TINH DẦU TÍA TÔ

Tía tô, một loại gia vị không còn xa lạ đối với căn bếp của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô và những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vê tinh dầu tía tô và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU TÍA TÔ

Giới thiệu về dược liệu

Tinh dầu hiện nay là một trong những sản phẩm rất phổ biến, có hơn 550 loại cây có thành phần chứa tinh dầu ở Việt Nam. Trong đó, tía tô đang được các chuyên gia tiến hành nghiên cứu khá nhiều. Trong lá tía tô chứa khoảng 0,3 - 1,3% lượng tinh dầu theo khối lượng khô, ghi nhận trong nghiên cứu của Yu và cộng sự 2010. Tinh dầu lá tía tô đã được ghi nhận sử dụng từ rất lâu với nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. 

Tinh dầu chiết xuất từ tía tô có hiệu quả kháng khuẩn, ngăn ngừa ngộ độc cua cá, giảm triệu chứng của trầm cảm, chống ung thư và giải cảm.

Lá tía tô sau khi thu hái, đem đi chưng cất hơi nước sẽ thu được thành phẩm là tinh dầu tía tô. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa tinh dầu tía tô và dầu hạt tía tô. Dầu được sản xuất từ hạt tía tô, màu vàng và mùi vị giống dầu hạt lanh. Dầu hạt tía tô và tinh dầu tía tô có thành phần cũng như tác dụng khác nhau đối với sức khỏe.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu tía tô được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, do đó có thể hoàn toàn sản xuất tại nhà khi có các dụng cụ phù hợp.

Đầu tiên, cần thu hái lá tía tô màu tím, đem rửa sạch và để ráo. Khi đã ráo nước đem đi cắt nhỏ hoặc nghiền nhẹ nhàng bằng chày. Cho toàn bộ tía tô vào bộ dụng cụ chưng cất. Thêm nước, đun sôi và chờ tới khi tinh dầu ngưng tụ lại.

Thành phần hóa học

Các chuyên gia đã xác định được khoảng 119 thành phần có trong tinh dầu tía tô. Thành phần chính được các chuyên gia ghi nhận là perilla aldehyde với tỷ lệ chiếm hơn 60%. Thành phần này tạo nên mùi đặc trưng và được sử dụng để xác định chất lượng của tinh dầu.

Theo nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi và cộng sự năm 2003 và nghiên cứu của Yu và cộng sự năm 2010, một số thành phần khác của tinh dầu tía tô bao gồm limonene, caryophyllene, linalool, humulene, caryophyllene oxide, perilla alcohol. Tỷ lệ phần trăm của các thành phần khác nhau, tùy thuộc nhiều vào thời điểm thu hái, điều kiện trồng trọt và vị trí địa lý. Loại tinh dầu này được sử dụng nhiều trong y học, sản xuất nước hoa, mỹ phẩm và phụ gia thực phẩm.

Tác dụng - Công dụng

Chống oxy hóa

Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tình trạng này có thể gây tổn thương tế bào, tổn thương DNA và làm tăng quá trình lão hóa. Stress oxy hóa được ghi nhận là có liên quan tới một số bệnh mạn tính bao gồm viêm mạn tính, đái tháo đường, xơ vữa động mạch,…

Tinh dầu tía tô được ghi nhận là có hiệu quả chống oxy hóa mạnh. Thành phần này được các chuyên gia chứng minh trong thí nghiệm với gốc tự do DPPH và ABTS. Tác dụng được cho là của thành phần Perillaldehyde monoterpene có trong tinh dầu. Tinh dầu được chiết xuất từ lá tía tô tím cho thấy tác dụng chống oxy hóa cao hơn, bên cạnh đó còn giúp ngăn chặn quá trình hình thành LDL – cholesterol mạnh mẽ hơn so với tinh dầu lá tía tô xanh.

Kháng khuẩn, kháng nấm

Tinh dầu tía tô có công dụng kháng khuẩn, hiệu quả trên các chủng bao gồm tụ cầu vàng, tụ cầu vàng kháng methicillin, phế cầu, liên cầu tan máu, Salmonella typhi, trực khuẩn lỵ Shigella, Proteus vulgaris, Escherichia coli… Nồng độ của Perillaldehyde có trong tinh dầu ức chế nhiều loại vi khuẩn với nồng độ khoảng từ 125 - 1000 pg/mL.

Bên cạnh kháng khuẩn, tinh dầu tía tô còn có tiêu diệt một số loài nấm gây bệnh ở người, bao gồm Candida albicans, Aspergillus flavus, M. mucedo, Aspergillus oryzae, Aspergillus niger, Trichophyton mentagrophytes, Rhizopus oryzae, Alternaria alternate, P. chrysogenum.

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu lá tía tô có công dụng kháng khuẩn in vitro đối với một số vi sinh vật. Tinh dầu lá tía tô với công dụng này giúp ngăn chặn các độc tố đường ruột, giúp làm giảm triệu chứng ngộ độc do Staphylococcus.

Giảm triệu chứng của trầm cảm

Xã hội hiện này ghi nhận tỷ lệ phần trăm con người gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nhiều hơn. Do đó, tìm kiếm và phối hợp nhiều phương pháp để hỗ trợ và đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn là rất cần thiết.

Thành phần Perillaldehyde trong tinh dầu tía tô được ghi nhận có hiệu quả chống trầm cảm trên chuột. Nghiên cứu cho thấy viên uống chứa perillaldehyde có tác dụng chống trầm cảm đáng kể trên chuột. Những kết luận trên là tiền đề để thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa nhằm sử dụng tinh dầu tía tô như một phương pháp điều trị chứng trầm cảm trong tương lai.

Kháng khối u

Trong cơ thể chúng ta, các tế bào được lập trình sẵn chương trình chết apoptosis. Khi chương trình này hoạt động không chính xác, tế bào sẽ sinh sôi, phát triển không kiểm soát, hình thành các khối u hay ung thư trong cơ thể.

Thành phần Isoegomaketone tinh dầu tía tô được ghi nhận hiệu quả chống khối u. Thành phần này được chứng minh giúp kích hoạt chương trình chết tế bào ở tế bào ung thư biểu mô tuyến ruột kết.

Cách dùng - Liều dùng

Liệu pháp hương thơm

Để nhận được những lợi ích của tinh dầu có nhiều cách khác nhau tùy theo điều kiện và tình trạng hiện tại có thể sử dụng. Máy khuếch tán tinh dầu là một thiết bị rất phổ biến hiện nay. Tinh dầu theo hơi nước sẽ khuếch tán vào không khí, tạo mùi thơm nhẹ nhàng.

  • Xông hơi: pha loãng vài giọt tinh dầu trong một chén nước ấm khoảng 80°C. Sử dụng khăn trùm, tiến hành xông hơi vùng đầu mặt, mũi họng. Phương pháp này có công dụng sát khuẩn đường hô hấp. Cần lưu ý nhiệt độ nước để ngăn ngừa gây bỏng đường hô hấp.

  • Xông phòng: Thêm 2 ml tinh dầu vào nồi nước sôi. Mở hé nắp trong phòng kín. Tinh dầu sẽ khuếch tán ra khắp phòng. Không để trẻ em lại gần do có nguy cơ gây bỏng.

Massage bằng tinh dầu

Pha loãng tinh dầu tía tô cùng một số loại dầu nền như dầu olive, hạnh nhân... có thể thu được hỗn hợp dầu sử dụng để massage lên các bộ phận khắc cơ thể. Phương pháp này giúp chúng ta chống lão hóa da, thư giãn, giảm stress và có giấc ngủ ngon hơn.

Pha nước tắm

Có thể thêm vài giọt tinh dầu tía tố để pha nước tắm. Tinh dầu có công dụng giúp chúng ta thư giãn tinh thần, giảm stress hiệu quả.

Lưu ý

Các sản phẩm chiết xuất tía tô được các chuyên gia cho rằng rất hiệu quả và có độ an toàn. Tuy nhiên, vẫn có rất ít nghiên cứu về độc tính của thành phần này. Do đó, vẫn cần thận trọng trước khi dùng, không được uống trực tiếp hay để tinh dầu tiếp xúc với các khu vực nhạy cảm.

Gây kích ứng, dị ứng

Tinh dầu từ lá tía tô có thể gây một số triệu chứng kích ứng da bao gồm ngứa, phát ban, mề đay, da ửng đỏ, … Nếu bị dị ứng khi dùng tinh dầu tía tô, cần ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Pha loãng tinh dầu trước khi dùng.

Một số người có tiền sử dị ứng với lá tía tô, có cơ địa viêm mũi dị ứng, hen suyễn, COPD có thể làm khởi phát, trầm trọng bệnh hơn. Khi xuất hiện cảm giác khó thở hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác sau khi tiếp xúc với tinh dầu, cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Đối tượng nhạy cảm

Tinh dầu tía tô đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, những đối tượng đặc biệt bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em có thể nhạy cảm hơn với tinh dầu. Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HOA CAM

TINH DẦU HOA CAM

Tinh dầu hoa cam, là thành phần được chiết xuất từ cây cam chua (hoặc cam đắng), được nền Y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu đời. Hiện nay, tinh dầu này đã được nghiên cứu và sản xuất nhằm phục vụ sức khỏe của con người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về tinh dầu hoa cam và những công dụng của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa cam và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
NAM SÂM

NAM SÂM

Dược liệu Nam sâm hoặc còn được biết đến với tên gọi khác phổ biến hơn là Ngũ gia bì chân chim, là một loại cây đặc trưng của vùng rừng núi Đông Dương. Từ xa xưa loại dược liệu này đã được biết đến như một vị thuốc có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chữa cảm sốt hoặc các chứng đau nhức xương khớp, hay còn chữa các chứng lở ngứa ngoài da.
administrator
CÂU ĐẰNG

CÂU ĐẰNG

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật dược liệu có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực vật này được sử dụng trong Y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tiểu đường và bệnh Parkinson. Câu đằng còn được nghiên cứu cho tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cũng như giảm căng thẳng và lo âu. Trong đó, thành phần chính của Câu đằng là alkaloid và phenolic.
administrator
DÂY TƠ HỒNG

DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
DỀN GAI

DỀN GAI

Dền gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rau giền gai, thích hiện, giền hoang, phjăc hôm nam, la rum giê la, dền hoang. Dền gai là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH ĐEN

THẠCH ĐEN

Thạch đen hay còn được gọi với cái tên khác là Sương sáo, Tiên nhân đông, Lương phấn thảo, Tiên nhân thảo, Thủy cẩm, Tiên thảo… Thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis, họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại thực vật này thường được sử dụng để chế biến ra các món ăn với tác dụng thanh nhiệt, giải thử. Bên cạnh đó, cây còn được sử dụng phối hợp với các dược liệu khác trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Thạch đen (Sương sáo) và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator