LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…

daydreaming distracted girl in class

LONG CỐT

Giới thiệu về Long cốt

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…

Điều lý thú là mặc dù có nguồn từ nhiều động vật khác nhau tuy nhiên chưa có báo cáo nào cho thấy sự khác nhau về tác dụng giữa các loại Long cốt. Chứng tỏ tác dụng trong đông y của Long cốt có thể đến từ thành phần chung của các loại xương. Việc này đặc biệt có ý nghĩa trong việc phát triển nguồn Long cốt thay thế. Bởi vì trong tự nhiên, xương đã hóa thạch của động vật thời cổ đại là nguồn hữu hạn.

Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: Xương đã hóa thạch của động vật tiền sử.

- Thu hoạch: quanh năm, khi vừa đào được cần bọc kĩ Long cốt ngay để chúng không bị rã ra khi tiếp xúc với không khí.

- Chế biến: để sống hoặc nung nóng rồi tán thành bột mịn.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Long cốt có chứa các thành phần hóa học sau đây:

- CO32-, Ca2+, PO53-.

- Fe2+, Fe3+,  Al3+, Mg2+ và SO42-, một lượng ít clo.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy thành phần hóa học chính trong Long cốt là CaCO3 và Ca3(PO4)2. Thành phần này không có sự thay đổi rõ ràng trước & sau khi nung, mặc dù có hình thành thêm một lượng ít calci oxid.

Tác dụng – công dụng của Long cốt theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Long cốt vị ngọt chát, tính bình, hơi hàn (lạnh), không độc (một vài tài liệu cho rằng Long cốt có ít độc).

Quy kinh: Can, Tâm, Thận (theo Trung Dược học). Quy vào kinh Quyết âm, Thủ túc thiếu âm (theo Cương mục). Quy vào kinh Thiếu dương, Quyết âm, Thiếu âm, Dương minh, Thủ thiếu âm (theo Bản thảo kinh).

Công năng: cố biểu liễm hãn, trấn kinh an thần, cố tinh sáp niệu, sáp trường chỉ tả. Trị mất ngủ, hồi hộp, thần trí không yên, đổ mồ hôi trộm, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày. Dùng ngoài làm vết thương mau chóng lên da, khép miệng. Ngày dùng liều từ 12 – 20 g, dùng ngoài tùy theo bệnh. Dùng để trấn tâm an thần thì dùng sống, dùng để thu liễm cố sáp thì phải nung.

Cách dùng – Liều dùng

Do Long cốt có thể chất cứng rắn nên vị thuốc này thường được chế biến bằng phương pháp nung. Việc này làm cho vị thuốc trở nên giòn xốp, từ đó dễ dàng cho việc nghiền, tán bột. Long cốt được nung trực tiếp bằng cách đặt tiếp xúc trực tiếp trong lò (nhiệt độ nung từ 800 °C - 1000 °C ), nung cho đỏ đều, sau đó lấy ra và để nguội.

Liều thường sử dụng của Long cốt là từ 12 - 20 g, dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng làm thuốc rắc ngoài da.

Một số bài thuốc có vị Long cốt

- Bài thuốc trị chứng tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 12 g Long cốt, Sơn thù, Mẫu lệ.

  • Thực hiện: sắc thuốc uống, dùng trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 12 g Long cốt, Mẫu lệ, Sinh hoàng kỳ; 40 g bột gạo tẻ.

  • Thực hiện: nung Mẫu lệ và Long cốt. Cho tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột, bọc trong túi vải thưa, gói lại và bôi lên da.

- Bài thuốc trấn tâm, an thần:

Bài thuốc 1 (thang thuốc Sài hồ gia long cốt mẫu lệ):

  • Chuẩn bị: 12 g Sài hồ, 16 g Mẫu lệ, 12 g Sinh khương, 3 quả Đại táo, 8 g Quế chi, 8 g Đại hoàng, 8 Phục linh, 12 g Đảng sâm, 16 g Long cốt.

  • Thực hiện: sắc uống tất cả các nguyên liệu trên. Bài thuốc có công dụng trị mất ngủ, mộng mị, đau người, kinh sợ…

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 15 g Long xỉ, 15 g Đảng sâm, 15 g Viễn chí, 15 g Quy thân, 10 g Mạch môn, 10 g Quế tâm, 10 g Chích thảo, 30 g Diên hồ sách.

  • Thực hiện: đem nghiền tất cả các nguyên liệu trên thành bột. Mỗi lần dùng 12  – 15 g. Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết ứ khí, bổ tâm, an thần, trị tâm hư ứ huyết, run rẩy không yên,…

- Bài thuốc cố thận sáp tinh:

Bài thuốc 1 (Thang long cốt)

  • Chuẩn bị: 12 g Long cốt, 12 g Mẫu lệ, 12 g Phục linh, 12 g Đảng sâm, 16 g Thục địa, 4 g Quan quế. 4 g Cam thảo.

  • Thực hiện: sắc uống. Bài thuốc có công dụng trị di hoạt tinh do suy nhược, cố thận sáp tinh.

Bài thuốc 2 (Kim tỏa cố tinh)

  • Chuẩn bị: 40 g Khiếm thực, 40 g Long cốt, 40 g Sa uyển tật lê, 40 g Liên tử, 40 g Liên tu, 40 g Mẫu lệ.

  • Thực hiện: tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột, làm viên hoàn. Dùng 2 lần mỗi ngày với liều 15 gam 1 lần. Bài thuốc giúp chữa di tinh, khí kém, tảo tiết,…

Bài thuốc 3: (Tang phiêu tiêu tán)

  • Chuẩn bị:  30 g Tang phiêu tiêu, 30 g Long cốt, 30 g Quy bản, 30 g Phục thần, 30 g Viễn chí, 30 g Nhân sâm, 30 g Đương quy.

  • Thực hiện: đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn, Dùng thuốc 2 lần mỗi ngày với liều 15 gam 1 lần. Bài thuốc có công dụng cố tinh, bổ thận, trị di tinh, tiểu lặt vặt, tinh thần hoảng hốt, hay quên,..

- Bài thuốc trị săn ruột, cầm tiêu chảy:

  • Chuẩn bị: 12 g Long cốt, 12 g Kha tử, 12 g Thực tử, 12 g Xích thạch chi; 6 g Anh túc xác.

  • Thực hiện: nghiền tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn, trộn đều, uống với nước cơm hoặc sắc uống. Bài thuốc giúp trị chứng đại tiện lỏng kéo dài và bệnh trĩ.

- Bài thuốc lên da non, chữa mụn nhọt:

Bài thuốc 1 (Thuốc bột Long cốt):

  • Chuẩn bị: Khô phàn và Long cốt với lượng bằng nhau.

  • Thực hiện: đem tán các nguyên liệu thành bột mịn, mỗi lần dùng một ít rắc vào chỗ đau. Trị mụn nhọt lâu ngày không kín miệng.

Bài thuốc 2 (Thuốc bột cầm máu):

  • Chuẩn bị: 30 g Ô tặc cốt, 30 g Long cốt.

  • Thực hiện: tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, rắc lên vết thương hoặc loét ngoài da bị chảy máu.

Lưu ý khi sử dụng

Không dùng vị thuốc cho những đối tượng sau đây:

- Người thấp nhiệt tích trệ, thấp nhiệt thực tà không nên sử dụng (theo Trung dược học).

- Long cốt kỵ cá (theo Dược tính luận).

 

Có thể bạn quan tâm?
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không là một trong những dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, được sử dụng từ rất lâu đời để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và cảm mạo. Với các nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và công dụng của Trầu không, từ đó tạo ra những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầu không và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe.
administrator
MUỒNG TRÂU

MUỒNG TRÂU

Tên khoa học: Senna alata L Họ: Đậu (Fabaceae) Tên gọi khác: Muồng lác, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
CHI TỬ

CHI TỬ

Chi tử là quả phơi hay sấy khô của cây dành dành. Loại thảo này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hạ nhiệt, minh mục, trừ khát, thường được dùng để chữa cảm sốt, sưng tấy, đau do chấn thương / bong gân, nôn ra máu, ho. dùng chữa tỳ vị hư hàn, sốt cao hoặc tiêu chảy mà không sốt nhẹ.
administrator
NHŨ HƯƠNG

NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…
administrator
CỐT TOÁI BỔ

CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tổ diều, hầu khương, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái. Cốt toái bổ là vị thuốc quý trong Đông y, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Kèm theo đó cốt toái bổ còn có thể dùng để làm mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NA RỪNG

NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…
administrator