Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…

daydreaming distracted girl in class

MÍT

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr.

Họ Dâu tằm (Moraceae)

Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật

Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…

Đặc điểm thực vật

Mít là loại cây gỗ to, cao tới hơn 30m, cành non có nhiều lông ở ngọn. Lá đơn, nguyên, hình trái xoan. Hoa đơn tính, cùng gốc, cụm hoa mọc ở trên thân hay trên cành già. Hoa thụ phấn nhờ những loại côn trùng nhỏ.

Quả to, hình trái xoan hoặc thuôn, tua tủa những gai ngắn, thuộc loại quả kép gồm nhiều quả bế dính trên một đế hoa chung. Quả bế (hay gọi là hạt) được bao bởi một lớp thịt mềm màu vàng, có vị ngọt (múi mít) do các mảnh bao hoa tạo thành. Khi chín vẫn giữ màu xanh lục hay hơi ngả vàng.

Mùa hoa: tháng 3-6; mùa quả tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Mít là cây ưa khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, có nguồn gốc từ Ấn Độ, phân bố đa dạng ở Thái Lan, Philippines, Campuchia….. Ở Việt Nam có khoảng 15 loài được trồng khắp các tỉnh thành, một số loài là nổi tiếng như mít mật, mít tố nữ… rải rác các khu vực Đồng Nai, Lâm Đồng và nhiều khu vực khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá, rễ, nhựa, gỗ

Thu hái quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học 

Mít có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú. Trong mít có các thành phần hóa học như: 

- Múi mít chứa đường (fructose, glucose), tinh dầu thơm, 1,60% protit, vitamin B, vitamin C và các chất xơ

- Rễ chứa hợp chất phenol là heterophylol và các hợp chất flavon (artocarpin, isoartocarpin, artocarpetin, artocarpanon, xyanomaclurin và xycloartocarpin)

- Hạt mít chứa tới 70% tinh bột, protein, lipid và các chất khoáng (canxi, photpho, sắt)

- Trong gỗ mít chứa hợp chất saponin, tannin, flavon.

Ngoài ra, cây còn chứa các acid béo như: acid capric, acid myristric, acid lauric, acid palmitic, acid oleic, acid stearic,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây mít có tác dụng:

- Quả xanh giúp hoạt huyết, an thần, làm săn da… quả chín có vị ngọt, tính ấm giúp giảm khát, bổ dưỡng, ích khí…

- Hạt có vị ngọt, tính bình giúp thông sữa, thông tiểu tiện, ích khí,…

- Nhựa có vị nhạt, tính bình, hỗ trợ giảm đau, giải độc, tiêu thũng.

- Lá giúp tiêu hoá, an thần, lợi sữa…

Theo Y học hiện đại, mít có tác dụng: 

- Điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu, tăng lượng HDL, bổ sung sắt do đó giúp hỗ trợ tái tạo máu và điều trị tăng huyết áp.

- Lá mít giúp ngăn thoái hóa tế bào tuyến tụy, giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

- Kháng viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy làm nhanh lành vết thương, giúp đi tiêu dễ dàng, chống táo bón. Ngoài ra, mít non còn giúp thông tuyến sữa, trợ tiêu hóa. 

Cách dùng - Liều dùng 

Mít được dùng với liều lượng khác nhau tùy mục đích sử dụng. Có thể dùng như thực phẩm hay dược liệu dưới dạng tươi, phơi khô… 

Lưu ý

- Ăn quá nhiều mít chín sẽ làm đầy bụng, khó tiêu, nóng trong người. 

- Hạn chế sử dụng cho người bệnh tiểu đường, người có vấn đề về bệnh đông máu hay sử dụng thuốc chống đông.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG ĐẰNG

HOÀNG ĐẰNG

Hoàng đằng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vàng đắng, dây vàng, năm hoàng liên. Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU TÍA TÔ

TINH DẦU TÍA TÔ

Tía tô, một loại gia vị không còn xa lạ đối với căn bếp của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô và những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vê tinh dầu tía tô và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
DẦU GIUN

DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
KHÚC KHẮC

KHÚC KHẮC

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ: Kim cang (Smilacaceae) Tên gọi khác: Dây kim cang, củ cun, dây nâu, kim cang mỡ, thổ phục linh,…
administrator
NỮ TRINH TỬ

NỮ TRINH TỬ

Nữ trinh tử là hạt thu hoạch và xử lý để làm thuốc từ cây Nữ trinh, loài cây có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Dược liệu này được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền từ rất lâu và được lưu truyền qua hàng trăm năm ở Trung Quốc.
administrator
TẦN GIAO

TẦN GIAO

Tần giao (Gentiana dahurica) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga. Cây thân thảo, cao khoảng 30-80cm, lá xanh đậm, hoa màu xanh hoặc tím. Tần giao thường được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tần giao có chất chống viêm và kháng khuẩn, cũng như có thể giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator