CẢI CÚC

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…

daydreaming distracted girl in class

CẢI CÚC

Giới thiệu về dược liệu 

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…

  • Tên thường gọi: Cải cúc

  • Tên gọi khác: Cúc tần ô, rau cúc, Xoòng hao (Tày),…

  • Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L.

  • Họ: Cúc (Asteraceae).

Cải cúc không những là một thực phẩm hằng ngày mà còn là một loại dược liệu có lợi cho sức khỏe

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Đặc điểm nhận dạng

Cải cúc là cây thân thảo, sống hằng năm, mọc đứng, cao khoảng từ 40 – 100cm. Đây là loại cây ngắn ngày, ưa sáng và ưa ẩm, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm. 

Cây phân thành nhiều nhánh, mọc sum suê; cành non mềm, có màu xanh lục; cành già màu nâu nhạt và cứng.

Lá chẻ lông chim, mọc so le, bề mặt nhẵn, dài khoảng 20 cm.

Hoa mọc thành cụm, ở phía ngoài có màu trắng, hình lưỡi rộng; ở trong hoa có màu vàng, hình ống và có mùi thơm.

Quả bế.

Mỗi năm, cây ra hoa và quả vào tháng 1-3.

Phân bố

Cải cúc phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, sau đó được du nhập sang các nước châu Âu, Bắc Phi và châu Á. 

Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở miền Bắc. Ở miền Nam, cây được trồng chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. 

Bộ phận dùng

Thân và lá 

Thu hái, chế biến

Thu hái khi cần, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Thành phần hóa học 

Cải cúc chứa tinh dầu, carbohydrat, prolin, alamin, asparagin acid glutamic, valin, leucin, prolin, acid aspartic, acid aminobutyric, gossipitrin, quercimetrin, herniarin, unbeliferon, scopoietin, acid clorogenic, acid 3.5 – dicafeoy – 4 – sucinyl quinic,…

Tác dụng - Công dụng 

  • Giảm sưng, lợi tiểu: cải cúc chứa nhiều axit amin, chất béo, protein, natri , các khoáng chất và nhiều kali giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm phù nề và lợi tiểu.

  • An thần: Rau cải cúc giàu vitamin và các axit amin nên có tác dụng ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên.

  • Tốt cho tiêu hóa: Alpha – pinen, Benzaldehyde và nhiều chất dễ bay hơi giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Tốt cho tim mạch: thành phần dược liệu trồng rau cải cúc rất có lợi cho những người bị bệnh về tim mạch.

  • Làm đẹp: thành phần dược liệu giúp da tăng sự đàn hồi, tái sinh tế bào da mới, cho làn da tươi trẻ và sáng bóng.

  • Chống táo bón: lượng chất xơ giúp đào thải độc tố trong đường ruột, chống táo bón.

  • Giải cảm, chữa ho: lượng vitamin A dồi dào, giúp chống nhiễm trùng hệ hô hấp, tăng cường chức năng của phổi, tiêu đờm, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

  • Giảm béo: chế biến thực phẩm thích hợp với chế độ ăn kiêng.

  • Giảm huyết áp: hoa cải cúc rất giàu vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là kali giúp giảm huyết áp.

  • Tránh ung thư phổi: vitamin B-complex, vitamin C, sắt, chất chống oxy hóa beta-carotene giúp tránh ung thư phổi.

  • Tăng sữa sau sinh: phụ nữ sau khi sinh cần có nhiều sữa để cho con bú, có thể chế biến bằng cách hấp thủy rau cải cúc và thịt nạc để bổ sung nhiều dinh dưỡng.

Ngoài ra, ăn rau cải cúc còn chữa khô mắt, cảm lạnh, giảm đau, nhiễm trùng vi khuẩn, nhức đầu, viêm, xơ cứng động mạch, ngăn ngừa sỏi thận và đột quỵ.

Cách dùng - Liều dùng 

Chữa ho

  • Chữa ho cho trẻ em

6g lá cải cúc tươi thái nhỏ, thêm chút mật ong rồi đem hấp cách thủy cho đến khi ra nước. 

Cho trẻ uống hàng ngày có tác dụng giảm ho đáng kể.

  • Chữa ho dai dẳng do bị lạnh ở người lớn

100 – 150g rau cải cúc rửa sạch, 200g phổi lợn thái thành miếng vừa ăn 

Nấu canh ăn trong bữa cơm hàng ngày.  Ăn cả cái và húp nước.

Ăn liên tục trong 3 - 4 ngày.

Chữa tiêu chảy

200g rau cải cúc tươi nấu canh ăn hàng ngày.

Ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.

Giảm huyết áp

Chế biến canh, trộn gỏi hoặc ép lấy nước cốt.

Ép lấy nước cốt này đặc biệt có tác dụng với những bệnh nhân cao huyết áp có kèm triệu chứng đau và nặng đầu.

Mỗi ngày uống 2 lần sáng và chiều, mỗi lần uống 50 ml.

Trị đau đầu kinh niên

Tất cả các bộ phận của cải cúc (thân, hoa, rễ, lá) đem nấu chín. 

Mỗi ngày uống nước đã nấu này. 

Buổi tối trước khi ngủ hay bất cứ khi nào nhức đầu thì dùng lá cải cúc khô hơ nóng trên đỉnh đầu và hai bên thái dương. 

Trị hoa mắt, chóng mặt

0,5 kg cá diếc rửa sạch, đánh vảy, bóp rượu cho đỡ tanh sau đó rán vàng. 

Thêm gừng, nước, nấu nhỏ lửa cho chín rồi cho 200g cải cúc tươi rửa sạch vào đến khi sôi.

Sử dụng liên tục trong 10 ngày.

Ăn uống không tiêu do mới ốm

500g cải cúc, 100g thịt lợn nạc, 3 lát gừng tươi. 

Chế biến thành món canh, ăn khi còn nóng.

Giải cảm

Chế biến 150g cải cúc tươi cùng với cháo (cháo đang sôi thì đổ trực tiếp rau vào, rau tái và trộn đều cùng cháo là có thể sử dụng được).

Mỗi ngày ăn 2 -3 lần, có tác dụng giải cảm nhanh chóng.

Chữa ít sữa sau sinh

300g rau cải cúc rửa sạch để nguyên cây. 

150g thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ trộn với 50 gam đậu phộng giã nhỏ, nêm nếm gia vị rồi viên thành từng viên nhỏ.

Dùng 1 bát to đặt 1 lớp cải cúc ở dưới đáy bát, 1 lớp thịt viên và 1 lớp cải cúc bên trên rồi hấp cách thủy. 

Ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.

Lưu ý

Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh như máu cao, bệnh gút, HIV, mụn rộp, thuốc ức chế miễn dịch hoặc insulin nên tránh dùng. 

Phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng.

Bệnh nhân bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng tránh sử dụng. 

Đây là loại rau dễ bị nhiễm trứng giun nên cần rửa thật sạch, phải nấu chín trước khi ăn để tránh nhiễm giun.

Nên tránh tiêu thụ quá mức cải cúc, đặc biệt là phần giữa nụ hoa vì đây là loại cây chứa pyrethrin, có khả năng gây hại với liều lượng lớn. 

Cải cúc có thể gây ra các phản ứng, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với bồ công anh, hướng dương, cỏ phấn hương, hoa cúc,…

 

Có thể bạn quan tâm?
NẮP ẤM

NẮP ẤM

Khi nhắc đến cây Nắp ấm, người ta liền liên tưởng tới ngay một loài cây được trồng làm cảnh với tác dụng trang trí cho ngôi nhà của gia chủ. Ngoài ra, Nắp ấm còn là một loài cây với tác dụng bẫy côn trùng, từ đó ngăn ngừa sâu bọ phá hoại.
administrator
RAU DỚN

RAU DỚN

Rau dớn có thể được sử dụng để điều trị , viêm da, sởi, đau đầu, đau nhức, ho, vết thương, kiết lỵ, sưng tuyến, đau răng và tiêu chảy, chống viêm, chống oxy hóa, tẩy giun sán, giảm đau, kháng khuẩn và các hoạt động gây độc tế bào.
administrator
LIÊN NHỤC

LIÊN NHỤC

Liên nhục (Semen nelumbinis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Liên nhục là hạt sen, được lấy từ một loài thực vật thân thảo sống trong môi trường nước. Hạt sen không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong Y học với nhiều công dụng hữu ích.
administrator
MÃ TIỀN

MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
TRÀ TIÊN

TRÀ TIÊN

Trà tiên (Ocimum basilicum), một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại về sức khỏe, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với những tính năng tuyệt vời như hương thơm đặc trưng, thành phần hóa học phong phú và nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trà tiên đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học của trà tiên, những tác dụng của nó trong y học hiện đại, cách sử dụng đúng liều lượng và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trà tiên.
administrator