TANG DIỆP

Vị thuốc Tang diệp thực chất là lá của cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.

daydreaming distracted girl in class

TANG DIỆP

Giới thiệu về dược liệu Tang diệp

- Vị thuốc Tang diệp thực chất là lá của cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn. Ngoài ra, Dâu tằm còn là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh khi toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Lá của cây Dâu tằm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để chữa trị nhiều chứng bệnh rất hiệu quả. Tác dụng điều trị nổi trội nhất của Tang diệp chính là hỗ trợ làm ổn định đường huyết ở người bị Đái tháo đường. 

- Tên khoa học: Morus alba L. hoặc Morus acidosa

- Họ khoa học: Moraceae (họ Dâu).

- Tên gọi khác: Tằm tang, cây Mạy môn,…

Tổng quan về dược liệu Tang diệp

Nguồn gốc của cây Dâu tằm được cho rằng xuất hiện đầu tiên ở đất nước Trung Hoa. Hiện nay, dược liệu này được trồng phổ biến nhiều ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Cây được người dân trồng phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại. Lá của cây có thể sử dụng để nuôi tằm dệt lụa hoặc làm thức ăn cho gia súc. Quả của cây là một bộ phận có giá trị kinh tế cao khi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm. 

Đái tháo đường là một bệnh lý phổ biến với tỉ lệ mắc ngày càng gia tăng, xu hướng các dược liệu hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường đang ngày càng được quan tâm. Vì vậy lá cây Dâu tằm không phải ngoại lệ cũng được giới khoa học quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm, thậm chí cả nghiên cứu lâm sàng được tiến hành để khẳng định tác dụng của lá cây đối với bệnh lý này.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tang diệp

- Đặc điểm thực vật:

  • Dâu tằm là một loại cây thân gỗ có thể có chiều cao lên đến 15 m. Tuy nhiên do thường xuyên được thu hoạch nên chiều cao của cây thực tế chỉ tầm 2 – 3 m. 

  • Tang diệp là phần lá được thu hoạch từ cây Dâu tằm. Khi quan sát từ bên ngoài, lá của cây có hình bầu dục, các lá mọc so le với nhau. Mép lá có răng cưa, nhọn về phần đầu của lá. Trên bề mặt có có nhiều lông tơ mịn. Khi sờ hơi nhám, ở mỗi lá cây đều có lá kèm. Mặt trên của lá có màu đậm và mặt dưới có màu nhạt. Chiều dài trung bình của lá cây Dâu tằm từ 5 – 7,5 cm.

- Phân bố dược liệu: ngày nay, dược liệu này được trồng phổ biến nhiều ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Cây được người dân trồng phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: lá của cây Dâu tằm.

- Thu hái: có thể thu hái lá của cây Dâu tằm quanh năm, tuy nhiên để hàm lượng hoạt chất cao nhất người ta thường chọn thời điểm thu hái vào mùa thu. Chọn những lá vừa đạt độ chín, không chọn những lá quá già hay quá non. Lá thu hái phải còn nguyên hình vẹn, không héo úa, không bị sâu ăn hay bị vụn nát. 

- Chế biến: lá thu hái về cần phải rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và đất cát, sau đó phơi dưới bóng râm hoặc sấy nhẹ nhàng cho đến khô để bảo toàn hoạt chất và sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

- Các bài báo khoa học báo cáo tìm thấy trong lá của cây Dâu tằm các hoạt chất có cấu trúc thuộc nhóm flavonoid, điển hình như quercetin-3-(6-malonylglucoside), rutin, isoquercetin là các flavonoid glycosid.

- Ngoài ra, trong dịch chiết ethanol từ lá cây dâu Tằm tìm thấy các hoạt chất có cấu trúc khung 2-arylbenzofuran (moracin V,Y,N,P). Một số hoạt chất khác cũng được phân lập từ lá cây Dâu tằm như: isoquercitrin, astragalin, scopolin, skimmin, roseoside II và benzyl D-glucopyranosid. Flavonoid dường như là thành phần chiếm hàm lượng cao nhất được tìm thấy trong lá cây Dâu tằm.

Tác dụng – công dụng theo Y học hiện đại của Tang diệp

Dược liệu Tang diệp có các tác dụng dược lý sau:

- Chống oxy hóa: được chứng minh thông qua cơ chế kháng các gốc tự do và hoạt tính được báo cáo là mạnh hơn cả tác động của vitamin C – một chất chống oxy hóa điển hình. Hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất được báo cáo nằm ở các lá đang trưởng thành. Flavonoid và các hợp chất phenol là nhân tố chính cho tác dụng nói trên.

- Làm trắng da: dịch chiết từ lá của cây Dâu tằm cho tác dụng làm trắng da. Cơ chế được chứng minh thông qua việc ức chế enzym tyrosinase và tác dụng này thậm chí mạnh hơn cả acid kojic. Ngoài ra, Tang diệp còn có tác dụng ức chế sự hình thành các sắc tố melanin ở tế bào melan-A. Oxyresveratrol là hoạt chất cho tác dụng chính nói trên với hoạt tính mạnh gấp 32 lần acid kojic. Ngoài ra các hoạt chất cấu trúc flavonoid cũng góp phần vào tác dụng của Tang diệp.

- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường: tác dụng nổi bật của lá cây Dâu tằm khi có nhiều nghiên cứu in vitro lẫn in vivo và các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện. Với tác dụng làm giảm đường huyết đói và đường huyết sau ăn. Cơ chế được cho rằng thông qua hoạt tính ức chế enzym phân hủy tinh bột ở đường tiêu hóa. Ngoài ra dịch chiết từ lá cây Dâu tằm còn cho tác dụng tăng nồng độ và tác dụng của insulin.

- Chống xơ vữa tim mạch: thử nghiệm in vivo trên động vật thí nghiệm cho thấy khi sử dụng dịch chiết từ lá cây Dâu tằm cho tác dụng làm giảm các mảng xơ vữa ở động mạch với tỉ lệ khoảng 40%. Ngoài ra do tác dụng chống oxy hóa mạnh nên hạn chế được sự phá hoại của các gốc tự do, từ đó phòng ngừa được tình trạng xơ vữa mạch máu.

Vị thuốc Tang diệp trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt hơi đắng, tính hàn.

- Quy kinh: vào Phế và Can.

- Công năng: tán phong nhiệt, mát huyết, sáng mắt, sơ biểu giải nhiệt, hạ sốt, giải cảm, hóa đờm, chỉ khái, bổ Can Thận,…

- Chủ trị:

  • Dùng để giải cảm, hạ sốt, chỉ khái, trừ đàm.

  • Chữa trị các trường hợp ngoại cảm, đau mắt, nhức đầu. 

  • Ngoài ra còn được sử dụng để bổ Can Thận và bổ mắt.

Cách dùng – Liều dùng của Tang diệp

- Cách dùng: có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác và thường chủ yếu sử dụng dưới dạng thuốc sắc

- Liều dùng: liều sử dụng của Tang diệp là 6 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có Tang diệp

- Bài thuốc chữa các triệu chứng sốt nóng, ho và viêm đường hô hấp trên, hô hấp dưới:

  • Chuẩn bị: 12 g Tang diệp, 12 g Cúc hoa, 12 g Hạnh nhân, 16 g Liên kiều, 8 g khổ Cát Cánh, 4 g Cam thảo, 4 g Bạc hà và 6 g Vĩ căn.

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc thuốc uống và dùng 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc trị ho khan, ho không đờm, đau đầu và nóng sốt:

  • Chuẩn bị: 6 g Tang diệp, 9 g Hạnh nhân, 6 g Bối mẫu, 3 g Đậu xị, 6 g Chi tử bì và Lê bì cùng Sa sâm 6 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc uống.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:

  • Chuẩn bị: Tang diệp, Tang chi và Sung úy 20 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc đem đi sắc với 1 L nước đến khi cô lại còn 600 mL thì để ấm rồi đem ngâm chân từ 30 – 40 phút trước khi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng Tang diệp

- Tang diệp có tính hàn nên những người đang bị dương hư, hàn nhập hạn chế sử dụng.

- Những người quá mẫn với dược liệu cần thận trọng khi sử dụng.

- Các bài thuốc dân gian có Tang diệp còn có sự phối hợp với các dược liệu khác, vì vậy cần tránh tự ý sử dụng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
DẦU BƠ

DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU HẠNH NHÂN

DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.
administrator
BẠCH MAO CĂN

BẠCH MAO CĂN

Bạch mao căn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rễ cỏ tranh, mao căn, mao thảo căn, vạn căn thảo. Bạch mao căn hay còn gọi là rễ cỏ tranh, là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cỏ tranh. Cỏ tranh mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Bạch mao căn được dùng để chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp và hen suyễn.
administrator
SINH KHƯƠNG

SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
SƯƠNG SÂM

SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
administrator
DẦU ĐẬU NÀNH

DẦU ĐẬU NÀNH

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi,…
administrator