kiết lỵ, tiêu chảy có chảy máu từ xơ mướp hương: Xơ mướp đưa lên chảo sao đến khi chuyển màu vàng sẫm, khói bốc lên, sau đó đem đi tán thành bột mịn. Dùng 2 gram bột mỗi ngày, uống với nước, ngày 2 lần. 

- Bài thuốc chữa viêm xoang từ quả mướp hương: Quả đem phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 6 gram bột pha với nước ấm, uống vào buổi sáng khi vừa mới thức dậy. 

- Bài thuốc chữa ho có đờm từ lá và hạt mướp hương: Thu lá và hạt mướp nấu nước uống. Mỗi ngày dùng 6 lá mướp và 10 hạt mướp, nấu nước uống 3-4 lần/ ngày.

- Bài thuốc giảm viêm, sưng do mụn nhọt, chốc lở, giời leo từ lá mướp hương: Thu lá mướp tươi, rửa sạch, giã nát rồi mang đắp những vết thương.

- Bài thuốc chữa phù thũng từ lá mướp hương: Thu hái 15 gram lá mướp tươi, cùng với 10 gram cây cứt lợn; cả hai đem thái nhỏ rồi phơi khô, sau đó mang đi sắc với 200ml nước, sắc đến khi nước cạn còn 50ml là được. Mỗi ngày uống phần nước đã sắc 1 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

Lưu ý 

Không nên dùng nhiều mướp hương ở người tiêu hóa kém, thường bị đau bụng, đi phân lỏng.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHÓT

NHÓT

Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.
administrator
SÂM BỐ CHÍNH

SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…
administrator
TÍA TÔ

TÍA TÔ

Tía tô là một loại rau rất quen thuộc trong mọi căn bếp người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết loại thực vật này có có hiệu quả rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là phần lá hay còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp được sử dụng rất phổ biến để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng.
administrator
BÍ KỲ NAM

BÍ KỲ NAM

Bí kỳ nam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tổ kiến, kỳ nam kiến, kiên lỳ nam, kì nam gai,... Sở dĩ loại cây này có tên gọi trong dân gian là cây tổ kiến bởi đây là một loài cây sống cộng sinh với kiến. Các lỗ nhỏ trong thân cây là do kiến làm tổ, đục thân cây mà thành. Cây gồm hai loại là lá rộng và lá hẹp, thân có gai chỉ khác nhau về hình dạng còn công dụng tương tự nhau. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về vị thuốc Nam quý này, dưới đây là những thông tin chi tiết nhất bạn có thể tham khảo.
administrator
RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Dược liệu có tên gọi là Đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ.
administrator
CẢI CÚC

CẢI CÚC

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…
administrator
DÂM BỤT

DÂM BỤT

Dâm bụt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông bụt, hồng bụt, bụt, xuyên can bì, mộc can. Dâm bụt – loài cây quen thuộc được trồng khắp nước ta để làm hàng rào, làm cảnh. Ngoài ra, các bộ phận của cây như: Lá, hoa, vỏ rễ còn được sử dụng để làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Xạ hương (Thymus vulgaris) là một loại cây thảo mọc thường được dùng làm dược liệu trong Y học cổ truyền. Với hương thơm đặc trưng và vị cay nồng, Xạ hương đã được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, đau dạ dày và đặc biệt là tác động kháng khuẩn. Ngoài ra, Xạ hương còn được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thực phẩm, mỹ phẩm và hương liệu.
administrator